Chính sách phong tỏa thời Covid-19: ‘Công thần’ hay ‘tội đồ’?

Thu Hằng
TGVN. Gần 9 tháng sau khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán - ổ dịch SARS-CoV-2 đầu tiên, chính sách phong tỏa từng được ca ngợi là cứu cánh cho nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 trên thế giới, trên thực tế đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
chinh-sach-phong-toa-thoi-covid-19-cong-than-hay-toi-do
Trước diễn biến dịch bệnh có chiều hướng khả quan hơn, chính quyền bang Victoria đã quyết định nới lỏng hầu hết các biện pháp phòng dịch tại nơi công cộng, trừ Melbourne, thành phố lớn nhất Australia. (Nguồn: The West Australian)

Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp đang chật vật tìm cách hoạt động trở lại khi các nhà chức trách bắt đầu nới lỏng các hạn chế, dù số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn tăng kỷ lục, lên tới hơn 80.000 ca. Tại các thủ đô của châu Âu, các quán bar và nhà hàng vẫn được bảo trợ mặc dù số ca lây nhiễm lên tới hàng nghìn người.

Các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình buộc phải vật lộn với những khó khăn kinh tế khi thực hiện phong tỏa, trong khi các nước giàu hơn có mạng lưới an toàn kinh tế và xã hội tốt hơn. Trong bối cảnh việc áp dụng vaccine rộng rãi vẫn còn rất xa vời thì các quốc gia vẫn đang phải vật lộn với những làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới khi số lượng ca lây nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục gia tăng.

Mò mẫm trong bóng đêm

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sợ dây liên hệ giữa việc phong tỏa (trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với sụt giảm GDP nghiêm trọng) và gia tăng tệ nạn xã hội (như bạo lực gia đình). Việc yêu cầu người dân “ở yên trong nhà” và chuyển hướng nguồn lực y tế để tập trung đối phó với Covid-19 cũng có liên quan tới số ca tử vong tăng vì các nguyên nhân khác như bệnh tim, ung thư, tự tử…

Tin liên quan
Australia: Bang Victoria ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm Covid-19 trong tuần Australia: Bang Victoria ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm Covid-19 trong tuần

Việc đánh giá các tác động tiêu cực của lệnh phong tỏa lên nền kinh tế là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Giáo sư Kinh tế học đến từ Đại học New South Wales (Australia) Gigi Foster cho rằng thiệt hại của các nền kinh tế do lệnh phong tỏa trong năm 2020 sẽ còn tác động trong nhiều năm.

“Chúng ta nên coi trọng sức khỏe và an toàn hơn là sự tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều trường hợp lựa chọn này có thể sai. Nhưng cách tốt nhất để nền kinh tế có thể phục hồi và vận hành trở lại là dịch bệnh phải được kiểm soát”, ông Foster nói.

Ông Lawrence O. Gostin, Giám đốc Viện O’Neill về Luật sức khỏe toàn cầu và quốc gia thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) cho hay, việc các quốc gia thiếu dữ liệu chính xác khi triển khai lệnh phong tỏa và các biện pháp phòng dịch không khác gì việc “mò mẫm trong bóng đêm”.

Victoria hiện là tâm điểm của làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Australia. Trước diễn biến dịch bệnh có chiều hướng khả quan hơn, chính quyền bang Victoria đã quyết định nới lỏng hầu hết các biện pháp phòng dịch tại nơi công cộng, trừ Melbourne, thành phố lớn nhất Australia.

Theo đó, người dân được phép tụ tập tối đa 10 người trong khi các quán cafe được phép phục vụ tối đa 50 người ở ngoài trời. Trước đó, khi đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ hai bùng phát vào tháng 7, chính quyền bang từng thực thi chính sách đóng cửa và giờ giới nghiêm nghiêm ngặt.

Tại các thủ đô của châu Âu như Paris hay Madrid, chính quyền các thành phố đã áp dụng những biện pháp phòng dịch như bắt buộc đeo khẩu trang, giới hạn tụ tập đông người tại nơi công cộng và giảm công suất hoạt động của các quán bar trong bối cảnh các ca lây nhiễm mới tăng kỷ lục.

Mặc dù Pháp đã có hơn 10.000 ca nhiễm mới hôm 12/9, Tổng thống Emmanuel Macron vẫn bác bỏ khả năng tái phong tỏa toàn quốc sau khi nước này chứng kiến GPD sụt giảm 14% trong quý II, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc “sống chung với virus”.

Ở châu Á, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã dựa vào hệ thống truy vết và giám sát kỹ thuật số tinh vi ngay từ đầu đại dịch để ngăn những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh tới đời sống hằng ngày. Trong số các nền kinh tế phát triển, Đài Loan là trường hợp duy nhất tránh được suy thoái kinh tế, trong khi GDP Hàn Quốc đã sụt giảm 3,3% trong quý II, thấp hơn rất nhiều so với các nền kinh tế phát triển khác.

Ông Cho Sung-il, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học quốc gia Seoul bình luận: “Rất khó có thể dự đoán kết quả của các biện pháp khác nhau. Các phản ứng ngắn hạn không thể tạo ra một tương lai tốt đẹp, do vậy cần phải có một tầm nhìn dài hạn hơn. Nếu không, cái giá phải trả sẽ rất đắt, nhưng rồi chúng ta sẽ tìm ra giải pháp”.

Ông Johan Giesecke, cố vấn dịch tễ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chính phủ Thụy Điển cho rằng, sẽ mất ít nhất một năm, thậm chí là 5 năm để đánh giá được sự thành công của các chiến lược phòng dịch khác nhau ở mỗi nước.

