Back to E-magazine
e magazine
18:35 | 21/03/2023
Chu Lượng: Người vẽ các 'tiên nữ' bằng tinh thần Hiệp sĩ

18:35 | 21/03/2023

Chu Lượng dường như đã dồn hết tâm lực "chiến đấu với thời gian, với khó khăn nhọc nhằn của cuộc sống để ngăn chặn sự phôi pha nhan sắc, hao mòn ước mơ của những người đàn bà ở thế gian này” qua 50 bức chân dung tại Triển lãm “Từ Chân dung đến Chân dung – Những người đàn bà tôi vẽ”.

Chu Lượng dường như đã dồn hết tâm lực “chiến đấu với thời gian, với khó khăn nhọc nhằn của cuộc sống, để ngăn chặn sự phôi pha nhan sắc, hao mòn ước mơ của những người đàn bà ở thế gian này” qua 50 bức chân dung tại Triển lãm “Từ Chân dung đến Chân dung – Những người đàn bà tôi vẽ”.

Thưa NSƯT Chu Lượng-chàng “Hiệp sĩ của cái đẹp” , như “tước hiệu” mà đạo diễn, nhà thơ Lương Tử Đức đặt cho anh, nhân duyên nào đưa anh tới ý tưởng vẽ và làm triển lãm “Từ Chân dung đến Chân dung – Những người đàn bà tôi vẽ” đang diễn ra tại 45 Tràng Tiền?

Cách đây 7 năm, cũng chính tại ngôi nhà 45 Tràng Tiền này, tôi làm triển lãm mang tên “Chu Lượng và những người bạn”. Nhưng triển lãm năm đó tôi toàn vẽ những người người đàn ông, bạn thân của mình. Thực ra tôi không phải hoạ sĩ vẽ chuyên nghiệp, mà mọi người biết đến tôi là nghệ sĩ rối nước qua những cuộc triển lãm, qua những công trình rối nước tôi đã làm ở trong và ngoài nước. Tôi muốn làm gì đó để tri ân những người bạn thân thiết của tôi. Vì thế, tôi đã vẽ về họ. Mà để tri ân bạn bè thì mình chẳng có gì cả, chỉ có thể vẽ họ với tấm lòng và tình cảm yêu mến, trân quý.

Trong triển lãm “Chu Lượng và những người bạn” năm đó, bạn tôi có đầy đủ các thành phần, nghệ sĩ, công chức, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, cả các sĩ quan lực lượng vũ trang… nhưng không có chân dung một phụ nữ nào. Xem xong triển lãm, các bạn tôi rất ngạc nghiên, họ hỏi tại sao ông không vẽ phụ nữ nhỉ? Những người đàn bà rất cần được tri ân, tôn vinh, phải hơn cả cánh đàn ông chúng ta chứ! Sau câu nói đó, tôi cũng thấy “khiếm khuyết”, thấy bạn tôi nói đúng quá!

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Vậy tại sao anh không vẽ chị em, vẽ về phái đẹp mà ông rất ngưỡng mộ, thậm chí tôn thờ?

Trước đây, tôi không dám vẽ phụ nữ vì trước hết mình không phải hoạ sĩ chuyên nghiệp, không đủ tự tin để vẽ về họ. Khi vẽ phụ nữ cần rất nhiều yếu tố, vẽ chị em khó hơn vẽ đàn ông, những người bạn gần gũi, thân thiết của tôi rất nhiều. Vẽ phụ nữ thì phải toát lên vẻ xinh đẹp của họ, khác với vẽ đàn ông chỉ bằng những mảng miếng, góc cạnh, đường nét…

Thế nhưng, phụ nữ luôn là đề tài hấp dẫn, luôn cuốn hút những người làm nghệ thuật từ cổ chí kim. Chính vì khó mà những người làm nghệ thuật đều đam mê, muốn thử sức sáng tạo của mình.

Anh bắt đầu trở thành “Hiệp sĩ của phái đẹp” từ khi nào?

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Sau lần triển lãm “Chân dung những người bạn” năm 2016 và câu hỏi của các bạn tôi, tôi bắt đầu trăn trở với ý tưởng vẽ về phụ nữ và quyết tâm phải làm một triển lãm về họ. Tuy nhiên, sau đó tôi trở thành quản lý, làm Giám đốc Nhà hát múa rối Thăng Long nên mọi dự định đều xếp lại. Thế nhưng, ý tưởng phải làm gì đó tri ân phụ nữ luôn ám ảnh, đeo bám trong tâm trí tôi. Mãi đến năm 2021, sau khi nghỉ hưu, tôi mới có thể tập trung toàn tâm toàn ý cho những dự định đã ấp ủ, nung nấu từ lâu.

