Nhỏ Bình thường Lớn

Chủ động thích ứng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh mới

Những nhóm vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm cũng như những kế hoạch chuẩn bị ứng phó, chủ động thích ứng và xoay chuyển thách thức thành cơ hội của các doanh nghiệp...đã được trao đổi sôi nổi tại phiên Thảo luận của Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VEFS) 2023 ngày 11/1 tại Hà Nội.
Chủ động thích ứng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh mới
Ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long chia sẻ về bài học của doanh nghiệp, thích ứng trong bối cảnh mới.

Luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp

Là một trong những thương hiệu hàng đầu về xuất khẩu nông sản, từng "ghi điểm" khi thành công đưa thương hiệu gạo A An sang thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long chia sẻ, nghiên cứu chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, đặc biệt luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, tạo ra những sản phẩm mang tính khác biệt...là kim chỉ nam để doanh nghiệp vượt qua thách thức, thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Dẫn chứng về câu chuyện sản phẩm gạo A An khi đưa vào thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp đã cố gắng tăng thêm giá trị gia tăng vào sản phẩm, kết hợp giới mô hình lúa thơm của Việt Nam, tương tự với lĩnh vực chăn nuôi cũng có sự sáng tạo như vậy.

“Ở Tân Long luôn có tinh thần khởi nghiệp, bởi vì chúng tôi phải tự bán, tự phân phối sản phẩm của mình, vì thế phải tạo ra sự khác biệt. Trên thị trường chúng ta thấy đã có rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã làm điều này từ 20 năm nay. Chúng tôi mới đang ở top 5, nên tập đoàn đang có định hướng trong năm 2023 sẽ lọt vào top 3, thậm chí là top đầu với quy mô đàn heo khoảng 6 triệu con”, ông Trung cho hay.

Bên cạnh thương hiệu gạo A An, thời gian gần đây, Tập đoàn Tân Long cũng đang tạo nên dấu ấn khác biệt với sản phẩm heo ăn chay, chính thức ra mắt thị trường từ tháng 10/2022.Sản phẩm cam kết nguyên liệu đầu vào cho heo là ăn đạm thực vật, không có yếu tố từ các nguồn tận thu từ giết mổ vì ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

“Bài học của chúng tôi là luôn duy trì tinh thần khởi nghiệp, Tân Long vẫn đang trong quá trình khởi nghiệp, vẫn đang tái cấu trúc doanh nghiệp, đó là định hướng lại chiến lược, ưu tiên nguồn vốn cho xây dựng chuỗi giá trị thực sự”, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Long khẳng định.

Kiểm soát lạm phát, điều hành linh hoạt

Chia sẻ tại phiên Thảo luận ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022, hầu hết các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là nhà hoạch định chính sách của các định chế lớn đều nhận định là lạm phát chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi lạm phát lên cao nhất 40 năm gần đây.

Chủ động thích ứng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh mới
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, chính sách tiền tệ năm 2023 sẽ tập trung kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt.

Với sai lầm đó, các ngân hàng trung ương đều phải chuyển đổi chính sách tiền tệ. Từ nới lỏng chuyển sang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Mặt bằng lãi suất toàn cầu bị đẩy lên rất cao làm cho đồng USD tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Riêng trong năm 2021, chỉ số DXY đo sức mạnh đồng USD tăng tới 21%.

"Điều này tạo lên áp lực khủng khiếp lên chính sách tiền tệ, không chỉ của Việt Nam mà tất cả lên các nước mới nổi. Trong bối cảnh đó, đồng USD trở thành hầm trú ẩn cho tất cả các nhà đầu tư. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ của Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt khi độ mở của nền kinh tế đang rất lớn thì khả năng chống chọi với cú sốc khủng khiếp đó là cực kỳ căng thẳng", ông Quang nhận định.

Một loạt bài toán khó đặt ra cho việc điều hành chính sách tiền tệ lúc này: làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng USD tăng giá mạnh; làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố SCB chưa từng có tiền lệ...

Bước sang năm 2023, ông Quang cho biết, mục tiêu xuyên suốt là điều hành chính sách tiền tệ là giữ được sự ổn định của dòng tiền, kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhà nước sẽ hành động theo phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trong đó bất biến là kiểm soát lạm phát, còn cách thức điều hành thì rất linh hoạt.

Giải "cơn khát vốn” cho doanh nghiệp

Còn ông Bùi Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho rằng, năm 2022 là một năm khó khăn không chỉ với doanh nghiệp mà cả toàn hệ thống Ngân hàng cũng như các Ngân hàng Thương mại.

