Chi phí quân sự: Nghịch lý thời hậu Covid-19

HOÀNG SƠN
Đúng vào lúc thế giới đang cần thêm những nguồn lực nhằm vực dậy nền kinh tế sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, thì chi phí trong lĩnh vực quân sự lại có xu hướng tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đức dự kiến dành khoản ngân sách quốc phòng năm 2022 cao kỷ lục. (Ảnh: DPA)
Đức dự kiến dành khoản ngân sách quốc phòng năm 2022 cao kỷ lục. (Ảnh: DPA)

Số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Sipri) cho thấy lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu được dự báo sẽ tăng .

Dù tổng số đầu đạn hạt nhân trên thế giới hiện tại là 12.705 đơn vị, giảm nhẹ so với con số 13.080 cách đó một năm, nhưng cả 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đều có kế hoạch gia tăng số lượng đầu đạn trong kho vũ khí của mình. Đây là điều đi ngược lại lời kêu gọi phi hạt nhân hóa trên toàn cầu.

Một con số thống kê khác cũng khiến nhiều người giật mình: Năm 2021, ngân sách quốc phòng của thế giới đã tăng lên mức kỷ lục 2 nghìn tỷ USD, đánh dấu năm thứ 7 tăng liên tiếp.

Mỹ vẫn là nước mạnh tay nhất trong chi tiêu quốc phòng, với khoảng 700 tỷ USD, tiếp đó là Trung Quốc với 230 tỷ USD, Ấn Độ hơn 75 tỷ USD và Anh ở vị trí thứ 4 với gần 70 tỷ USD.

Đặc biệt, chi tiêu quốc phòng của nhiều nước châu Âu có xu hướng tăng nhanh. Đức chẳng những tăng ngân sách quốc phòng lên 50 tỷ Euro, mà còn lập quỹ đặc biệt 100 tỷ Euro để hiện đại hóa quân đội.

Trong khi sẵn sàng vung tay chi tiêu cho quốc phòng, người ta lại bỏ qua thảm cảnh mà thế giới đang phải đối mặt. Theo thống kê, đến đầu năm 2021, đã có gần 200 triệu người tại 53 nước lâm vào cảnh mất an ninh lương thực.

Còn theo Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, từ đầu năm đến nay, khoảng 276 triệu người trên thế giới đã phải đối mặt với nạn đói. Do chuỗi cung ứng lương thực bị gián đoạn bởi xung đột Nga-Ukraine, nguy cơ sẽ có thêm 47 triệu người rơi vào cảnh thiếu ăn.

Nếu nghịch lý trên không được ngăn chặn, thảm cảnh chắc sẽ không chỉ dừng ở nạn đói.

Thủ tướng Kishida Fumio: 'Nhật Bản đang trong thời khắc lịch sử trong thời kỳ hậu Thế chiến II'

Thủ tướng Kishida Fumio: 'Nhật Bản đang trong thời khắc lịch sử trong thời kỳ hậu Thế chiến II'

Trong cương lĩnh tranh cử Thượng viện, LDP khẳng định sẽ tăng cường mạnh mẽ năng lực quốc phòng của Nhật Bản, đồng thời đề ...

Chi phí hàng không tăng vọt, Hội đồng doanh nghiệp Đông Phi kêu gọi thắt chặt hầu bao

Chi phí hàng không tăng vọt, Hội đồng doanh nghiệp Đông Phi kêu gọi thắt chặt hầu bao

Ngày 19/4, Hội đồng doanh nghiệp Đông Phi (EABC), một cơ quan chủ chốt của các hiệp hội khu vực tư nhân, đã bày tỏ ...

Đọc thêm

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024: Cơ hội hợp tác, giao thương cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống

Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 lần thứ 28 sẽ diễn ra tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) từ 8-10/8.
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động