Chính sách quốc phòng của Nhật Bản không còn 'lặng lẽ'?

Vy Anh
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio được kỳ vọng sẽ thúc đẩy táo bạo hơn chính sách quốc phòng của nước này khi những mối đe dọa từ bên ngoài đối với Tokyo đã lớn hơn trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính sách quốc phòng của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng F.Kishida
Thủ tướng Kishida cho biết, ông sẽ không bị ràng buộc bởi mốc chi tiêu quốc phòng không chính thức 1% GDP của Nhật Bản. (Nguồn: Washington Examiner)

Cam kết "tăng đáng kể"

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), tân Thủ tướng Kishida Fumio đã dẫn dắt LDP giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử Hạ viện.

Liệu "luồng gió" bầu cử này có cho phép Thủ tướng Kishida thúc đẩy các cải cách táo bạo hơn, bao gồm cả những lo ngại về quốc phòng, vốn là những chủ đề nổi bật trong cuộc tranh cử gần đây của LDP?

Các ứng cử viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo LDP đã tranh luận về mặt pháp lý và quân sự của việc cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đáp trả các cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào lãnh thổ.

Những thay đổi về luật pháp vào năm 1999 và 2015 đã "lặng lẽ" cho phép Nhật Bản đồng hành cùng Mỹ trong nhiều hoạt động quốc phòng, nhưng chỉ mới gần đây, cuộc thảo luận chính thức về khả năng này mới được đưa ra công khai.

Ông Sanae Takaichi, thân cận của cựu Thủ tướng Shinzo Abe và hiện là Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách LDP cho rằng, Nhật Bản nên đáp ứng các cam kết như của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là chi 2% GDP cho quốc phòng.

Thủ tướng Kishida ít tham vọng hơn, nhưng cam kết sẽ sớm xem xét và cung cấp nguồn lực tốt hơn cho Kế hoạch phòng thủ trung hạn của Nhật Bản, đồng thời nhắc đi nhắc lại rằng, ông sẽ không bị ràng buộc bởi mốc chi tiêu quốc phòng không chính thức 1% GDP.

Với tư cách là thủ tướng, ông Kishida tuyên bố sẽ bắt đầu công việc sửa đổi Chiến lược An ninh Quốc gia và các tài liệu chính sách liên quan đến quốc phòng khác để phản ánh các quan điểm mới của đảng.

Cương lĩnh tranh cử của LDP trong cuộc bầu cử Hạ viện hứa hẹn sẽ "tăng cường đáng kể" năng lực quốc phòng từ năm 2022 trở đi. Đảng này cũng cam kết sẽ tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản và khả năng hợp tác của lực lượng này với SDF do lo ngại về Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc và các quy định của luật này về việc sử dụng vũ khí.

Bản cương lĩnh cũng gián tiếp lưu ý đến sự cần thiết phải xem xét lại khả năng tấn công các mục tiêu bên ngoài lãnh thổ, vấn đề mà ông Kishida đã tái khẳng định với tư cách là thủ tướng.

Tiếp nối chính sách của cựu Thủ tướng Abe Shinzo

Việc tân Thủ tướng Kishida ủng hộ cam kết tăng chi tiêu quốc phòng của các lãnh đạo phe bảo thủ đã khiến giới quan sát ngạc nhiên. Nhưng nhiều người cho rằng, ông đang thực hiện chính sách mà cựu Thủ tướng Abe từng theo đuổi.

Bằng cách thực hiện những bước đi nhỏ, chẳng hạn như ban hành luật an ninh cho phép binh sỹ Nhật Bản chiến đấu ở nước ngoài, chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu trang thiết bị quân sự và sửa đổi Hiến pháp để cho phép quân đội có thể tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ của đối phương, ông Abe đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong chính sách quốc phòng vào thời điểm ông nắm quyền.

Tin liên quan
Nhật Bản: Cựu Thủ tướng Abe Shinzo trở lại chính trường, tuyên bố muốn trở thành trụ cột vững chắc Nhật Bản: Cựu Thủ tướng Abe Shinzo trở lại chính trường, tuyên bố muốn trở thành trụ cột vững chắc

Hiện tại, cam kết chi tiêu quốc phòng của LDP không cho biết khoản kinh phí bổ sung sẽ được phân bổ như thế nào và cũng không nêu rõ khi nào đạt được mục tiêu 2% GDP.