Tôi bắt đầu bằng hai nhân vật đầu tiên là vợ của hai người bạn thân trong nhóm “Nhân sĩ Hà Đông”. Lúc đó, tôi nghĩ và nói với họ rằng sao họ lại dám liều để tôi vẽ chân dung thế nhỉ (cười). Thế nhưng, sau khi tôi vẽ xong hai nhân vật này, các hoạ sĩ trong nhóm Nhân sĩ Hà Đông, cả nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và đạo diễn Lương Tử Đức đều bảo, “ồ, ông vẽ phụ nữ cũng được đấy chứ!”.

Lời động viên của những người bạn gần gũi và cả những “comment” sau khi post các bức chân dung đầu tiên lên Facebook đã khích lệ tôi cần phải vẽ tiếp. Trong số các nhân vật của tôi, có rất nhiều phụ nữ không quen biết muốn được tôi vẽ. Tình cảm đó khiến tôi quyết định cần phải làm thật chỉn chu để tri ân, dâng tặng họ, những người đàn bà xinh đẹp nhưng còn phải chịu nhiều vất vả, lo toan và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bảo, ai mà chả vẽ chân dung, nhưng khi Chu Lượng vẽ chân dung thì ông đã nhận ra một tinh thần khác, vậy tinh thần đó là gì, thưa anh?

Tôi rất tâm đắc với nhiều nhận xét của bạn tôi. Khi tiếp cận, nhen nhóm ý tưởng để bắt đầu vẽ về nhân vật của mình, tôi luôn trăn trở, ám ảnh về việc phải vẽ họ thế nào đây? Phải tìm ra cách tiếp cận khác bởi vì rất nhiều người đã vẽ phụ nữ rồi. Điều quan trọng là phải tìm ra phong cách riêng, con đường đi riêng mà điều đó quả thực là điều khó khăn nhất!

Thế là tôi bắt đầu đóng cửa, tuyệt giao với mọi thứ bên ngoài, không chỉ trong thời gian dịch bệnh Covid mà sau này cũng vậy. Tôi tự tìm cho mình một không gian tĩnh lặng như một tu sĩ với nhân vật của mình trong tâm tưởng. Mỗi một nhân vật, tôi dành ra một tháng để nghiền ngẫm, chọn ra những góc cạnh để vẽ về họ. Khi vẽ, tôi muốn kể những câu chuyện thầm kín, ẩn sâu đằng sau nhân vật của mình.

Ban đầu, tôi chọn ra 20 nhân vật để vẽ 40 bức, một bức để tặng cho nhân vật, vẽ theo ý thích, mong muốn của nhân vật và một bức vẽ cho TÔI. Tại sao tôi lại phải làm như vậy? Bởi khi vẽ theo mong muốn của nhân vật, nó rất dễ bị lạc hướng, không theo ý thích, tinh thần và mong muốn được sáng tạo thoả thích của mình. Khi tôi vẽ các bức chân dung này, trong tôi luôn có ba con người. Một con người dành cho nhân vật của tôi, một con người cho chính cá nhân tôi và một dành cho công chúng, những đồng nghiệp, những người làm mỹ thuật.

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ
Những người phụ nữ làm mẫu cho họa sĩ đến chung vui trong ngày khai mạc triển lãm.

Vẽ phụ nữ đã khó, vẽ chân dung phụ nữ lại càng khó, bởi yêu cầu “giống nhưng phải đẹp”, anh giải quyết vấn đề này thế nào và tinh thần rối nước đã ăn vào máu có giúp gì cho anh không?

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Đúng vậy! Cái khó khi vẽ phụ nữ là phải vừa toát lên vẻ đẹp bên ngoài, vừa lột tả được tính cách nhân vật qua những tâm sự, câu chuyện, và kể câu chuyện đó bằng ngôn ngữ của hội hoạ. Tất cả những gì ẩn chứa bên trong của nhân vật tôi cần phải thể hiện ra, lột tả ra bằng ngôn ngữ hội hoạ của riêng tôi. Tôi không chỉ vẽ con người bên ngoài, mặc dù giống và đẹp đấy nhưng phải kể được câu chuyện ẩn chứa bên trong mỗi nhân vật của mình.

