Đến nay, quan hệ Mỹ-Trung vẫn là cặp quan hệ có ảnh hưởng lớn trong bàn cờ chính trị quốc tế. (Nguồn: Japan Times) |
Chiến lược "ngoại giao đi dây" có còn phù hợp?
"Ngoại giao đi dây" của chính phủ Hàn Quốc trên hai khía cạnh riêng biệt an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế đang làm dấy lên những băn khoăn về tính hiệu quả của chính sách này.
Thách thức trên được đưa ra sau khi xứ sở kim chi nhận được một số hệ quả tiêu cực gần đây, vốn được cho là đến từ chiến lược "ngoại giao đi dây" giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thời gian qua, chính phủ Hàn Quốc đã duy trì chính sách “hành động cân bằng” giữa hai siêu cường, trong đó duy trì lập trường cân bằng với tư cách là đồng minh của Mỹ trong những vấn đề an ninh, và vị thế đối tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cạnh tranh Mỹ-Trung đang làm lu mờ những ranh giới giữa an ninh quốc gia và kinh tế, khiến cho chiến lược của Hàn Quốc trở nên lỗi thời.
Tin liên quan |
Hàn Quốc ra mắt nhóm đặc trách để ứng phó với các thách thức kinh tế do đại dịch Covid-19 |
Trong những tuần vừa qua, Hàn Quốc đang bị thiếu hụt dung dịch xử lý khí thải diesel (DEF) trên toàn quốc. Sự thiếu hụt này được cho là xuất phát từ mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc, và phần nào cũng liên quan đến Australia.
Sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu than từ Australia - một đồng minh quan trọng của Mỹ, quốc gia đông dân này đã gặp phải tình trạng thiếu hụt than đột ngột cho việc sản xuất điện trong nước.
Để giải quyết vấn đề này, Bắc Kinh đã hạn chế sử dụng than cho bất kỳ mục đích nào, ảnh hưởng đến xuất khẩu liên quan đến than bao gồm ure - sản phẩm phụ được tạo ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch và thành phần chính của DEF.
Dự trữ DEF của Hàn Quốc, còn được gọi là "nước ure", đã giảm mạnh do Seoul phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc để nhập khẩu ure.
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng đưa ra biện pháp cắt lỗ bằng cách yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các thỏa thuận hợp đồng để xuất khẩu 18.700 tấn ure sang xứ Hàn, vẫn có khả năng phát sinh thêm những vấn đề không mong muốn.
Trong đó phải kể đến việc giá ure được sử dụng trong phân bón đang tăng mạnh và có thể dẫn đến giá cây trồng và hàng tiêu dùng có chứa ure tăng nhanh.
Mất cân bằng chuỗi giá trị toàn cầu
Sung Tae-yoon, Giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei (Hàn Quốc) cho biết: “Khi các chuỗi giá trị toàn cầu trở nên phức tạp, việc dự đoán các hậu quả của một sự kiện cụ thể sẽ trở nên ngày càng khó khăn.
Từ lâu đã có những lo ngại rằng, xung đột Mỹ-Trung có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động đến các hoạt động kinh tế của Hàn Quốc. Nhiều khả năng cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc này sẽ đem lại một số hậu quả kinh tế khác trong tương lai".
Đơn cử như gần đây nhất là việc cường quốc số một thế giới yêu cầu các nhà sản xuất chip gửi dữ liệu liên quan đến chất bán dẫn. Cả Mỹ và Trung Quốc đều thấy rằng, các vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia luôn đan xen cùng nhau.
Hôm 9/11 , Samsung Electronics và SK Hynix - hai công ty chip lớn nhất của Hàn Quốc - cùng với các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới khác, đã đệ trình thông tin này theo yêu cầu của Bộ Thương mại Mỹ.
Theo Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc, Mỹ giải thích đây là "yêu cầu tất yếu" để giải quyết sự mất cân bằng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.
Tin liên quan |
Bầu cử Tổng thống Hàn Quốc: Hình thành cuộc đua song mã vào Nhà X |
Tuy nhiên, động thái này được nhiều người hiểu là nỗ lực của Washington nhằm phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu lấy Washington làm trung tâm và bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế.
Giới phân tích nhận định, đây là một lựa chọn khó khăn đối với các "gã khổng lồ công nghệ" Hàn Quốc, vốn luôn phải cảnh giác trước sự trả đũa từ Trung Quốc - thị trường có thể coi là lớn nhất của xứ Hàn.
Tờ Global Times của Trung Quốc ngày 8/11 đưa tin, "Samsung có quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei" và hầu hết thông tin mà Mỹ yêu cầu "phần lớn thuộc về bí mật thương mại và thông số sản phẩm, trong đó có thông tin của một số công ty Trung Quốc đại lục", thêm vào đó là khả năng "hành động pháp lý từ các công ty Trung Quốc trong trường hợp thua lỗ".
Với những quan ngại ngày càng gia tăng về việc các vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia có thể ảnh hưởng đến khía cạnh kinh tế, các nhà phân tích cho rằng, cách tiếp cận của Hàn Quốc nhằm tách biệt vấn đề an ninh quốc gia và ngoại giao ra khỏi lĩnh vực kinh tế không còn khả thi.
Một quan chức giấu tại một tập đoàn của Hàn Quốc cho biết: "Nếu chính phủ Hàn Quốc tách biệt ngoại giao với kinh tế, nước này sẽ có thêm những xáo trộn bắt nguồn từ sự sụp đổ của chuỗi cung ứng toàn cầu".
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 15/11, theo truyền thông Mỹ đưa tin.
Mặc dù Washington và Bắc Kinh đã ra tuyên bố chung về ứng phó khí hậu trong Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 tại Glasgow, các chuyên gia cho rằng, điều này sẽ không khiến hai nước ngừng đối đầu với nhau trong tương lai.
| Trung Quốc siết xuất khẩu, Hàn Quốc lập tức ban hành Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp Ngày 11/11, Hàn Quốc đã ban hành Lệnh điều phối cung cầu khẩn cấp nhằm ổn định tình trạng khan hiếm urê và dung dịch ... |
| Tân Ngoại trưởng Nhật Bản tỏ thái độ gì với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc? Ngày 10/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công khai ý định theo đuổi chính sách đối ngoại "quyết đoán" đối với Trung Quốc và ... |