Chống chọi với virus corona chủng mới, lá chắn 'miễn dịch' vô tác dụng?

Minh Anh
TGVN. Đại dịch viêm phổi kinh hoàng tại Vũ Hán rồi cũng sẽ qua đi, vô số trường hợp bị lây nhiễm, nhiều người tử vong, nhưng cũng rất nhiều người đã thoát khỏi "tử thần". Vậy con người có khả năng miễn dịch trước COVID-19 hay không?   
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung Cập nhật 14h ngày 14/2: Huyết tương người khỏi bệnh do virus corona có kháng thể giúp điều trị, Nhật Bản chưa tìm ra con đường lây bệnh
chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung Cập nhật 19h ngày 13/2: WHO nói về định nghĩa mới thống kê số ca nhiễm virus corona của Trung Quốc. Nhật Bản xác nhận ca tử vong đầu tiên
chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung
Con người có khả năng miễn dịch trước virus corona chủng mới? (Nguồn: Businessfast)

Ở thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy chủng mới virus corona (COVID-19) đang trở thành đặc hữu để "đồng hành" với con người. Tuy nhiên, theo dõi tình hình thực tế các ca lây nhiễm, phục hồi và tỷ lệ chết (khoảng 2,2%) được đánh giá là thấp hơn rất nhiều so với các chủng virus corona nguy hiểm hơn như SARS_Cov (10%) hay MERS_ Cov (37%), nhiều người đã đặt câu hỏi về khả năng miễn dịch của con người đối với COVID-19?

Virus corona chiếm quyền kiểm soát thế nào

Các thành viên thuộc họ virus corona đều có dạng hình cầu với đường kính xấp xỉ 125 nm, với cấu trúc theo thứ tự từ trong ra ngoài là Lõi acid nucleic - Vỏ protein - Lớp vỏ ngoài.

Lõi acid nucleic: Bộ gien của COVID-19 bao gồm một RNA duy nhất, giúp nó có thể tổng hợp các thành phần cấu tạo khi đã xâm nhập vào tế bào vật chủ, nhằm phục vụ cho việc nhân bản. Vỏ protein (vỏ capsit): Lớp vỏ bọc bên ngoài bộ gen được cấu tạo từ các capsome đóng vai trò bảo vệ. Lớp vỏ ngoài: cấu tạo từ lớp kép lipit và protein, bên trên có gai hình giống như trên vương miện. Lớp gai này sẽ thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus thâm nhập bên trong tế bào vật chủ.

Cũng giống như các virus corona chủng khác, người mắc viêm phổi cấp do COVID-19 ban đầu cũng có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, ho, sốt… Trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi hai phổi bị tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và có thể tử vong.

Kháng nguyên khi xâm nhập cơ thể người sẽ bị hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng. Các chuyên gia thuộc Tập đoàn Công nghệ sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) mới đây cho biết, họ tìm thấy lượng lớn kháng thể với khả năng tiêu diệt virus trong huyết tương của một số bệnh nhân đã hồi phục sau khi mắc COVID-19.

Trước diễn biến của dịch, trang mạng STAT (Mỹ) chuyên ngành y học và sức khỏe đã có dự báo "hậu đại dịch", COVID-19 hoàn toàn có thể ổn định để trở thành một bệnh về đường hô hấp và "đến hẹn lại lên" vào một mùa thích hợp trong năm. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Michael Osterholm thuộc Đại học Minnesota cho rằng, những gì chúng ta đang nhìn thấy có thể là sự “ra mắt” của một mầm bệnh gây viêm phổi mới theo mùa.

Không có khả năng miễn dịch lâu dài

Michael Farzan là nhà sinh vật học của Viện nghiên cứu Scripps ở Florida, Mỹ. Năm 2015, ông là thành viên trong nhóm các nhà nghiên cứu đã xác định được cách mà virus SARS xâm nhập tế bào người, gọi COVID-19 là vi sinh vật “nổi tiếng” vì bộ gien đột biến. Nhưng khi so sánh về cấu trúc virus, Giáo sư Michael Farzan cho biết, đã có một số điểm tương đồng giữa SARS và COVID-19, trong đó SARS có một hệ thống hiệu đính phân tử khiến tốc độ đột biến của nó giảm đáng kể, thật may mắn bộ gien của COVID-19 cũng cho thấy đặc điểm tương tự. Đây là yếu tố khiến tỷ lệ đột biến của chủng virus corona mới thấp hơn đáng kể so với cúm hay HIV. Và đây cũng là đặc trưng mà các nhà khoa học tin COVID-19 ít có khả năng tiến hóa theo hướng nguy hiểm và trở nên đáng sợ hơn.

chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung
COVID-19 (màu vàng) khu trú giữa các tế bào cơ thể người (màu hồng). (Nguồn: RML)

Theo các nhà nghiên cứu, bất kỳ sự tiến hóa nào diễn ra trong một loại virus corona đặc hữu, bao gồm cả loại tăng đột biến theo mùa, cũng thường theo hướng giảm dần độc lực. “Nó không muốn giết bạn trước khi bạn giúp nó lan truyền”, GS. Farzan cho biết.

