Chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ: Một nguyên tắc, hai cách nhìn

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục - khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Anh: Phụ nữ Hồi giáo phải thi đỗ tiếng Anh mới được ở lại
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Tại sao các cô gái Hồi giáo ở châu Âu muốn kết hôn với các chiến binh IS?
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo "rõ rệt" ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc "Burkini" (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng "tự do" bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước "kỳ thị" cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế?

Chủ nghĩa thế tục (tiếng Pháp là laicité, và tiếng Anh là secularism) có thể được hiểu một cách chung nhất và đơn giản nhất là việc phân tách nhà nước với các tổ chức tôn giáo cũng như sự bình đẳng giữa mọi công dân theo các tôn giáo khác nhau hay không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, chủ nghĩa thế tục lại phát triển theo hai hướng khác nhau tại Pháp và Mỹ, dẫn đến những quan điểm hoàn toàn trái ngược trong trong vấn đề cấm khăn trùm đầu Hồi giáo.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin
Một phụ nữ mang tấm biển: “Mang khăn trùm đầu không làm tôi ít là người Mỹ hơn bạn”. (Nguồn: AFP)

Dè chừng hay trung lập

Tại "đất nước hình lục lăng", chủ nghĩa thế tục luôn được đưa ra làm cơ sở cho các quy định mà nước Mỹ đánh giá là mang tính "kỳ thị" tôn giáo. Nguyên tắc thế tục Pháp được khẳng định qua một đạo luật ra đời cách đây hơn 100 năm - Luật 1905 liên quan đến sự tách rời giữa nhà nước và tôn giáo. Điểm chính của đạo luật này là cấm nhà nước cũng như chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các nơi thờ phụng tôn giáo, khẳng định nguyên tắc "trung lập" của chính phủ trong các vấn đề tôn giáo, và cấm tổ chức "hội họp chính trị" tại các "địa điểm tôn giáo". Luật này cũng công nhận một ngoại lệ đối với vùng Alsace-Loraine, từng bị sáp nhập vào Đức từ năm 1871-1918. Tại đây, các giáo sĩ vẫn được nhà nước trả lương.

Lý do dẫn đến sự ra đời của đạo luật này là nước Pháp có một thái độ khá dè chừng với tôn giáo, sau khi nhìn thấy hậu quả của các cuộc chiến tôn giáo trong lịch sử cũng như hậu quả của việc tôn giáo can thiệp vào nhà nước và ngược lại. Các nhà tư tưởng Pháp thời kỳ Khai sáng của thế kỉ XVIII như Voltaire, Diderot và Montesquieu đều coi tôn giáo là yếu tố gây chia rẽ, mù quáng và thiếu khoan dung. Cách mạng Pháp 1789 đã cố gắng xóa bỏ mọi ảnh hưởng tôn giáo tại nước này. Thêm vào thái độ dè chừng đối với tôn giáo là niềm tin của nước Pháp rằng tôn giáo là vấn đề đặc biệt riêng tư, chỉ nên thể hiện tại nhà riêng, hay tại các nơi thờ phụng đức tin. Về điều này, ông Sudhir Hazareesingh, người chuyên nghiên cứu về các phong trào trí thức Pháp, giảng viên Đại học Oxford, nhận xét: "Người Pháp nhìn nhận tôn giáo như một tư tưởng thấp kém, một hình thức xa lánh xã hội". Nguyên tắc thế tục được khẳng định rất rõ bởi Điều 2 trong Hiến pháp 1958 của Pháp: "nước Pháp là một cộng hòa không thể phân chia, theo nguyên tắc thế tục, dân chủ và xã hội".

Đối với các nhà làm luật Pháp, việc ra các quy định cụ thể liên quan đến trang phục mang tính tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thế tục của nước này.  Năm 2004, Pháp thông qua đạo luật cấm mang các biểu hiện tôn giáo “rõ rệt” tại các trường học công phổ thông, với lý do điều này có thể khuyến khích việc truyền giáo tại trường học, nơi các học sinh nhỏ tuổi có thể bị ảnh hưởng, lôi kéo. Cho dù luật áp dụng đối với mọi tôn giáo, nó trực tiếp nhằm vào khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Nên nói thêm rằng, nước Pháp chỉ ra luật này khi có những dấu hiệu truyền bá tư tưởng cực đoan Hồi giáo tại trường học, chứ không phải từ khi có sự xuất hiện của người Hồi giáo tại Pháp. Cũng theo luật này, việc mang các biểu tượng tôn giáo một cách kín đáo thì không bị cấm, cũng như mang khăn trùm đầu trong trường đại học. Trên thực tế, việc ra đạo luật này chứng tỏ sự hoài nghi của nước Pháp đối với tôn giáo, mà cụ thể, chính là các tư tưởng cực đoan Hồi giáo. Nước Pháp lo sợ sự trỗi dậy của các phong trào cực đoan Hồi giáo trong lòng 5 triệu dân theo đạo đang sinh sống tại Pháp. Số đông trong họ lại có cuộc sống khó khăn, ngoài lề xã hội và bị kỳ thị.

