Chiến lược không gian vũ trụ của NATO: Tính xa để nhìn gần

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Tổ chức NATO sắp thông qua chiến lược cho không gian vũ trụ. Hệ lụy không thể tránh khỏi là kích hoạt cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Nhưng NATO dùng chiến lược này không phải vì tương lai mà vì hiện tại là trước hết. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan Xung đột Nga - NATO: Khó xảy ra nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro
chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan Đối phó với các mối đe dọa, NATO sắp được toàn quyền sử dụng khí tài tối tân
chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan

NATO hiện đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để thông qua chiến lược đầu tiên cho không gian vũ trụ. Không còn chỉ quanh quẩn ở châu Âu, cùng lắm thì cũng chỉ vươn ra tới Afghanistan hay Iraq mà giờ liên minh quân sự này đã nhìn ra rất xa, không chỉ chỉnh sửa những chiến lược đã có mà còn hoạch định chiến lược cho phạm vi và lĩnh vực hoạt động mới.

Mục đích là dài hạn

Theo đúng tinh thần và ý nghĩa của câu ngạn ngữ "Mục đích thần thánh hoá công cụ", NATO luôn có ngay biện minh cho ý đồ nhòm ngó đến không gian vũ trụ. Ở trên đó hiện có khoảng 2000 vệ tinh các loại của các nước trên thế giới, có khoảng nửa triệu mảnh vỡ mà từ 20000 đến 30000 trong số ấy có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh kia. Những vệ tinh này cần thiết không còn có thể thiếu được nữa đối với cuộc sống của con người trên trái đất, an nguy và thịnh vượng của các quốc gia, tức là động chạm trực tiếp đến tương lai của con người và thế giới, cần phải được bảo vệ. Ở trên đó hiện vẫn là nơi vô chủ và chưa có trật tự dựa trên nền tảng pháp lý quốc tế nào. NATO cho rằng cần phải "cảnh giác" trong không gian vũ trụ bởi các vệ tinh kia có thể bị phá huỷ, bị hack hoặc bị sử dụng làm vũ khí tấn công. Vì thế, NATO đề ra chiến lược riêng cho không gian vũ trụ.

Theo chiến lược này thì trước mắt NATO mới chỉ đề cập vấn đề, tạo diễn đàn cho các thành viên của liên minh thảo luận và trao đổi thông tin, thống nhất quan điểm để có thể nhanh chóng phối hợp hành động mỗi khi xảy ra chuyện gì đấy trong không gian vũ trụ. Tiếp đến, NATO sẽ tính đến việc coi không gian vũ trụ là "phạm vi hoạt động" của NATO như trên bộ, trên biển, trên không và trong thế giới mạng. Sau đấy là chuyện đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong không gian vũ trụ. Đương nhiên là NATO không đề cập gì đến việc triển khai vũ khí tấn công cũng như phòng thủ trong không gian vũ trụ, nhưng việc đó khi ấy đâu còn khó khăn phức tạp gì nữa đối với NATO, nếu như không muốn nói đấy mới chính là thực chất mục tiêu chính cuối cùng của NATO với chiến lược này, như đặt dấu chấm trên chữ cái i.

NATO nhìn xa và nhìn lên không gian vũ trụ như thế đúng là vì có nhu cầu bảo vệ những vệ tinh trên quỹ đạo xung quanh trái đất. Mối đe doạ đối với chúng đến từ các mảnh vụn được gọi là rác trong vũ trụ chỉ là một phương diện. Một phương diện khác là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã thể hiện khả năng từ mặt đất phá huỷ vệ tinh. Mỹ đã từ lâu đeo đẳng ý đồ quân sự hoá vũ trụ với "Sáng kiến phòng thủ chiến lược" (SDI) trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước và mới đây tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định thành lập lực lượng quân đội riêng của Mỹ cho và trong không gian vũ trụ. Mỹ đã như thế thì việc NATO theo Mỹ chỉ là chuyện thời gian. Nói theo cách khác, không gian vũ trụ sớm muộn rồi cũng sẽ trở thành nơi cọ sát và đối kháng lợi ích giữa các nước có khả năng chinh phục vũ trụ.

chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan

Tổ chức NATO tròn 70 tuổi: Bóng của quá khứ trong sinh nhật buồn

NATO vốn là sản phẩm của chiến tranh lạnh. Thời ấy nay đã thành quá khứ nhưng NATO vẫn muốn tiếp tục tồn tại, có ...

Nhu cầu lại là trước mắt

NATO tính xa nhưng trong thực chất lại vì nhu cầu hiện tại và điều này thể hiện trên những phương diện sau.

Thứ nhất, chiến lược này là sự khởi đầu của việc NATO mở rộng phạm vi và môi trường hoạt động. Nó giúp NATO có thêm lý do và mục đích để tiếp tục tồn tại trong hoàn cảnh bị Mỹ coi thường, thậm chí cả bất chấp, và nội bộ phân rẽ sâu sắc. Nó giúp NATO được cảm nhận là thức thời và hợp thời, được công nhận có tầm nhìn chiến lược cao xa mà vẫn không bị mất tính thực tiễn.

Thứ hai, với chiến lược này, NATO lôi kéo Mỹ gắn kết hơn chứ không lỏng lẻo thêm với NATO, vừa tranh thủ Mỹ giữ cam kết với NATO lại vừa tận dụng ý đồ chiến lược của Mỹ liên quan đến không gian vũ trụ. Không có sự đồng tình và tham gia của Mỹ thì chiến lược này của NATO sẽ bị phá sản ngay từ giai đoạn trứng nước.

Thứ ba, chiến lược này có thể giúp các thành viên NATO vô hiệu hoá được những cản trở trong nội bộ đối với việc tăng ngân sách quân sự và quốc phòng, giúp NATO dễ dàng biện minh cho mọi hình thức và mức độ tăng cường vũ trang công khai cũng như bí mật.

Thứ tư, chiến lược này giúp NATO dần tạo dựng được con chủ bài và vũ khí đối phó với Nga và Trung Quốc về chính trị trên trái đất và về quân sự trong không gian vũ trụ. Trung Quốc và Nga cũng là hai địch thủ chính của NATO trong không gian vũ trụ, ít nhất thì cũng trong tương lai gần.

Chinh phục, quân sự hoá hay chiến tranh trong không gian vũ trụ là chuyện rất tốn kém về tiền của và thời gian. NATO dùng chiến lược này không phải vì tương lai mà vì hiện tại là trước hết. Hệ lụy tai hại không thể tránh khỏi của nó trong tương lai là kích hoạt và thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ và việc quân sự hoá không gian vũ trụ.

Dịch Dung

chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan Hai “gã khổng lồ” tên lửa Mỹ bắt tay xây dựng 'đế chế quốc phòng' lớn nhất thế giới

TGVN. Ngày 10/6, hai nhà sản xuất tên lửa hàng đầu Mỹ là Raytheon và United Technologies sẽ hợp tác xây dựng công ty quốc ...

chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan Mỹ công bố kế hoạch trở lại Mặt Trăng đầy tham vọng

Lần đầu tiên kể từ những năm 1970 của thế kỷ trước, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa các thiết bị ...

chien luoc khong gian vu tru cua nato tinh xa de nhin gan Nhật Bản, Mỹ tăng cường hợp tác an ninh mạng và không gian vũ trụ

Nhật Bản và Mỹ vừa nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và không gian vũ trụ.

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ 6. SXMN 26/4. xổ số ...
Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Brentford tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 27/4.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2023. kết quả xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số hôm nay 26/4. SXMN 26/4. XSMN ...
SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động