Chính sách của Australia đối với Trung Quốc hậu bầu cử: Tiếp tục đường lối cứng rắn?

Phương Hà
Ngày 17/5, trang tin của Viện Quan hệ quốc tế Australia đăng bài viết của Elena Collinson, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc, Đại học Công nghệ Sydney, trong đó phân tích xu hướng chính sách của Australia với Trung Quốc sau bầu cử.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dự báo chính sách của Australia đối với Trung Quốc hậu bầu cử
Quan hệ Australia-Trung Quốc sẽ tiếp tục theo chiều hướng đối kháng. (Nguồn: The New Daily)

Lập trường thống nhất trước thách thức cận kề

Chính sách đối với Trung Quốc hiện vẫn là một vấn đề trọng tâm trong chiến dịch bầu cử liên bang năm 2022 tại Australia. Vấn đề này càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn sau khi Quần đảo Solomon và Trung Quốc ký kết thỏa thuận an ninh được cho là có khả năng mở đường cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở Thái Bình Dương.

Cho dù ban đầu đã rơi vào thế phòng thủ khi bị chính phủ liên đảng cầm quyền chỉ trích là “mềm yếu” trong quan hệ với Trung Quốc, Công đảng đối lập đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội chuyển sang thế phản công, khi người phụ trách vấn đề ngoại giao của đảng này là Thượng nghị sĩ Penny Wong tuyên bố, để xảy ra việc ký kết thỏa thuận an ninh trên là “sai lầm tồi tệ nhất trong chính sách đối ngoại của Australia ở Thái Bình Dương, kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai”.

Tuy nhiên, công chúng Australia không bị tác động nhiều bởi những cáo buộc trên. Theo kết quả khảo sát gần đây của Viện Quan hệ Australia-Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, tỷ lệ người dân Australia ủng hộ chính sách về quan hệ với Trung Quốc của liên đảng Tự do - Quốc gia và của Công đảng là gần ngang nhau, lần lượt chiếm 36% và 35%.

Quả thực, hiện đang có một sự đồng thuận lưỡng đảng về nội dung chính sách đối với Trung Quốc, một sự đồng thuận được cả liên đảng và Công đảng chia sẻ trong chiến dịch tranh cử.

Cả hai đều phản đối các biện pháp trừng phạt thương mại của Trung Quốc đối với Australia, ủng hộ việc đa dạng hóa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Australia để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Họ cùng khẳng định rằng, Australia sẽ chỉ cân nhắc đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh ngừng trừng phạt thương mại đối với Australia, cũng như nối lại đối thoại cấp cao giữa hai nước.

Cả hai phe đều cam kết tăng chi tiêu quốc phòng, tăng ngân sách quốc phòng của Australia lên hơn 2% GDP. Phe đối lập cũng khẳng định, một chính quyền Công đảng sẽ duy trì sự hợp tác với nhóm Bộ tứ và Thỏa thuận An ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS), tiếp tục lập trường hiện nay về vấn đề Biển Đông và không tham gia Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc.

Trước chiến dịch tranh cử, lập trường lưỡng đảng đã được chính phủ cầm quyền thừa nhận và ca ngợi. Sau khi ra thông báo về AUKUS vào tháng 9/2021, Thủ tướng Scott Morrison cảm ơn lãnh đạo phe đối lập vì “đã có ‘cách tiếp cận đồng nhất’ đối với nỗ lực quốc gia quan trọng này”.

Tin liên quan
Bầu cử Australia: Công đảng tiếp tục dẫn trước Liên đảng cầm quyền một tuần trước ngày bầu cử chính thức Bầu cử Australia: Công đảng tiếp tục dẫn trước Liên đảng cầm quyền một tuần trước ngày bầu cử chính thức

Đầu năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Peter Dutton đánh giá cao sự ủng hộ của Công đảng đối với quyết định của Canberra về việc hủy bỏ các thỏa thuận của bang Victoria với Trung Quốc, liên quan đến BRI. Trước đó, vào năm 2020, Nghị sỹ đảng Tự do James Paterson cũng “đánh giá cao sự ủng hộ lưỡng đảng” đối với Dự luật Quan hệ đối ngoại.

Một mối đe dọa an ninh

Đối với người dân Australia, một cuộc thăm dò cho thấy cứ 10 người dân Australia thì có 4 người có cùng ý kiến cho rằng chính sách của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ tại phòng bỏ phiếu vào ngày 21/5 tới, hầu hết đều cảnh giác cao với hành vi và ý định của Bắc Kinh.

Cuộc thăm dò trên cũng cho thấy, 73% số người Australia được hỏi cho rằng, "Trung Quốc là một mối đe dọa an ninh", tăng 6% so với năm 2021. Như vậy, lập trường của công chúng Australia đối với Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn đáng kể.

Sự khác biệt rõ ràng giữa hai chính đảng lớn nhất ở Australia nằm ở cách thức thực hiện các chính sách. Công đảng cam kết thúc đẩy vai trò của ngoại giao và “đảm bảo vai trò trung tâm hơn của chính sách đối ngoại trong nội dung và thực thi chiến lược” nếu đảng này lên nắm quyền.

Công đảng cũng sẽ thực thi chính sách Trung Quốc của mình với kế hoạch 7 điểm, trong đó có “xây dựng một gia đình Thái Bình Dương mạnh hơn” và gắn bó sâu sắc hơn với Đông Nam Á, thông qua các cam kết về viện trợ nước ngoài 470 triệu AUD trong 4 năm, bổ nhiệm một đặc phái viên ASEAN và thành lập riêng một văn phòng phụ trách khu vực trong Bộ Ngoại giao và thương mại.

Một chính phủ mới và một sự điều chỉnh trong cách phát biểu có thể tạo ra một số cơ hội để mối quan hệ Australia-Trung Quốc trở nên ít đối kháng hơn.

Tuy nhiên, sự cứng rắn cốt lõi của quan hệ song phương có thể sẽ vẫn tiếp tục, vì chính sách đối với Trung Quốc trong chính trường Australia vẫn tiếp tục chịu sức ép từ các dòng chảy toàn cầu, khi những phức tạp ở khu vực Thái Bình Dương tiếp tục lộ rõ và mối quan ngại trong công chúng Australia về Bắc Kinh ngày càng tăng thêm.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chính sách kinh tế xã hội tham vọng trong kế hoạch tái tranh cử của ông Macron

Bầu cử tổng thống Pháp: Chính sách kinh tế xã hội tham vọng trong kế hoạch tái tranh cử của ông Macron

Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã trải lòng với giới truyền thông về nhiều vấn đề kinh tế-xã hội ...

Mỹ khẳng định sẽ tăng sức ép với Nga, cảnh cáo hậu quả đối với Trung Quốc hay bất cứ nước nào tính giúp Moscow

Mỹ khẳng định sẽ tăng sức ép với Nga, cảnh cáo hậu quả đối với Trung Quốc hay bất cứ nước nào tính giúp Moscow

Ngày 13/3, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, việc Nga mở rộng chiến dịch quân sự sang các mục tiêu ...

(theo Viện Quan hệ quốc tế Australia)

Đọc thêm

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 4/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 4/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. SXLA 4/5. xổ số Long ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông trình chiếu bức tranh 3D 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trình chiếu bức tranh Điện Biên Phủ bằng công nghệ 3D qua vách chiếu panorama tại Tượng đài Cảm tử, Quận Hoàn ...
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động