Thông tin trên được tổ chức phi chính phủ Alarm Phone đưa ra trên Twitter, đồng thời cung cấp đường dây nóng khẩn cấp cho những người di cư gặp nạn trên biển.
Các nhà chức trách Morocco chưa xác nhận ngay về cuộc giải cứu này.
Những người di cư từ Morocco sau khi đến bờ biển của quần đảo Canary. (Nguồn: AP) |
Trước đó, bà Helena Maleno Garzon, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Caminando Fronteras viết trên Twitter rằng: "Thuyền của những người di cư này đang chìm ngoài khơi bờ biển Tarfaya của Morocco khi họ cố gắng tiếp cận quần đảo Canary của Tây Ban Nha, nằm cách Tarfaya khoảng 100 km".
Bà còn cảnh báo rằng, những người di cư này sẽ “chết nếu không được cứu sớm”.
Nằm ở cực Tây Bắc của châu Phi, Morocco được xem là "trạm trung chuyển" của nhiều người di cư tìm cách đến châu Âu từ các bờ biển Đại Tây Dương hoặc Địa Trung Hải.
Theo Caminando Fronteras, năm 2021 có hơn 4.000 người di cư đã chết hoặc mất tích trong nỗ lực vượt biển tới Tây Ban Nha, tăng gấp đôi so với năm 2020.
Còn Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết, trong năm 2021, hơn 37.300 người di cư, chủ yếu từ Morocco, đã đến Tây Ban Nha bằng đường biển, ở bán đảo cũng như quần đảo Balearic và Canary.
Trước đó, ngày 27/1, lực lượng phòng vệ bờ biển Tunisia đã giải cứu hơn 30 người di cư khi thuyền chở họ bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Zarzis thuộc miền Đông Nam Tunisia, gần biên giới Libya.
Những người sống sót đã được đưa đến cảng El Ketef ở khu vực Ben Guerdane của Tunisia. Theo họ, trước thời điểm gặp nạn, thuyền trên chở 70 người, trong đó có 15 người Ai Cập, 3 người Sudan và 1 người Morocco. Nhóm này khởi hành từ Libya và hướng đến bờ biển các nước châu Âu.
Bên cạnh Morocco, Tunisia và Libya là 2 quốc gia được nhiều người di cư lựa chọn làm xuất phát điểm với hy vọng tìm cách "đổi đời" sang châu Âu.
Các tổ chức nhân đạo nhiều lần nhấn mạnh, tuyến đường biển đi qua Địa Trung Hải đang trở thành tuyến đường di cư chết chóc nhất thế giới.
Số người di cư tìm cách nhập cảnh trái phép vào châu Âu đã tăng vọt trong năm 2021 với gần 55.000 người di cư đến Italy trong 10 tháng đầu năm.
Tại Tunisia, trong 9 tháng đầu năm 2021, lực lượng phòng vệ bờ biển đã ngăn chặn 19.500 người di cư đang tìm cách vượt biển để đến châu Âu. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, ít nhất 1.300 người di cư mất tích hoặc chết đuối trên biển Địa Trung Hải trong hành trình đến châu Âu.
| Thêm một hành trình di cư dang dở, nguy hiểm cận kề Lực lượng cứu hộ Anh phát hiện chiếc thuyền chở những người di cư đang tìm cách vượt eo biển Manche, trong đó có 1 ... |
| Châu Âu 'sóng gió' vì vấn đề di cư: Cuộc khủng hoảng gây chia rẽ lâu dài Trong tất cả những khó khăn mà châu Âu gặp phải trong năm 2021, vấn đề di cư đã trở lại hàng đầu. Các quốc ... |