Do đó, trong cuộc chiến với dịch COVID-19 hiện nay, chúng ta có thể sẽ phải chờ sự suy yếu dần của nó, nếu COVID-19 cuối cùng sẽ trở thành một chủng corona mới giống như cúm mùa. “Người chết không truyền virus, thậm chí cả những người bệnh rất nặng cũng không phải là trung gian truyền bệnh tốt nhất”, GS. Michael Farzan cho biết.

Số người mắc cúm mùa có phụ thuộc vào khả năng miễn dịch hay không? Chính giới khoa học hiện cũng chưa hẳn có câu trả lời chắc chắn. Theo chuyên gia về cúm Richard Webby, thuộc Bệnh viện nhi St. Jude, việc phơi nhiễm với cả 4 chủng virus corona đặc hữu đang tồn tại chung với cuộc sống của con người hiện nay, có thể giúp khả năng miễn dịch tốt hơn, nhưng đều không phải vĩnh viễn. Các loại virus gây bệnh cho đường hô hấp vẫn khiến người trưởng thành nhiễm bệnh như thường, dù trước đó họ từng mắc bệnh, vì khả năng miễn dịch với virus corona thường yếu dần.

Tim Sheahan, nhà nghiên cứu virus corona tại Trường Y tế Công cộng Toàn cầu thuộc Đại học Bắc Carolina phân tích, khi đến tuổi trưởng thành con người sẽ có một số khả năng miễn dịch nhất định đối với một số chủng virus corona. Nhưng khả năng đó không kéo dài, người nhiều tuổi có thể bị tái nhiễm. Sức đề kháng yếu đi theo thời gian, nên người già thường có tỷ lệ tử vong cao hơn đối với các bệnh do virus corona gây ra, như trong các dịch SARS và MERS hay COVID-19 hiện nay.

Bác sĩ Susan Kline, một chuyên gia khác về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết, có một số bằng chứng cho thấy, mọi người đều có thể tái nhiễm 4 loại virus corona đặc hữu và không có khả năng miễn dịch lâu dài. Giống như virus rhino gây bệnh cảm lạnh thông thường, con người có thể nhiễm bệnh nhiều lần trong đời. Con người sẽ có phản ứng kháng thể, nhưng nó chỉ có giới hạn, vì vậy trong lần tiếp xúc tiếp theo bạn không còn được bảo vệ hoàn toàn, bởi vậy, bệnh vẫn có thể quan trở lại nhưng thường ở thể nhẹ hơn.

Đối với cả những người từng là nạn nhân của dịch SARS bùng phát năm 2002-2003, chính chuyên gia về virus corona Sheahan cũng không dám chắc chắn về khả năng miễn dịch của họ. “Họ có đủ khả năng miễn dịch?, tôi cũng không dám chắc”, ông Sheahan nói.

Như vậy, khả năng miễn dịch của con người đối với "dòng họ" virus corona là không vĩnh viễn. Với COVID-19 có thể cũng vậy.

Bao nhiêu người sẽ nhiễm bệnh trong chu kỳ tiếp theo của COVID-19? Chuyên gia về cúm Richard Webby cho rằng, con số này sẽ không phụ thuộc vào số lượng người bị nhiễm lần đầu tiên, rất có thể sẽ nhiều hơn số trường hợp đã được xác định nhiễm bệnh hiện nay. Vì có những người không có, hoặc chỉ các có triệu chứng nhẹ đã có thể được coi là miễn dịch và bị loại khỏi sự chú ý của các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Còn vị chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins Amesh Adalja dự báo, COVID-19 chưa từng được phát hiện trước đó, bởi vậy, dịch bệnh lần này sẽ đặc biệt tồi tệ, vì về mặt miễn dịch, con người chưa từng có sự chuẩn bị.

Còn trong tương lai thì sao? Có thể COVID-19 sẽ bỏ qua những người từng bị phơi nhiễm (kể cả những người không có biểu hiện bệnh)?

Chưa có câu trả lời chắc chắn. Và đó cũng chỉ là một giả định khi virus này không “phát triển các thủ thuật” khiến nó trở nên “vô hình” trước hệ miễn dịch của con người và các kháng thể từng phơi nhiễm trước đó.

chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung WHO: Vaccine chống virus corona sẽ được thử nghiệm trên người sau 3-4 tháng nữa

TGVN. Ngày 12/2, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tiến sĩ Soumya Swaminathan cho biết, các loại vaccine đầu ...

chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung Chuyên gia cảnh báo thêm dấu hiệu đặc trưng của nguời nhiễm virus corona

TGVN. Ông Norio Ohmagari, bác sĩ của Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM) của Nhật Bản, cho biết cảm ...

chong choi voi virus corona chung moi la chan mien dich vo tac dung Virus corona - Chưa có thuốc đặc trị, chống đến cùng hay học cách sống chung

TGVN. Những đặc tính có phần vượt trội của virus corona chủng mới (2019-nCoV) đang khiến khả năng loại trừ hoàn toàn virus nguy hiểm ...

Minh Anh

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động