Chiến lược “Xoay trục”: Mỹ cần tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Chiến lược "Xoay trục" là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, theo hướng tăng cường cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Mỹ - Nhật Bản: Mối quan hệ đồng minh không thể tách rời
chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Điều chỉnh của châu Á dưới nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump

Tháng 10/2011, tạp chí Foreign Policy của Mỹ đăng bài “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” của bà Hillary Clinton, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó. Bài báo nổi tiếng này được coi như là “giấy khai sinh” cho chiến lược “Xoay trục” (Pivot) sang châu Á của Mỹ.

Tháng 6/2016, giữa lúc tình hình Mỹ và khu vực châu Á có những biến chuyển lớn và khó lường, có thể ảnh hưởng đến số phận của chiến lược còn được gọi là “Tái cân bằng” (Rebalancing) này, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Đông Á – Thái Bình Dương Kurt M. Campbell đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Xoay trục”, phân tích sâu sắc chiến lược này của Mỹ.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt M. Campbell. (Nguồn: Getty)

Kurt M. Campbell chính là người đã chấp bút bài viết “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ” cho Ngoại trưởng Clinton. Vì vậy, có thể nói cuốn sách này là chuyện kể của một người trong cuộc về chiến lược “Xoay trục” sang châu Á của Mỹ.

Lịch sử thế kỷ XXI được viết ở châu Á

Có thể thấy, châu Á đang bắt đầu dẫn đầu thế giới trên mọi phương diện, trong đó vai trò của Trung Quốc là nổi trội. Tính theo GDP/PPP năm 2008, Ấn Độ đã trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, năm 2011 Indonesia trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, năm 2014 Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và đến năm 2020, Trung Quốc sẽ vẫn là nền kinh tế lớn nhất, Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 và Indonesia trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. GDP Trung Quốc năm 1980 mới chiếm 7% GDP châu Á, hiện nay đã lớn gấp đôi tổng GDP của Nhật Bản và Ấn Độ, đến năm 2020 sẽ chiếm 50% tổng GDP khu vực.

Quyền lực quân sự cũng đang di chuyển sang châu Á. Chi quốc phòng của châu Á năm 2012 đã vượt châu Âu, đến năm 2021 sẽ vượt của Mỹ. Chi quốc phòng của Trung Quốc đã lớn gấp 3 lần của Ấn Độ và lớn hơn tổng chi quốc phòng của bốn nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Ước tính trong giai đoạn 2013-2017, Trung Quốc chiếm 60% tổng chi quốc phòng của toàn châu Á. Trung Quốc chiếm ưu thế quân sự so với hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Ước tính trong giai đoạn 2013-2017, Trung Quốc chiếm 60% tổng chi quốc phòng của châu Á. (Ảnh minh họa: China Defense Blog)

Sự trỗi dậy về kinh tế của châu Á là điều sống còn đối với nền kinh tế Mỹ, trong khi sự can dự của Mỹ là sống còn đối với tương lai của châu Á. Củng cố quan hệ của Mỹ với châu Á là đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các biến chuyển quyền lực mới và phức tạp trên thế giới, cùng các thay đổi mới và khó lường ở châu Á đòi hỏi Mỹ phải chú trọng nhiều hơn đến khu vực rất quan trọng đối với tương lai này. Sự phồn vinh và ổn định của trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo phụ thuộc vào việc Mỹ xử lý như thế nào sự canh tranh đang ngày một gia tăng ở châu Á và sự trỗi dậy lịch sử của Trung Quốc. Châu Á là trung tâm của rất nhiều vấn đề.

Ngăn chặn bá quyền

Chiến lược “Xoay trục” là một nỗ lực nhằm đề cao vị trí của châu Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chiến lược này chủ yếu là để tăng cường quan hệ của Mỹ với châu Á, không phải để ngăn chặn Trung Quốc. Song chiến lược này cũng là để nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ không rút lui khỏi châu Á.

Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn nhiều, vì họ cho rằng cán cân quyền lực đã hoặc đang thay đổi có lợi cho Trung Quốc và họ nghi ngờ cam kết của Mỹ đối với châu Á. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường tranh chấp lãnh thổ, xây dựng đảo nhân tạo, cản trở tàu Mỹ...  Một trong các mục đích của chiến lược “Xoay trục” là để đối phó với chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Trung Quốc. Tổng thống Obama từng tuyên bố: “Một mối quan hệ mạnh và hợp tác với Trung Quốc là trung tâm của xoay trục sang châu Á”.

Chiến lược “Xoay trục” sang châu Á của Mỹ bao gồm các thành tố: tăng cường  quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh và đối tác ở khu vực, duy trì quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, ngăn chặn bá quyền ở châu Á và củng cố hệ thống điều hành khu vực.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California năm 2013. (Nguồn: AFP)

Ngăn chặn bá quyền và củng cố hệ thống điều hành châu Á cần phải trở thành hai yếu tố cốt lõi trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực. Muốn đạt được các lợi ích lâu dài ở châu Á, Mỹ cần ngăn chặn một nước nổi lên và củng cố hệ thống điều hành châu Á. Hệ thống điều hành châu Á là hệ thống luật pháp, an ninh và thực hành đã giúp châu Á phồn vinh và an ninh trong suốt 4 thập kỷ qua, và đã hỗ trợ cho các nỗ lực chung đối phó với các thách thức xuyên biên giới. Hệ thống này - dựa trên các nguyên tắc tự do giao thông, tự do thương mại và giải quyết hòa bình các tranh chấp - là cốt lõi cho tương lai của châu Á và các lợi ích của Mỹ.

