TIN LIÊN QUAN | |
Hạ viện Nhật Bản chính thức thông qua Hiệp định TPP | |
Thế giới sẽ "soi" những lời hứa nào từ Donald Trump? |
Tại cuộc vận động tranh cử hồi cuối tháng 10, ông Donald Trump từng nói rằng, vào ngày làm việc đầu tiên của mình, ông sẽ thông báo việc Mỹ muốn đàm phán lại Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) hoặc rút khỏi thỏa thuận thương mại này nếu yêu cầu không được đáp ứng. Và trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông cũng sẽ thông báo ý định rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Những số phận mong manh
Thương mại thế giới - một trong những động cơ chính của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bị cho là đang bị mắc kẹt từ trước khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong khi đó, ông Trump vốn không mặn mà với bất cứ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào, vì cho rằng chúng lấy mất việc làm của người Mỹ.
Khảo sát được Hãng nghiên cứu thị trường Nomura thực hiện hồi tháng 7 cho thấy, một danh sách dài những nỗi lo dưới thời tân Tổng thống Donald Trump, từ xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại cho tới mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Trong đó, châu Á với lo ngại về các FTA với Mỹ sẽ trở thành khu vực rủi ro thứ hai, chỉ đứng sau Mexico. Thậm chí, có tới 75% người được hỏi dự đoán ông Trump sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc, chỉ có 37% nghĩ rằng ông sẽ giữ đúng cam kết xây một bức tường dọc biên giới với Mexico.
TPP - một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama không được ông Trump ủng hộ. (Nguồn: Politico) |
Hiệp định TPP vốn được kỳ vọng sẽ là chiếc cầu nối dòng chảy thương mại, dịch vụ và hàng hóa xuyên suốt hai bên bờ Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với chiến thắng của ông Donald Trump, TPP đang trở nên mong manh. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông này từng dùng nhiều lời bình luận không hay về nó. Nếu dòng chảy thương mại giữa đôi bờ châu lục chậm lại và bất ổn gia tăng cũng đồng nghĩa với đầu tư và tăng trưởng suy yếu. Tiếp sau đó sẽ là các biện pháp kiểm soát dòng chảy lao động, nguy cơ dòng vốn bị rút về Mỹ và những lo ngại khác khó định đoán.
Từ đó, chuyên gia của Ngân hàng Morgan Stanley nhận định, sẽ có những thay đổi lớn trong mối quan hệ thương mại và an ninh giữa Mỹ và châu Á, mà nhiều khả năng đó là những thay đổi tiêu cực. Nhận định này không phải là không có cơ sở. Châu Á hiện là trung tâm sản xuất của thế giới và rất nhiều quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, khiến họ đứng trước nhiều rủi ro nếu các rào cản thương mại được dựng lên.
Còn đối với châu Âu, việc ông Trump đắc cử, Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và 28 quốc gia thành viên EU bị dự đoán có thể “chết yểu”. Nếu ông Trump vốn chẳng ưa thích gì các FTA, ít khả năng ông ta sẽ theo đuổi TTIP, thì tại châu Âu, Hiệp định này đến nay vẫn còn gây tranh cãi khi phe đối lập ở EU cho rằng nó chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ, giúp doanh nghiệp Mỹ tăng tầm ảnh hưởng ở châu Âu. Mới đây, một quan chức Đức cho biết, cuộc đàm phán “thực tế đã chết”, còn nước Pháp thì kêu gọi dừng thảo luận. Tờ Politico còn đưa ra nhận định rằng, không ít người thuộc giới chức EU vẫn ngầm mong muốn tỷ phú Trump đắc cử để thoát dần tầm ảnh hưởng của Mỹ.
