Chọn trang phục APEC 2017

Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Vi Kiến Thành (ảnh trên), cho biết trang phục APEC 2017 được tuyển chọn rất kỹ lưỡng và có 5 nhà thiết kế nổi tiếng của Việt Nam tham gia thiết kế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chon trang phuc apec 2017 APEC 2017 - trọng tâm chính sách đối ngoại của Việt Nam
chon trang phuc apec 2017 Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dự lễ kỷ niệm quốc khánh Việt Nam

Trang phục APEC là trang phục dành cho các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã khởi xướng truyền thống này vào năm 1993, khi ông trao những chiếc áo khoác bằng da, giống như áo của phi công Mỹ, cho các nhà lãnh đạo khác. Theo thông lệ, trang phục này do nước chủ nhà đăng cai tổ chức Năm APEC chuẩn bị để các nhà lãnh đạo mặc khi chụp ảnh kỷ niệm chung. Đây cũng là một món quà đặc biệt của nước chủ nhà dành tặng các vị nguyên thủ và lãnh đạo APEC.

chon trang phuc apec 2017
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chụp ảnh cùng các vị lãnh đạo trong trang phục áo dài truyền thống của Việt Nam tại Hội nghị APEC 2006 ở thủ đô Hà Nội.

Trải qua nhiều kỳ APEC, mỗi nước chủ nhà đều có trang phục riêng, nhưng không phải trang phục nào cũng được khen ngợi, vừa đảm bảo ý nghĩa vừa thành công về thẩm mỹ. Trang phục áo dài khăn đóng truyền thống trong Năm APEC Việt Nam 2006 đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế. Theo ông Vi Kiến Thành, tiếp nối thành công trên, việc duyệt chọn trang phục cho Hội nghị Cấp cao APEC 2017 diễn ra công phu hơn. Một Hội đồng tuyển chọn được thành lập do Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Huỳnh Vĩnh Ái làm Chủ tịch. Thành viên của Hội đồng gồm có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ VHTTDL, Hội Mỹ thuật Việt Nam… Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) có nhiệm vụ mời các nhà thiết kế tham gia thiết kế trang phục APEC. Mẫu trang phục được chọn sẽ được trình lên Ủy ban Quốc gia APEC Việt Nam.

Nhiều tiêu chí

Ông Vi Kiến Thành cho rằng trang phục sẽ là một trong những điểm nhấn của Năm APEC Việt Nam 2017. Nó sẽ góp phần tạo ấn tượng và ghi dấu ấn Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Bởi vậy, việc duyệt chọn trang phục cần kỹ lưỡng và bài bản. Trong thông báo mời 5 nhà thiết kế tham gia sáng tác mẫu trang phục APEC 2017, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã nêu cụ thể các tiêu chí cần thiết.

Đó là, trang phục phải thể hiện được truyền thống, tinh hoa của dân tộc Việt Nam; thể hiện một Việt Nam hiện đại, đổi mới, năng động và hội nhập; nêu bật vốn quý về chất liệu, kỹ thuật của Việt Nam. Bên cạnh đó, trang phục không trùng lặp với các mẫu thiết kế đã được sử dụng tại các hội nghị quốc tế ở Việt Nam hoặc các thành viên khác của APEC; phù hợp với quy định và luật của Việt Nam cũng như quốc tế về sở hữu trí tuệ; đảm bảo trang trọng, lịch sự; đồng thời thuận lợi thao tác mặc, hoạt động và phù hợp với khí hậu nơi diễn ra sự kiện. Thêm nữa, trang phục cần đáp ứng yêu cầu trở thành quà tặng của nước chủ nhà dành cho các nhà Lãnh đạo Cấp cao tham dự APEC 2017. Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng được lưu ý không nên sử dụng họa tiết động vật như rồng, phượng và nhiều màu hoặc hoa văn quá nổi bật.

Chưa có thiết kế nào được chọn

Căn cứ vào các tiêu chí trên, các nhà thiết kế độc lập nghiên cứu, sáng tạo các phương án thiết kế. Sau đó, Hội đồng tuyển chọn sẽ duyệt trên mẫu may thử (may bằng vải có màu sắc và chất liệu tương đối giống với màu và chất liệu mà nhà thiết kế định lựa chọn) vào cuối tháng 11/2016. Tiếp đó, đến cuối tháng 12/2016, Hội đồng duyệt mẫu may trên chất liệu chính thức. Tuy nhiên, sau lần họp này, chưa mẫu thiết kế nào được Hội đồng lựa chọn.

