Việt Nam có hơn 1.000 người siêu giàu sở hữu tài sản trên 30 triệu USD. (Nguồn: Thanh Niên) |
Để được xếp vào nhóm người siêu giàu, cá nhân phải sở hữu khối tài sản từ 30 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng) trở lên, bao gồm cả bất động sản mà họ đang cư trú.
Việt Nam có 583 người siêu giàu trong năm 2017. Con số này đã đạt tới 1.059 người vào cuối năm 2022, tăng 82% chỉ sau 5 năm.
Knight Frank dự báo, đến năm 2027, số người siêu giàu sẽ gần chạm mốc 1.300, tăng thêm 22% so với hiện tại và tương đương mức tăng 122% trong vòng 10 năm.
Không chỉ vậy, tại Việt Nam, số người giàu, những cá nhân có tài sản từ 1 triệu USD trở lên, cũng tăng 70% trong 5 năm qua, từ 40.971 người vào 2017 lên gần 70.000 người vào năm ngoái.
Báo cáo cho rằng, Việt Nam sẽ có hơn 112.200 người giàu vào 2027, tương đương mức tăng trưởng 173% trong 10 năm.
Sự thay đổi trong nhóm dân số giàu và siêu giàu tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng thịnh vượng trên toàn châu Á. Theo đó, Singapore, Malaysia và Indonesia dẫn đầu các thị trường có dân số siêu giàu tăng trưởng nhanh nhất, khoảng 7-9%.
Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tính đến năm 2022, lượng dân số siêu giàu đã tăng tới gần 51% trong vòng 5 năm qua. Mặc dù, có dự đoán rằng mức tăng trưởng này sẽ giảm còn 40% trong 5 năm tới, nhưng đây vẫn là khu vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lượng người giàu.
Xét về góc độ toàn cầu, bà Victoria Garrett, Giám đốc Dịch vụ Bất động sản nhà ở khu vực APAC tại Knight Frank cho hay, lượng dân số siêu giàu đã giảm trong năm ngoái. Tuy nhiên, số lượng người giàu vẫn tăng thêm 2,9%, đạt gần 70 triệu người trên toàn thế giới.
Bà Christine Li, Giám đốc Dịch vụ Nghiên cứu khu vực APAC tại Knight Frank cho rằng: "Nhìn về lâu dài, khu vực này vẫn còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển thịnh vượng, dẫn đầu về lượng dân số siêu giàu và cơ hội phát triển kinh tế".
| Không chỉ hot trong nước, măng cụt xanh Việt Nam đi máy bay sang Mỹ, giá gần 3 triệu đồng/kg Thời gian gần đây, với sức hút của món gỏi gà măng cụt xanh, không chỉ gây sốt trong nước, măng cụt xanh còn trở ... |
| Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tạo đột phá Chuyến thăm Việt Nam của Tổng giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala cho thấy quan tâm cao của WTO đối với sự phát triển của Việt Nam ... |
| Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ... |
| 4 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức Chính phủ cần nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên ... |
| Hưởng lợi lớn từ ưu đãi thuế quan của FTA, hàng Việt 'bay' tới nhiều nước "Bản đồ" FTA phong phú không chỉ tạo nên khu vực thị trường xuất khẩu rộng lớn, được tạo thuận lợi về thương mại mà ... |