Chiến lược quốc phòng của Nhật Bản từ lâu đã tập trung vào việc bảo vệ lãnh thổ dọc theo rìa biển Hoa Đông, nơi Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Với kế hoạch chi thêm 50 tỷ USD mỗi năm, Nhật Bản có thể mua thêm nhiều khí tài quân sự của Mỹ, chẳng hạn như chiến đấu cơ tàng hình F-35, máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey, máy bay không người lái giám sát và bổ sung nhiều khí tài nội địa, như tàu đổ bộ, tàu chiến, tàu sân bay, tàu ngầm, vệ tinh và các thiết bị liên lạc để phòng bị trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột kéo dài.

Yoji Koda, cựu Tư lệnh Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết: “Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được đào tạo và trang bị rất tốt, nhưng vẫn cần phải nâng cao sự bền bỉ và khả năng tự phục hồi”.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn có thêm kinh phí để mua những loại tên lửa có thể tấn công tàu hay căn cứ trên đất liền của đối phương ở khoảng cách hơn 1.000 km. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang tăng cường năng lực tác chiến điện tử và khả năng đối phó với chiến tranh mạng hoặc chiến tranh không gian trong tương lai.

Mỹ khuyến khích chính quyền của Thủ tướng Kishida tăng chi tiêu quốc phòng để duy trì chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, ngày 9/11 trong cuộc họp báo tại Washington rằng, “Nhật Bản đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì và bảo vệ một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Tháng trước, trong chuyến công du Nhật Bản, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Kritenbrink cũng đã khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh cơ hội tiếp tục phối hợp với các đồng minh Nhật Bản về cách chúng ta cùng nhau có thể đóng góp vào hòa bình và ổn định trên toàn khu vực".

Chính sách ngoại giao Trung Đông của Trung Quốc: Đây là quốc gia ưu tiên của Bắc Kinh

Chính sách ngoại giao Trung Đông của Trung Quốc: Đây là quốc gia ưu tiên của Bắc Kinh

Ngày 17/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm với người đồng cấp Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud, trong đó ...

Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể học gì từ chính sách kinh tế của Hàn Quốc?

Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể học gì từ chính sách kinh tế của Hàn Quốc?

Việc tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có củng cố được quyền lực trong một năm điều hành đất nước hay không phụ thuộc ...

(theo East Asia Forum, Reuters)

Đọc thêm

Đón đầu làn sóng mới về đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Đón đầu làn sóng mới về đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp và chuyển đổi số.
Quý I/2025: Cả nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 13%

Quý I/2025: Cả nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trên 13%

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 3/2025 của Việt Nam ước đạt 6,14 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 15,72 tỷ USD.
Nhật Bản ngày càng thu hút 'cư dân giáo dục' Trung Quốc

Nhật Bản ngày càng thu hút 'cư dân giáo dục' Trung Quốc

Tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực thi cử, nhiều phụ huynh Trung Quốc lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến học tập cho con cái ...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại thủ đô Tashkent, Uzbekistan.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/4 và sáng 7/4: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Hải Phòng; Ngoại hạng Anh - MU vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/4 và sáng 7/4: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Hải Phòng; Ngoại hạng Anh - MU vs Man City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/4 và sáng 7/4: Lịch thi đấu V-League - Nam Định vs Hải Phòng; Ngoại hạng Anh - Fulham vs Liverpool...
Biểu tình bùng phát khắp nước Mỹ, Tổng thống Trump kêu gọi người dân 'kiên nhẫn'

Biểu tình bùng phát khắp nước Mỹ, Tổng thống Trump kêu gọi người dân 'kiên nhẫn'

Hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump ...
Biểu tình bùng phát khắp nước Mỹ, Tổng thống Trump kêu gọi người dân 'kiên nhẫn'

Biểu tình bùng phát khắp nước Mỹ, Tổng thống Trump kêu gọi người dân 'kiên nhẫn'

Hàng chục nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ để lên tiếng bày tỏ lo ngại về hành động của Tổng thống Donald Trump kể từ khi nhậm chức.
Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Sri Lanka kể từ khi Tổng thống Anura Kumara Dissanayake nhậm chức.
Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Phong trào biểu tình chống chính quyền Tổng thống Donald Trump, được lên kế hoạch vào ngày 5/4, tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Khi được hỏi kỳ vọng gì từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zelensky nói Ankara có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Ngày 5/4, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, đã thử sử dụng một khẩu súng bắn tỉa mới chế tạo khi ông thị sát lực lượng đặc nhiệm.
Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine xem trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ trong việc bảo đảm an ninh tương lai?
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Phiên bản di động