Dịch Covid-19 ở châu Âu: Nhiều nước nới lỏng phong tỏa, chấm dứt tình trạng khẩn cấp

Dịch Covid-19 ở châu Âu: Nhiều nước nới lỏng phong tỏa, chấm dứt tình trạng khẩn cấp

Tác động trái chiều

Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo: “Trong khi vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động đầy đủ của lệnh phong tỏa và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nhưng các biện pháp này có thể đã đẩy 132 triệu người trên thế giới rơi vào cảnh đói nghèo”.

Ấn Độ - quốc gia ghi nhận 4.85 triệu ca nhiễm, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, và 80.000 ca tử vong, đang thúc đẩy việc mở cửa nền kinh tế sau khi GDP nước này giảm 24% kể từ khi áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn quốc hồi tháng Ba. Khoảng 9/10 trong số 63 triệu doanh nghiệp nhỏ trên toàn quốc đã hoạt động trở lại từ tháng trước, mặc dù 3/4 trong số đó chưa đạt được một nửa sản lượng so với trước thời gian phong tỏa.

Tại Philippines, nơi GDP đã giảm 16,4% sau khi thủ đô Manila bị áp đặt lệnh phong tỏa hồi tháng Ba, các nhà chức trách tiếp tục nới lỏng hạn chế, bất chấp có tới 3000-4000 ca nhiễm được ghi nhận mỗi ngày.

Tháng trước, Tổng thống Rodrigo Duterte đã cho phép nối lại hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, khi chính quyền của ông cam kết một loạt biện pháp mới để kiểm soát virus dựa trên nỗ lực cải thiện xét nghiệm và truy vết. Hôm 14/9, các phương tiện giao thông công cộng đã được hoạt động trở lại, bất chấp những cảnh báo từ chuyên gia y tế rằng virus có thể lây lan ngoài tầm kiểm soát.

Tại Indonesia, một trong những nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, Thống đốc của Jarkarta Anies Baswedan ngày 14/9 đã tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội ở thủ đô trong vòng 2 tuần, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế.

Các biện pháp, bao gồm đóng cửa địa điểm công cộng và nơi làm việc không thiết yếu, được đưa ra sau khi Jakarta ghi nhận 1.380 ca nhiễm mới hôm 13/9. Dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp tại Indonesia khi quốc gia này đã có hơn 9.000 người tử vong vì Covid-19, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Dịch bệnh lan nhanh như cháy rừng, Philippines 'vỡ trận' vì Covid-19

Dịch bệnh lan nhanh như cháy rừng, Philippines 'vỡ trận' vì Covid-19

TGVN. Philippines đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 tại Đông Nam Á với hơn 164.000 ca nhiễm và hơn 2.600 ca ...

Dỡ bỏ phong tỏa Nhật Bản có số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, Trung Quốc phong tỏa một khu vực gần thủ đô Bắc Kinh

Dỡ bỏ phong tỏa Nhật Bản có số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, Trung Quốc phong tỏa một khu vực gần thủ đô Bắc Kinh

TGVN. Ngày 28/6, chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản cho biết có thêm 60 ca nhiễm tại thành phố này, tăng so với 57 ...

Dịch Covid-19: Nới lỏng phong tỏa, Ấn Độ gánh hậu quả

Dịch Covid-19: Nới lỏng phong tỏa, Ấn Độ gánh hậu quả

TGVN. Trong vài ngày qua, kể từ khi Chính phủ Ấn Độ tuyên bố nới lỏng đáng kể lệnh phong tỏa toàn quốc, Ấn Độ chứng ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Vai trò của lực lượng vũ trang đối với thành công của Hiệp định Geneva

Cách đây 70 năm, thành công của Hội nghị Geneva khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang, không chỉ trên mặt trận quân sự mà còn trong đấu ...
Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva

Sáng nay, 25/4, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Lịch thi đấu của đội tuyển Futsal Việt Nam tại vòng play-off Futsal châu Á 2024

Mặc dù dừng bước ở tứ kết giải Futsal châu Á 2024 nhưng cơ hội đến VCK World Cup của đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn còn nhờ cánh cửa ...
Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Việc vận chuyển khí đốt Nga bằng đường bộ sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với ...
Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay 25/4: Miền Nam tăng nhẹ; bệnh dịch tả xuất hiện ở 3 huyện của tỉnh Đắk Nông

Giá heo hơi hôm nay chỉ còn tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 ...
Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Thắng đậm Lorient, PSG tiến dần đến chức vô địch Ligue 1 mùa giải 2023/24

Bộ đôi tiền đạo Kylian Mbappe và Dembele cùng tỏa sáng với cú đúp bàn thắng để giúp PSG giành chiến thắng 4-1 trước đội chủ nhà Lorient.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ tuyên bố cấp cho Ukraine tên lửa có thể tấn công sâu vào Nga, Washington đã quẳng nỗi lo bị kéo vào xung đột trực tiếp?

Mỹ xác nhận đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 25/4: Palestine thực hiện cải cách, Mỹ bảo vệ Đại sứ quán ở Haiti, gánh nặng nợ công châu Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/4.
Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tin thế giới 24/4: Nga sẽ tung những 'bất ngờ khó chịu' ở Ukraine, một láng giềng 'gõ cửa' Washington cầu viện, Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Quốc

Tình hình Ukraine và Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ bắt đầu thăm Trung Quốc, căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên... là một số tin thế giới nổi bật.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động