"NAFTA phá hủy nước Mỹ", đó là câu chỉ trích đã nhiều lần được Tổng thống đắc cử Donald Trump nhắc đến. Trong buổi tranh luận với ứng cử viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton ngày 26/9, ông Trump còn đánh giá FTA giữa Mỹ, Mexico và Canada là thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng được ký ở bất cứ đâu và là thỏa thuận tệ nhất mà Mỹ từng ký. Ông Trump đổ lỗi cho NAFTA vì chỉ có lợi cho Mexico, phá hủy ngành sản xuất Mỹ, cướp mất việc làm của người lao động nước này. Bằng chứng là hiện nước Mỹ có 12,2 triệu lao động sản xuất, đã giảm từ con số 17 triệu lao động trong năm 1994 (theo số liệu từ Bộ Lao động Mỹ). Đó là những lý do khiến ông Trump tuyên bố sẽ yêu cầu đàm phán lại hoàn toàn hoặc “chấm dứt” hiệp định.
TPP - cơ hội cho Bắc Kinh
Như vậy, Mỹ có thể rời khỏi TPP, bởi người tuyên bố sẽ dẹp bỏ Hiệp định này sắp trở thành lãnh đạo của nền kinh tế đóng góp 40% GDP kinh tế thế giới, và là thành viên lớn nhất trong Hiệp định này.
Tuy nhiên, trong một diễn biến khác có liên quan, có chuyên gia đã cho rằng, chiến thắng của ông Trump là cơ hội cho Trung Quốc. Nền kinh tế thứ hai thế giới hiện đang đứng ngoài TPP – một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn đang không ngừng đẩy mạnh nỗ lực thúc đẩy những hiệp định thương mại tự do khác nhằm làm đối trọng với TPP. Những động thái của Tổng thống đắc cử Mỹ rất có thể sẽ càng làm cho quyết tâm của Bắc Kinh lên cao hơn bất cứ lúc nào.
Một số chuyên gia cho rằng, ông Trump có thể hoãn thực hiện một số lời nói mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử. (Nguồn: Indian Express) |
Không chỉ liên tiếp phản đối TPP, ông Trump còn tỏ rõ sự bất bình với Trung Quốc. “Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc áp bức chúng ta”, ông Trump nói. Ông Trump cũng nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thao túng nội tệ để hàng xuất khẩu trở nên cạnh tranh hơn. Ông còn nói rằng muốn áp thuế 45% lên hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, bởi vậy, đây là động thái mà giới chuyên gia cảnh báo có thể sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại.
Các chuyên gia của Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng, nếu ông Trump nhằm vào Trung Quốc, có thể các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh sẽ phải đi đến một lựa chọn không hề dễ chịu, hoặc chấp nhận tăng trưởng suy giảm vì xuất khẩu yếu đi, hoặc phản ứng lại.
Tất nhiên những dự báo trên đây chỉ dựa trên những lời cam kết khi tranh cử của ông Trump. Tương lai khó đoán định vẫn ở phía trước, một số chuyên gia cho rằng, ông Trump có thể hoãn thực hiện một số lời nói mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Tuy nhiên, ngay sau khi ông Trump thắng cử, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã trượt xuống mức thấp nhất 6 năm do lo lắng chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung.
Trong khi đó, ngày 10/11, sau nhiều tuần tranh cãi, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – đối tác lớn thứ 2 sau Mỹ trong TPP, vẫn quyết định bỏ phiếu thông qua Hiệp định này, dù viễn cảnh của nó trở nên u ám hơn bao giờ. Tổng thư ký của đảng Dân chủ Tự do (LDP) Toshihiro Nikai cho biết, Nhật Bản sẽ không từ bỏ nỗ lực thuyết phục Mỹ. Ông Abe đã có kế hoạch tới New York gặp ông Trump vào tuần tới và nhiều khả năng TPP sẽ là nội dung chính của chương trình nghị sự.
Nếu TPP thất bại, Mỹ sẽ phải tính lại chiến lược ở châu Á Đó là nhận định của chuyên gia nghiên cứu Hu Weijia về triển vọng của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ... |
Donald Trump sẽ làm gì nếu thắng cử? Loại bỏ người di cư và Hiệp định TTP là 2 trong những điều mà ứng cử viên đảng Cộng hòa muốn làm khi tiếp ... |
Tám vấn đề nổi cộm trong 100 ngày cuối nhiệm kỳ của Obama Có 8 vấn đề tại châu Á mà ông Obama và các nước châu Á cần quan tâm trong giai đoạn chuyển giao này. |