Cục trưởng Vi Kiến Thành cho biết nhìn chung, các mẫu thiết kế đều mắc phải nhược điểm là còn nặng tính trình diễn, chưa bám sát yêu cầu đặt ra. “Chúng ta còn thiếu nhà thiết kế tạo ra các bộ trang phục có tính ứng dụng vào đời sống xã hội.”, ông Thành nói. 

Cũng có mẫu đạt tiêu chí về tính ứng dụng và sự thuận lợi khi mặc nhưng lại “bình thường quá”, giống đồng phục của nhân viên công sở, theo đánh giá của ông Vi Kiến Thành. Ông tiết lộ thêm, trong 5 mẫu thiết kế, có mẫu ngả về xu hướng sân khấu, mẫu lại hợp với sàn diễn thời trang. Một bộ đạt tiêu chí về kiểu dáng thì hỏng về màu sắc. Đó là mẫu thiết kế áo the khăn xếp truyền thống màu đen. Trong tư duy thẩm mỹ và quan niệm của người Việt Nam, màu đen tạo cảm giác nặng nề, u ám, mặc dù châu Âu lại coi đó là màu thể hiện sự sang trọng, lịch sự.

Có bộ chất liệu tốt, màu sắc đẹp nhưng sử dụng họa tiết thêu nhiều quá, gây cảm giác xa cách với cuộc sống đương đại và vẫn mang tính trình diễn nhiều hơn. “Giới thiệu được văn hóa thêu của Việt Nam là rất hay, rất tốt, nhưng liều lượng đến đâu lại là vấn đề”, ông Thành nhận xét.

Một nhà thiết kế có ý tưởng vẽ tất cả các trích đoạn của Hoàng thành Huế và khi các nhà lãnh đạo đứng chụp ảnh sẽ tạo thành một vòng thành hoàn chỉnh. Hội đồng tuyển chọn đánh giá ý tưởng rất thú vị, nhưng phù hợp để người mẫu trình diễn quay phim, chụp ảnh trên sàn thời trang hơn.

Theo ông Vi Kiến Thành, đến nay, các bộ trang phục chưa đạt yêu cầu đặt ra, một phần do hạn chế của nhà thiết kế, nhưng phần khác do thiếu đồng thuận trong chính những người tham gia tuyển chọn. Hội đồng tuyển chọn cho rằng đối với lãnh đạo nữ, áo dài là trang phục đạt chuẩn về thẩm mỹ và văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà thiết kế sẽ phải tính toán đưa họa tiết, hoa văn gì vào trang phục để thể hiện được rõ nét văn hóa của nước chủ nhà và sự kiện APEC diễn ra tại Việt Nam. Hội đồng cũng thống nhất 21 lãnh đạo của các nền kinh tế APEC sẽ mặc quần tây. Nghĩa là các nhà thiết kế có nhiệm vụ chủ yếu là sáng tạo mẫu áo cho các nhà lãnh đạo nam. Thế nhưng, đây vẫn là cái khó đối với họ khi mà các thành viên Hội đồng tuyển chọn có sự nhìn nhận, đánh giá rất khác nhau. Có phương án đưa ra là cải tiến bộ comple mang yếu tố văn hóa Việt Nam. Có ý kiến là trên cơ sở áo dài khăn đóng của năm 2006 nhưng ngắn hơn. “Trang phục phải là dòng chảy kế tiếp của truyền thống văn hóa, từ đời này sang đời khác, có sự liên kết, tiếp nối lẫn nhau. Nếu chúng ta thống nhất được như trang phục phải dựa trên cơ sở khăn đóng áo dài, tôi cho rằng các nhà thiết kế sẽ làm được”, ông Thành nói.

Hiện các nhà thiết kế vẫn tiếp tục chỉnh sửa mẫu cho phù hợp với tiêu chí cũng như yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn trang phục dành cho các nhà lãnh đạo APEC. Trong tháng 1 này, Hội đồng sẽ tiếp tục họp để đưa ra quyết định phương án thiết kế hoàn thiện về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc.

chon trang phuc apec 2017 Phát triển con người, một trong những ưu tiên hàng đầu trong hợp tác APEC

Ngày 18/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima của Peru, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 28 của Diễn ...

chon trang phuc apec 2017 Các Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC khẳng định quyết tâm tăng cường liên kết khu vực

Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị thủ đô Lima, Peru, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 28 của ...

chon trang phuc apec 2017 Phát triển mạnh mẽ, thực chất quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam

Đại sứ Ted Osius khẳng định, chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đi vào ...

Việt Lan

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có buổi làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động