Vị trí của Việt Nam 

Để thực hiện có hiệu quả chiến lược “Xoay trục”, Mỹ cần hợp tác với các đối tác mới như Việt Nam. Việt Nam đang nâng cấp hải quân để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, quyền đánh cá và thăm dò năng lượng. Việt Nam có dân số lớn hơn bất kỳ một nước châu Âu nào và là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, có triển vọng.

Quan hệ gần gũi với Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược “Xoay trục”. Mỹ và Việt Nam đã tham gia TPP; thiết lập Quan hệ Đối tác Song phương Toàn diện năm 2013; hợp tác trong các vấn đề an ninh và ngoại giao, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Bên cạnh đó, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Kế hoạch 10 điểm cho chiến lược “Xoay trục”

1. Hàng năm có báo cáo giải trình rõ các mục tiêu, phương tiện, phương pháp thực hiện của chiến lược “Xoay trục” để vận động nội bộ nước Mỹ và các nước châu Á ủng hộ.

2. Củng cố quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh bằng cách tăng cường quan hệ song phương và liên kết các nước đồng minh trong một hệ thống “trục và nan hoa”.

3. Định dạng sự trỗi dậy của Trung Quốc.

4. Xây dựng quan hệ giữa Mỹ với các đối tác cũ và mới theo phương hướng tạo thêm một vành xe cho cấu trúc “trục và nan hoa”.

5. Hội nhập thương mại châu Á – Thái Bình Dương là một động cơ của chính sách của Mỹ đối với châu Á.

6. Can dự vào các thiết chế đa phương của khu vực cũng là một thành phần quan trọng trong chiến lược “Xoay trục” của Mỹ. Trong các thiết chế đa phương khu vực, ASEAN có thể là quan trọng nhất.

7. Nâng cấp và hiện đại hóa lực lượng quân sự Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

8. Thúc đẩy dân chủ và nhân quyền là một mục tiêu cốt lõi lâu đời của Mỹ.

9. Tăng cường ngoại giao cũng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược của Mỹ đối với châu Á. Mỹ đã có một số chương trình cho công tác này, nổi bật là Chương trình Fulbright và Đội Hòa bình.

10. Phối hợp với các đồng minh châu Âu, cùng với châu Âu xoay trục sang châu Á.

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Singapore và Australia kêu gọi Mỹ hiện diện tại châu Á

Singapore và Australia ngày 13/10 đã hối thúc Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết về chiến lược “xoay trục” tại khu vực châu Á-Thái ...

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Mỹ tái khẳng định cam kết với ASEAN

Ngày 30/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định chiến lược “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương của Washington vẫn sẽ tiếp ...

chien luoc xoay truc my can tiep tuc hop tac voi viet nam Việt Nam: Điểm then chốt trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của Pháp

Tổng thống Pháp Francois Hollande trông đợi điều gì từ chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5-6/9?

Văn Sảnh

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024, thị trường bật tăng, lượng hàng bán ra không nhiều, đa phần nông dân giữ hàng

Giá tiêu hôm nay 17/4/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 90.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước giảm mạnh, tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh, chuẩn bị quá trình đổ dốc?

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: Giá vàng trong nước sẽ giảm mạnh tương đương giá thế giới? Thị trường đã đạt đỉnh trong thời gian qua, chuẩn bị quá trình ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Lý do Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ tiếp tục hoãn chuyến thăm Ấn Độ

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông là nguyên nhân khiến Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hoãn chuyến đi tới Ấn Độ trong tuần này.
Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Thủ tướng Olaf Scholz chuẩn bị thăm lữ đoàn Đức ở Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho biết, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ đến thăm lữ đoàn quân đội của Đức tại Lithuania vào tháng 5.
Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Tin thế giới 16/4: 'Đặc quyền' mà Mỹ dành cho Israel và 'cự tuyệt' Ukraine, Kiev muốn được đối xử tương tự, ông Trump hầu tòa hình sự

Xung đột ở Ukraine và Trung Đông, Thủ tướng Iraq tới Mỹ, Thủ tướng Đức đến Trung Quốc, ông Trump ra tòa hình sự... là một số tin thế giới nổi bật.
Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng quay lại Hiệp ước New START, điều kiện là Nga phải đáp ứng một việc

Mỹ sẵn sàng hủy bỏ các biện pháp đối phó Nga liên quan Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START).
Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Bầu cử ở Quần đảo Solomon: Australia điều lực lượng hỗ trợ; Trung Quốc vững nguyên tắc 'không can thiệp'

Australia đang hỗ trợ Quần đảo Solomon tiến hành cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào ngày 17/4.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động