Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Nga: Mỹ, EU như 'vô hình'; châu Á-Thái Bình Dương trở thành điểm nhấn

Phương Hà
Trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Nga, quan hệ hợp tác của Nga với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn biến mất, thay vào đó, đề cập nhiều đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến lược An ninh mới của Nga: Mỹ, EU như 'vô hình'; châu Á-Thái Bình Dương trở thành điểm nhấn
Trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Nga, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được đề cập nhiều hơn thay vì quan hệ với Nga và EU. (Nguồn: The Interpreter)

Ưu tiên quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ

Trên cơ sở phân tích các mối đe dọa an ninh bên ngoài và bên trong, đồng thời liệt kê các lợi ích quốc gia và các ưu tiên chiến lược trong chính sách đối nội và đối ngoại, Nga đã soạn thảo và thông qua Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) mới, tương tự như Chiến lược An ninh của Mỹ. Đây là lần đầu tiên, kể từ năm 2015, Tổng thống Vladimir Putin có những điều chỉnh trong Chiến lược an ninh Quốc gia.

Phạm vi các thách thức đối với sự ổn định của Nga được đề cập trong NSS 2021 rất rộng, từ an ninh truyền thống đến an ninh sinh học.

Điểm đáng chú ý là các điều khoản chi tiết về quan hệ hợp tác của Nga với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hoàn toàn biến mất trong NSS 2021, thay vào đó, đề cập nhiều đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong chiến lược mới, quan hệ đối tác với Bắc Kinh và New Delhi được xác định là cần thiết để Moscow tạo ra các cơ chế đáng tin cậy ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm đảm bảo ổn định và an ninh khu vực. Nga đánh giá mối quan hệ với hai cường quốc lớn ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ dựa trên lập trường thực dụng hơn và được coi là một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của Nga.

Tam giác RIC (Nga-Ấn-Trung) được nhìn nhận qua lăng kính khu vực chứ không phải toàn cầu. Cách tiếp cận có sắc thái và chọn lọc hơn của Nga đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nói chung đã được ông Putin thể hiện từ lâu, tại Hội nghị thường niên lần thứ 16 của Câu lạc bộ quốc tế Valdai năm 2019.

Nếu so với các phiên bản trước đây thì Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Nga dường như có một sự thay đổi mang tính đột phá. Việc cân bằng quan hệ với Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng đối với giới tinh hoa chính trị Nga.

Điểm nổi bật trong chiến lược mới là nỗ lực tránh phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh, và điều đó sẽ quyết định cách thức quan hệ với Trung Quốc. Dù vẫn mô tả quan hệ Trung-Nga là "đối tác chiến lược", song hợp tác với Trung Quốc không còn được coi là “yếu tố then chốt trong việc duy trì sự ổn định toàn cầu và khu vực”.

Moscow sẽ cân bằng mối quan hệ Trung-Nga với việc phát triển mối quan hệ với các trung tâm quyền lực khác ngoài phương Tây. Bất chấp mối quan hệ hiện tại ngày càng khó khăn với phương Tây, Nga cũng sẽ cố gắng không can dự vào cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ, nguồn gốc chính gây chia rẽ trên cục diện toàn cầu.

Chiến lược An ninh Quốc gia của Nga thiếu dự báo chi tiết về diễn biến an ninh ở châu Á, nhưng xác định các điểm nóng căng thẳng chính trong khu vực có thể ảnh hưởng đến an ninh toàn cầu. Lần đầu tiên (ngoài Bán đảo Triều Tiên), Afghanistan xuất hiện trong danh sách điểm nóng ở châu Á, điều này nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Nga về tình hình Afghanistan sau khi Mỹ rút quân.

Tin liên quan
Trung Quốc Trung Quốc 'rủ' Nga phản đối chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chống lại 'virus chính trị'

Đề cao ổn định dựa trên luật lệ

Theo lăng kính của Moscow, thế giới đang trong giai đoạn chuyển đổi, xuất hiện các trung tâm phát triển chính trị và kinh tế mới của thế giới, kéo theo đó là sự thay đổi cấu trúc, hình thành các quy tắc và nguyên tắc mới của trật tự thế giới.

Nga cũng nhận định rằng, các quốc gia không thân thiện lợi dụng các vấn đề kinh tế-xã hội ở Nga để phá hủy sự đoàn kết nội bộ, kích động và cực đoan hóa phong trào biểu tình, ủng hộ các thế lực thù địch và chia rẽ xã hội, tạo sự bất ổn lâu dài bên trong. Bên cạnh đó, sự bất ổn, chủ nghĩa cực đoan ngày càng tăng.

Một số nước sử dụng các công cụ cạnh tranh không lành mạnh, các biện pháp bảo hộ và các biện pháp trừng phạt, cả trong lĩnh vực tài chính và thương mại. Các lực lượng NATO đang ngày càng tiến gần biên giới của Nga, đe dọa an ninh quốc gia Nga.

Liên quan đến hợp tác quốc tế, Nga nhấn mạnh về sự ổn định của hệ thống quan hệ quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế, các nguyên tắc an ninh phổ quát, bình đẳng và không thể chia cắt, đề cao hợp tác đa phương với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc.

Nga cũng cam kết sử dụng các biện pháp chính trị để giải quyết xung đột, áp dụng “các biện pháp đối xứng và bất đối xứng” đáp trả những động thái không thân thiện.

Ở trong nước, nếu như trước đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế được coi là một phần thiết lập nên nền tảng cho an ninh quốc gia của Nga thì giờ đây, NSS 2021 miêu tả vấn đề tăng trưởng kinh tế là mục tiêu mà Nga cần đạt được.

Một điểm đáng chú ý về vấn đề an ninh kinh tế quốc gia là NSS 2021 đề xuất việc giảm thiểu sử dụng đồng USD trong các giao dịch quốc tế, giải thích rằng điều này sẽ thúc đẩy và tăng cường an ninh kinh tế của Nga.

Tổng thống Joe Biden và bài toán ưu tiên: Kiềm chế Trung Quốc hay tái thiết nước Mỹ?

Tổng thống Joe Biden và bài toán ưu tiên: Kiềm chế Trung Quốc hay tái thiết nước Mỹ?

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đã cho thấy rõ một chiến lược tham vọng khi vừa muốn "chữa lành" những vết ...

Thủ tướng New Zealand với chiến thuật xây dựng đồng thuận tại APEC

Thủ tướng New Zealand với chiến thuật xây dựng đồng thuận tại APEC

Cuộc họp không chính thức của các Nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày 16/7 đã góp ...

(theo The Diplomat)

Đọc thêm

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Khám phá các dự án của Meriton và Coronation tại Australia dành cho người Việt

Con bạn theo đuổi ước mơ du học, bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường bất động sản tại Australia.
Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Nhà sáng lập Telegram tiết lộ bị đặc vụ Mỹ quấy rối lấy dữ kiệu người dùng

Người đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov nói về kinh doanh, triết lý sống và ý đồ của đặc vụ Mỹ.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng ...
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành ...
Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines tăng hơn 2.000 chuyến phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm hè 2024

Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá từ 1.724.000 đồng/chặng-1.929.000 đồng/chặng trong khung giờ muộn một số chặng bay nội địa.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Phiên bản di động