Khi vẽ xong rồi, có những bức chỉ giống bên ngoài thôi, nhiều người khen rất đẹp, nhưng thực sự tôi vẫn chưa hài lòng. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bảo, Chu Lượng đi tìm con người trong con người là vì thế. Như chúng ta biết đấy, cuộc sống hôm nay đôi khi làm con người mất đi nhiều thứ lắm, có khi mất đi cả cái tính người! Vì thế, tôi muốn vẽ nhân vật một cách trong sáng, đẹp đẽ, hồn nhiên như tinh thần trong rối nước của tôi.

Trong khi sáng tác, tôi đã đắm mình, hoà nhập với nhân vật bằng tinh thần rối nước, vẽ ra nhân vật của tôi với những gì đẹp đẽ nhất, trong sáng và hồn nhiên nhất, kết tinh được tâm hồn, văn hoá và nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. 50 bức chân dung 32 người phụ nữ, nhiều người khen rất giống người này, người kia thế nhưng không hẳn giống nhân vật của tôi, bởi nó mang nét đặc trưng của phụ nữ Hà Nội nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.

Chúng ta đều biết, phụ nữ là nguồn cảm hứng vô tận từ cổ chí kim cho các nghệ sĩ sáng tạo nhưng lại luôn là ẩn số cho đến tận bây giờ chưa thể giải mã. Vì thế tôi muốn thử một lần chạm đến xem nó thế nào! Tôi muốn thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng, thuần khiết của phụ nữ và tri ân họ bởi vì trông họ lên tranh thế này thôi nhưng họ vất vả lắm, lo toan đủ thứ. Tôi không vẽ thiếu nữ, mà tôi vẽ những người đàn bà, những người từng trải qua rất nhiều buồn vui trong đời sống để có được sự nồng ấm, mặn mà và thấu hiểu, để thuần khiết, thánh thiện mà đằm thắm bước ra từ những bức chân dung.

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ
Họa sĩ, NSƯT Chu Lượng tặng sách cho các người mẫu.

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Anh có bao giờ cảm thấy nản chí, muốn bỏ cuộc chơi nhọc nhằn này?

Không, không bao giờ! Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc bởi đối với tôi, khi đã làm gì là phải làm bằng song. Tôi đã tuyệt giao với tất cả các thứ khác bên ngoài, chỉ sống với không gian nghệ thuật của tôi. Ngay cả con Covid cũng không thể xâm nhập vào “thánh đường” của tôi được. Ở đó, chỉ có những người phụ nữ đang được tôn vinh bằng tranh, bằng sự sáng tạo. Ở đó tôi “ăn, ngủ” cùng họ. Có đêm tôi vẽ đến 4 giờ sáng, có khi vẽ đi xoá lại nhiều lần, trằn trọc không sao ngủ được!

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Vậy anh bắt đầu với nhân vật của mình thế nào và thường mất bao lâu để hoàn thành một bức chân dung?

Trước khi bắt tay vào vẽ, tôi phải trực tiếp gặp, tìm hiểu, trò chuyện với nhân vật nhiều lần để nghe những câu chuyện về họ. Nếu tôi chưa thoả mãn, chưa thể tung ra những nét cọ đầu tiên, tôi phải gặp lại nhân vật để tìm hiểu thêm, để lắng nghe thêm những câu chuyện chưa từng kể của họ và chụp ảnh, chụp rất nhiều để ghi lại những khoảnh khắc, tìm ra những nét riêng đặc sắc của nhân vật. Các nhân vật cũng gửi cho tôi rất nhiều những bức ảnh mà họ thấy giống họ. Có người thì khi cười rất đẹp, hơi mỉm cười mới đẹp, hơi nghiêng một chút mới đẹp… Nói chung là "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng tôi lại phải vẽ 40 bức không thể giống nhau, nhất là không thể giống nhau trong cảm xúc. Mỗi nhân vật, tôi dành ra một tháng để vẽ. Nhưng ngay sau khi hoàn thành, tôi lập tức phải quên ngay nhân vật đó đi để sống với nhân vật mới, tạo cảm xúc mới cho mình thì mới tiếp tục sáng tác được.

Cảm ơn anh đã trò chuyện cùng Báo TG&VN trong khi đang rất bận!

Chu Lượng: Người vẽ các “tiên nữ” bằng tinh thần Hiệp sĩ

Thực hiện: Đức Khải | Đồ họa: Lim Dim | Ảnh: NVCC

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.