Sau khi được Nhà nước cấp room tín dụng, OCB đã đồng hành làm việc với khách hàng doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào nhóm chiến lược là khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, chạy hết công suất làm việc tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp và đồng hành. Điều này đã giúp cuối năm 2022 OCB về đích và giải ngân nằm trong kế hoạch Ngân hàng Nhà nước cho phép trên 18% room tín dụng.

Chủ động thích ứng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh mới
Ông Bùi Thành Trung, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chia sẻ tại Phiên thảo luận.

Những khó khăn mà doanh nghiệp đang lo lắng chủ yếu là vấn đề về tỷ giá. OCB cũng đưa ra các giải pháp về mặt tỷ giá ngay đầu năm như nói chuyện với khách hàng về kế hoạch, tình hình xuất nhập khẩu trong vòng 1-2 tháng tới, đưa ra sản phẩm mua bán kỳ hạn ngoại hối, nhiều khách hàng mua và trong cú sốc tỷ giá thì họ đã được bảo hiểm, tập trung nguồn lực sản xuất hoàn thiện đơn hàng.

Trong thời gian tới, OCB nói riêng và các Ngân hàng Thương mại nói chung kiến nghị trực tiếp cho doanh nghiệp nên đưa ra các giải pháp cho chiến lược phát triển dài hạn trong 3-5 năm trong đó ưu tiên quản trị rủi ro. Cú sốc tỷ giá năm 2022 là một bài học để doanh nghiệp tập trung nguồn lực nhìn nhận vào bảng cân đối tài sản, chênh lệch tỷ giá, lãi suất kỳ hạn, đó cũng là những nghiệp vụ mà ngân hàng muốn đồng hành cùng doanh nghiệp.

"Thời gian qua chúng ta nhìn thấy độ mở thị trường tỷ giá biến động mạnh, đồng USD tăng kỷ lục, không vì lý do gì mà tiền đồng không biến động do đó, cũng mong doanh nghiệp ưu tiên quả trị tỷ giá, lãi suất. Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép các ngân hàng thương mại cung cấp sản phẩm liên quan đến bảo hiểm tỷ giá, lãi suất, hoán đổi ngoại tệ, dùng lãi suất thả nổi sang cố định...Đó chính là các biện pháp mà chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp từ bài học của năm 2022 nên tập trung", ông Trung nhấn mạnh.

Tiếp nối hành trình 15 năm kiến tạo và phát triển thành công Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam - VESF (2008-2023), với sứ mệnh và mục tiêu:

i) Trở thành kênh thông tin trao đổi, đối thoại và hiến kế về các vấn đề chính sách gắn với thực tiễn hoạt động của các ngành kinh tế trong mối tương quan với bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam;

ii) Tổng hợp những nhận định, phân tích và đánh giá đa chiều các yếu tố thuận lợi - khó khăn, cơ hội, thách thức đối với nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp;

iii) Hiến kế và khuyến nghị tới các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, lãnh đạo các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp; nhằm góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Diễn đàn năm nay được cấu trúc thành 2 phiên, trong đó đặc biệt là Phiên tranh biện giữa các chuyên gia kinh tế về nhận định các chiều hướng của thách thức và đánh giá khả năng xoay chuyển tình thế của Việt Nam.

Phiên thảo luận về từng vấn đề cấp thiết nhất liên quan đến hoạt động của các ngành, các thị trường và khu vực doanh nghiệp để thấy rõ được, tính chủ động và khả năng vượt qua thử thách ra sao.

Diễn đàn do Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức.

WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 7,2%, dẫn đầu khu vực châu Á

WB: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đạt 7,2%, dẫn đầu khu vực châu Á

Ngày 26/9, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á ...

Truyền thông quốc tế dành lời 'có cánh' cho kinh tế Việt Nam

Truyền thông quốc tế dành lời 'có cánh' cho kinh tế Việt Nam

Thời gian gần đây, các tổ chức quốc tế, truyền thông nước ngoài liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng và dành nhiều lời ...

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa

Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương về sản xuất và tiêu dùng bền vững (APRSCP) lần thứ 16 vừa diễn ra tại thủ ...

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức

Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ...

Kinh tế Việt Nam - thách thức và triển vọng

Kinh tế Việt Nam - thách thức và triển vọng

Với những kết quả đã đạt được trong năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2023 để tăng trưởng kinh tế bền ...