📞

Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Vinh Hà 11:10 | 11/11/2024
Sở dĩ Phú Quốc mang danh "thiên đường hồ tiêu" bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu được ví như "vàng đen" của huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang...
Có lịch sử hàng trăm năm, trồng tiêunghề truyền thống lâu đời ở Kiên Giang, chủ yếu ở đảo Phú Quốc và khu vực núi Tô Châu, thành phố Hà Tiên. (Ảnh: Vinh Hà)
Cây tiêu được trồng ở khắp nơi trên huyện đảo Phú Quốc với diện tích lên tới 470ha, sản lượng khoảng 1.250 tấn/ năm. (Ảnh: Vinh Hà)
Tiêu trồng bằng dây, phải mất 1 năm, dây tiêu mới lên đến đỉnh cọc tiêu và đến năm thứ 2 thì mới có thể thu hoạch. Tháng Chạp, tháng Giêng Âm lịch hàng năm là thời điểm bắt đầu thu hoạch. (Ảnh: Vinh Hà)
Điều đặc biệt nhất là tiêu trồng ở đảo ngọc có hạt chắc mẩy, vỏ mỏng, vị cay nồng dễ chịu không nơi nào sánh bằng. (Ảnh: Vinh Hà)
Phú Quốc có 3 loại tiêu chính: tiêu đỏ chín trên cây, được hái thủ công bằng tay; tiêu đen là hạt tiêu còn xanh được hái hàng loạt rồi phơi khô; và tiêu sọ là loại có giá cao nhất, sau khi bóc vỏ chỉ còn lại lõi hạt. (Ảnh: Motogo)
Tiêu Phú Quốc được Nhà nước công nhận là thương hiệu quốc gia, là đại diện xuất khẩu đến các nước trên thế giới, góp phần giới thiệu bản sắc văn hóa ẩm thực Việt đến bạn bè quốc tế. (Ảnh: Vinh Hà)
Không chỉ trồng tiêu bán hạt, nhiều nông dân ở huyện Phú Quốc phát triển vùng trồng tiêu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP theo hướng dịch vụ du lịch, giúp du khách có điều kiện tìm hiểu, trải nghiệm cách trồng hồ tiêu trên huyện đảo. (Ảnh: Vinh Hà)

Sẽ là một thiếu sót trong hành trình khám phá Phú Quốc nếu chưa check-in ở vườn tiêu, nơi du khách đắm mình trong không gian xanh mướt, tràn đầy sức sống của những hàng tiêu. (Ảnh: Vinh Hà)

Không chỉ chụp ảnh, du khách còn có thể tìm hiểu về các loại tiêu, quá trình thu hoạch và sản xuất tiêu, một thương hiệu của huyện đảo ở Cực Nam của đất nước. (Ảnh: Vinh Hà)