Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành 'cuộc đua tam mã'

Ngọc Hà
Nếu cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba không ra tranh cử, cuộc đua vào chiếc ghế Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền có thể trở thành "cuộc đua tam mã".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính trường Nhật Bản và khả năng hình thành “cuộc đua tam mã”
Các ứng cử viên đã tuyên bố ra tranh cử chiếc ghế lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản từ trái sang bao gồm: Fumio Kishida, Taro Kono, Shigeru Ishiba và Sanae Takaichi. (Nguồn: Nikkei Asia)

Theo Nikkei Asia, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba đang tỏ ra dè dặt về việc ra tranh cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trong bối cảnh sự ủng hộ trong nội bộ đảng này cho Bộ trưởng Cải cách Hành chính Taro Kono đang gia tăng.

Giới quan sát cho rằng, nếu ông Ishiba không ra tranh cử, cuộc đua vào chiếc ghế chủ tịch LDP có thể trở thành "cuộc đua tam mã" giữa Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono với cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida và cựu Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi.

Cuộc đua tranh gay gắt

Phát biểu trên chương trình truyền hình hồi đầu tuần này, ông Ishiba,người từng được coi là một trong những ứng cử viên tiềm năng nhất, nói: “Nếu tôi tham gia cuộc đua này mà không có bất kỳ cơ hội thắng cử nào, tôi sẽ không đạt được gì cả”.

Nhật báo Nikkei nhận định, ông Kono sẽ là người hưởng lợi từ việc ông Ishiba rút khỏi cuộc đua.

Lý do là trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây, ông Ishiba có mức độ ủng hộ của công chúng gần bằng ông Kono, và các đảng viên bình thường của LDP đang ủng hộ cho ông Ishiba có thể sẽ quay sang ủng hộ ông Kono.

Cuộc thăm dò dư luận gần đây của Nikkei cũng cho thấy, ông Ishiba đứng thứ hai trong số những ứng cử viên thích hợp nhất để dẫn dắt LDP, chỉ thấp chưa đầy 1 điểm % so với đối thủ Kono.

Tuy nhiên, triển vọng ông Ishiba nhận được sự ủng hộ từ phía các nghị sỹ trong LDP khá ảm đạm.

Ông Ishiba có thể không nhận được đủ sự ủng hộ của tối thiểu 20 nghị sỹ trong chính phái để ra tranh cử, buộc chính trị gia này phải cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ từ các phái khác trong LDP, trong đó có phái Shisuikai của Tổng Thư ký LDP Toshihiro Nikai.

Một thành viên cấp cao của phái Ishiba thừa nhận: “Tôi sẽ không ủng hộ ông Ishiba vào thời điểm này. Nếu ông Ishiba ra tranh cử bây giờ, ông ấy sẽ mất đi cơ hội cho lần kế tiếp”.

Trong khi đó, ông Masaaki Taira, Hạ nghị sỹ phụ trách quan hệ với công chúng của phái Ishiba, nói với ông Ishiba ngày 5/9 rằng ông sẽ ủng hộ cho ông Kono, người đang phụ trách chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 của chính phủ.

Trong khi đó, mặc dù đang nhận được sự ủng hộ của công chúng, nhưng ông Kono đang phải đối mặt với sự chỉ trích.

Ngày 7/9, cựu Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Akira Amari phát biểu: “Tôi không hiểu làm thế nào Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng lại có hình ảnh tốt như vậy khi chương trình tiêm chủng là một trong những lý do chính khiến người dân đang tấn công Thủ tướng Suga”.

Ông Amari và ông Kono đều là thành viên của phái Shikokai, nhưng ông Amari lại ủng hộ cho ông cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kishida.

Cân nhắc tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ ở Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Suga liệu có thực hiện được?

Cân nhắc tham dự Thượng đỉnh Bộ tứ ở Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Suga liệu có thực hiện được?

Theo đài truyền hình NHK, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang cân nhắc khả năng thăm Mỹ vào cuối tháng này để tham dự ...

Ứng cử viên có kinh nghiệm dày dặn

Trước đó, ngày 3/9, Thủ tướng Suga, người đang giữ chức Chủ tịch LDP, đã bất ngờ thông báo sẽ không ra tranh cử chức Chủ tịch đảng.

Điều đó đồng nghĩa với việc ông sẽ không tiếp tục giữ chức Thủ tướng sau khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch đảng cầm quyền vào ngày 30/9.

Đảng cầm quyền LDP dự kiến sẽ tổ chức bỏ phiếu bầu lãnh đạo mới vào ngày 29/9 tới, một ngày trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch LDP của Thủ tướng Suga kết thúc. Chiến dịch tranh cử dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 17/9.

Khác với cuộc chạy đua vào chiếc ghế Chủ tịch LDP năm 2020, vốn chỉ có sự tham gia của các đảng viên là nghị sỹ, cuộc bỏ phiếu sắp tới có sự tham gia của cả các đảng viên không phải là nghị sỹ và đại diện của các tổ chức ủng hộ đảng này.