Năm 1908, tại Pháp đã nổ ra tranh luận về việc có nên cấm trang phục giáo sĩ Kito giáo (soutane) tại nơi công cộng. Những ý kiến tranh luận đưa ra không khác gì trong tranh cãi hiện nay tại Pháp liên quan đến khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Hòa thuận và tự do

Khác với nước Pháp, nơi chủ nghĩa thế tục đã biến thành nguyên tắc hạn chế sự can thiệp của tôn giáo và quyền lực cao hơn của nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo, ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục mang hình bóng của sự tự do tôn giáo. Học giả Ahmed Kuru, tác giả quyển Chủ nghĩa thế tục và Chính sách của nhà nước đối với tôn giáo (2009), gọi chủ nghĩa thế tục ở Pháp là "thế tục khẳng định" theo nghĩa nhà nước giới hạn sự thể hiện đức tin ở nơi công cộng và ở Mỹ là "thế tục bị động", nơi nhà nước bảo vệ quyền tự do thể hiện đức tin nơi công cộng. Ở Mỹ, tranh cãi giữa phe ủng hộ sự tác động qua lại giữa nhà nước và tôn giáo với phe phân tách nhà nước và tôn giáo cũng chỉ nằm trong giới hạn của "chủ nghĩa thế tục bị động", tức vẫn chỉ là vấn đề tự do tôn giáo.

Khi nhìn lại lịch sử, ta sẽ hiểu hơn nguyên tắc thế tục của "xứ sở cờ hoa". Các nhà tư tưởng Mỹ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của John Locke - nhà triết học Anh thế kỷ XVII- XVIII. Locke, người theo Thiên Chúa giáo, đã phát triển tư tưởng Chúa trời mang lại tự do, và cần phải tôn trọng sự tự do này. Tự do tôn giáo vì thế cần được công nhận, Chúa trời muốn sự thờ kính "chân thành", không ép buộc. Ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đến chủ nghĩa thế tục Mỹ khá rõ ràng. Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ khẳng định quyền tự do thực hành tôn giáo. Đây được coi là "quyền tự do số một" tại nước Mỹ. Chính vì thế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước tại Mỹ không đi đến kết cục khá cứng nhắc như ở Pháp. Ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục có nghĩa là nhà nước không nằm dưới sự chỉ huy của quyền lực tôn giáo, cũng như không cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào phải tuân theo các quy định liên quan đến cách thức thực hành tôn giáo đặt ra bởi nhà nước.

Ngược với Pháp, nước Mỹ không hề có thái độ dè chừng, mà có sự hòa thuận  trong khuôn khổ nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo. Sự khác biệt giữa Pháp và Mỹ trong vấn đề này dẫn đến việc ở Mỹ, chốn công cộng được coi là nơi tạo điều kiện cho tự do thực hành tôn giáo. Ở Pháp, luật cấm thực hiện những điều tra thống kê dựa trên nền tảng tôn giáo, thì ở Mỹ không hề có sự cấm đoán này.

Chính vì khác biệt cơ bản trong cách thực hiện chủ nghĩa thế tục giữa hai quốc gia này, những sự kiện liên quan đến trang phục Hồi giáo gần đây ở Pháp đã làm dấy lên một làn sóng phản đối ở Mỹ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng mỗi bên đều có quan điểm riêng, dựa trên những nền tảng tư tưởng, nguồn gốc lịch sử khác nhau. Cùng một nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo, nhưng hai cách nhìn khác nhau này dẫn đến thực tế rất khác nhau ở Mỹ và Pháp.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Taliban: Kẻ thù hay đối tác?

Mới đây, phiến quân Taliban đã mở cuộc tấn công nhằm vào một doanh trại quân đội ở miền Bắc Afghanistan, khiến ít nhất 140 ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Phụ nữ Pakistan cởi mở hơn với đạo Hồi

Thông qua những buổi sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trao đổi mở, những quy định và luật lệ Hồi giáo vốn hà khắc, ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Mỹ: Dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư vẫn nhằm vào 7 nước Hồi giáo

Bản dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn nhằm vào công dân của 7 quốc gia ...

Thiên Kim

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện tụng.
Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”
Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bầu cử tổng thống Mỹ: Bang Washington huy động Lực lượng vệ binh quốc gia trực chiến, bà Harris và ông Trump bám đuổi sát nút, lâm thế giằng co

Bang Washington huy động trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19, Triều Tiên nêu mục đích thử nghiệm vũ khí

Triều Tiên khẳng định cần tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình và hoàn thiện khả năng sẵn sàng tấn công hạt nhân trả đũa nếu cần thiết.
Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Chảo lửa Trung Đông: Israel nói tiêu diệt quan chức cấp cao Hamas, Mỹ điều thêm máy bay B-52 và tàu khu trục phòng thủ tên lửa đạn đạo

Quân đội Israel đã tiêu diệt quan chức cấp cao của Hamas là Izz al-Din Kassab trong một cuộc không kích vào Khan Younis ở phía Nam Dải Gaza.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo ‘lằn ranh đỏ’. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó là ‘đe dọa bằng lời nói’!
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Tổng tuyển cử tại Nhật Bản: Cần hơn một chiến thắng

Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Nhật Bản sẽ là bài kiểm tra khó dành cho liên minh cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh (Komeito).
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động