Người chiến thắng phải giành được ít nhất 50% trong số 766 phiếu, trong đó có 383 lá phiếu của các nghị sỹ LDP.

Trong trường hợp không có ứng cử viên nào giành đa số phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ nhất, LDP sẽ phải tổ chức bỏ phiếu lần thứ hai để chọn ra Chủ tịch mới từ hai ứng viên có số phiếu cao nhất ở vòng một. Vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ có sự tham dự của 383 nghị sỹ và 47 đảng bộ của LDP ở 47 tỉnh, thành.

Tin liên quan
Hai gương mặt vàng cho vị trí Thủ tướng Nhật Bản Hai gương mặt vàng cho vị trí Thủ tướng Nhật Bản

Ông Ishiba là đối thủ không chỉ của cựu Thủ tướng Abe Shinzo, mà còn là người đối địch của Phó Thủ tướng Aso Taro, đồng minh lâu năm của ông Abe và đứng đầu phái lớn thứ hai trong LDP.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba có thể cho rằng, cơ hội của ông sẽ rất thấp nếu cuộc đua bước vào vòng hai, trong đó các lá phiếu của các nghị sỹ có trọng lượng lớn hơn.

Khi Thủ tướng Suga vẫn có ý định ra tranh cử, ông Ishiba đã định đứng ngoài cuộc đua này. Tuy nhiên, sau khi ông Suga thông báo không ra tranh cử ngày 3/9, ông Ishiba đã để ngỏ khả năng tham gia cuộc đua.

Chính trị gia này cho biết sẽ "tham khảo ý kiến của các đồng minh và đưa ra quyết định vào thời điểm thích hợp”.

Kể từ năm 2008, ông Ishiba đã bốn lần ra tranh cử chức chủ tịch LDP. Trong cuộc đua gần đây nhất vào tháng 9/2020 với Thủ tướng Suga và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Kishida, ông Ishiba chỉ về thứ ba.

Trước đó, trong cuộc đua vào ghế chủ tịch LDP năm 2012, ông Ishiba đã đứng đầu ở vòng bỏ phiếu đầu tiên, nhưng lại bị ông Abe đánh bại ở vòng thứ hai. Sau đó, ông tiếp tục đối đầu với cựu Thủ tướng Abe một lần nữa vào năm 2018 nhưng vẫn thua cuộc.

Ông Ishiba đã trúng cử vào Hạ viện 11 nhiệm kỳ liên tiếp và đã từng giữ chức Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp cũng như Tổng Thư ký LDP.

'Di sản' của Thủ tướng Nhật Bản Suga đủ làm nền móng cho chính phủ mới

'Di sản' của Thủ tướng Nhật Bản Suga đủ làm nền móng cho chính phủ mới

Theo chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản Robert Ward thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế (IISS) của Anh, dù ...

Sanae Takaichi: Từ giấc mơ nhạc sỹ rock đến nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản?

Sanae Takaichi: Từ giấc mơ nhạc sỹ rock đến nữ Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản?

Theo tờ Japan Times, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Sanae Takaichi đang nổi lên như một ứng cử viên sáng giá ...

(theo Nikkei Asia)

Đọc thêm

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng ...
Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp khẳng định thành ý với Brazil về tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân

Pháp mong muốn chia sẻ kiến thức kỹ thuật với Brazil trong khi vẫn tôn trọng mọi cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Ukraine hạ 26 UAV một đêm, Nga tuyên bố đanh thép về F-16, thế mạnh của Ấn Độ giữa xung đột Moscow-Kiev

Nga cho rằng, nếu phương Tây cung cấp cho Ukraine máy bay tiêm kích F-16, điều đó cũng sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường.
Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Hàn Quốc cảnh giác động thái mới của Triều Tiên, thảo luận cùng Mỹ-Nhật Bản tìm cách hợp tác an ninh

Triều Tiên dường như đang chuẩn bị cho vụ phóng vệ tinh do thám tiếp theo, mặc dù không có dấu hiệu cho thấy vụ phóng sắp xảy ra.
Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ tính 'đục thủng' túi tiền ở nước ngoài dành cho vũ khí Triều Tiên, Moscow-Bình Nhưỡng hợp tác đối phó thách thức

Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và hai tổ chức với cáo buộc chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.
Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Đã từng thân thiết, Niger nay vội gây sức ép muốn Mỹ rút quân, Nga có thế chân?

Chính phủ Niger cho hay, Mỹ sẽ sớm đệ trình đề xuất rút binh lính của họ khỏi quốc gia Tây Phi này.
Giữa lúc chìm trong nội chiến lẫn các cuộc oanh tạc của Mỹ, Yemen chào đón Ngoại trưởng mới

Giữa lúc chìm trong nội chiến lẫn các cuộc oanh tạc của Mỹ, Yemen chào đón Ngoại trưởng mới

Hội đồng Tổng thống Yemen đã bổ nhiệm ông Shayea Mohsen Al-Zindani làm Ngoại trưởng mới của nước này.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Phiên bản di động