Chủ nghĩa thế tục ở Pháp và Mỹ: Một nguyên tắc, hai cách nhìn

Pháp và Mỹ theo hai trường phái rất khác nhau liên quan đến chủ nghĩa thế tục - khởi nguồn cho vấn đề cấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Anh: Phụ nữ Hồi giáo phải thi đỗ tiếng Anh mới được ở lại
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Tại sao các cô gái Hồi giáo ở châu Âu muốn kết hôn với các chiến binh IS?
chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống tại Pháp lần này, chủ đề khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo lại là vấn đề bàn cãi của các chính trị gia. Có nên mở rộng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo "rõ rệt" ở các trường học công tới đại học, hay tới nơi công cộng, đó là điều mà mọi ứng cử viên tổng thống từ cánh hữu đến cánh tả đều khai thác, tìm câu trả lời hợp lý nhất để lấy điểm trước người dân Pháp.

Bên kia bờ đại dương, người Mỹ tỏ ra kinh ngạc trước hiện tượng này ở Pháp, cũng như đã từng ngạc nhiên khi mùa Hè vừa rồi, nhiều thành phố biển nước Pháp ra sắc lệnh cấm mặc "Burkini" (trang phục tắm biển che kín toàn cơ thể cho phụ nữ Hồi giáo). Trên các mặt báo Mỹ, không thiếu những bài bình luận chỉ trích gay gắt Pháp, cho rằng "tự do" bị hạn chế nặng nề bởi các lệnh cấm chống trang phục phụ nữ Hồi giáo, hay đơn giản kết luận rằng Pháp là nước "kỳ thị" cộng đồng người Hồi giáo. Tại sao hai cường quốc phương Tây hàng đầu thế giới Pháp và Mỹ lại có quan điểm khác nhau đến thế?

Chủ nghĩa thế tục (tiếng Pháp là laicité, và tiếng Anh là secularism) có thể được hiểu một cách chung nhất và đơn giản nhất là việc phân tách nhà nước với các tổ chức tôn giáo cũng như sự bình đẳng giữa mọi công dân theo các tôn giáo khác nhau hay không theo tôn giáo nào. Tuy nhiên, chủ nghĩa thế tục lại phát triển theo hai hướng khác nhau tại Pháp và Mỹ, dẫn đến những quan điểm hoàn toàn trái ngược trong trong vấn đề cấm khăn trùm đầu Hồi giáo.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin
Một phụ nữ mang tấm biển: “Mang khăn trùm đầu không làm tôi ít là người Mỹ hơn bạn”. (Nguồn: AFP)

Dè chừng hay trung lập

Tại "đất nước hình lục lăng", chủ nghĩa thế tục luôn được đưa ra làm cơ sở cho các quy định mà nước Mỹ đánh giá là mang tính "kỳ thị" tôn giáo. Nguyên tắc thế tục Pháp được khẳng định qua một đạo luật ra đời cách đây hơn 100 năm - Luật 1905 liên quan đến sự tách rời giữa nhà nước và tôn giáo. Điểm chính của đạo luật này là cấm nhà nước cũng như chính quyền địa phương hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng các nơi thờ phụng tôn giáo, khẳng định nguyên tắc "trung lập" của chính phủ trong các vấn đề tôn giáo, và cấm tổ chức "hội họp chính trị" tại các "địa điểm tôn giáo". Luật này cũng công nhận một ngoại lệ đối với vùng Alsace-Loraine, từng bị sáp nhập vào Đức từ năm 1871-1918. Tại đây, các giáo sĩ vẫn được nhà nước trả lương.

Lý do dẫn đến sự ra đời của đạo luật này là nước Pháp có một thái độ khá dè chừng với tôn giáo, sau khi nhìn thấy hậu quả của các cuộc chiến tôn giáo trong lịch sử cũng như hậu quả của việc tôn giáo can thiệp vào nhà nước và ngược lại. Các nhà tư tưởng Pháp thời kỳ Khai sáng của thế kỉ XVIII như Voltaire, Diderot và Montesquieu đều coi tôn giáo là yếu tố gây chia rẽ, mù quáng và thiếu khoan dung. Cách mạng Pháp 1789 đã cố gắng xóa bỏ mọi ảnh hưởng tôn giáo tại nước này. Thêm vào thái độ dè chừng đối với tôn giáo là niềm tin của nước Pháp rằng tôn giáo là vấn đề đặc biệt riêng tư, chỉ nên thể hiện tại nhà riêng, hay tại các nơi thờ phụng đức tin. Về điều này, ông Sudhir Hazareesingh, người chuyên nghiên cứu về các phong trào trí thức Pháp, giảng viên Đại học Oxford, nhận xét: "Người Pháp nhìn nhận tôn giáo như một tư tưởng thấp kém, một hình thức xa lánh xã hội". Nguyên tắc thế tục được khẳng định rất rõ bởi Điều 2 trong Hiến pháp 1958 của Pháp: "nước Pháp là một cộng hòa không thể phân chia, theo nguyên tắc thế tục, dân chủ và xã hội".

Đối với các nhà làm luật Pháp, việc ra các quy định cụ thể liên quan đến trang phục mang tính tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc thế tục của nước này.  Năm 2004, Pháp thông qua đạo luật cấm mang các biểu hiện tôn giáo “rõ rệt” tại các trường học công phổ thông, với lý do điều này có thể khuyến khích việc truyền giáo tại trường học, nơi các học sinh nhỏ tuổi có thể bị ảnh hưởng, lôi kéo. Cho dù luật áp dụng đối với mọi tôn giáo, nó trực tiếp nhằm vào khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Nên nói thêm rằng, nước Pháp chỉ ra luật này khi có những dấu hiệu truyền bá tư tưởng cực đoan Hồi giáo tại trường học, chứ không phải từ khi có sự xuất hiện của người Hồi giáo tại Pháp. Cũng theo luật này, việc mang các biểu tượng tôn giáo một cách kín đáo thì không bị cấm, cũng như mang khăn trùm đầu trong trường đại học. Trên thực tế, việc ra đạo luật này chứng tỏ sự hoài nghi của nước Pháp đối với tôn giáo, mà cụ thể, chính là các tư tưởng cực đoan Hồi giáo. Nước Pháp lo sợ sự trỗi dậy của các phong trào cực đoan Hồi giáo trong lòng 5 triệu dân theo đạo đang sinh sống tại Pháp. Số đông trong họ lại có cuộc sống khó khăn, ngoài lề xã hội và bị kỳ thị.

Năm 1908, tại Pháp đã nổ ra tranh luận về việc có nên cấm trang phục giáo sĩ Kito giáo (soutane) tại nơi công cộng. Những ý kiến tranh luận đưa ra không khác gì trong tranh cãi hiện nay tại Pháp liên quan đến khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.

Hòa thuận và tự do

Khác với nước Pháp, nơi chủ nghĩa thế tục đã biến thành nguyên tắc hạn chế sự can thiệp của tôn giáo và quyền lực cao hơn của nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo, ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục mang hình bóng của sự tự do tôn giáo. Học giả Ahmed Kuru, tác giả quyển Chủ nghĩa thế tục và Chính sách của nhà nước đối với tôn giáo (2009), gọi chủ nghĩa thế tục ở Pháp là "thế tục khẳng định" theo nghĩa nhà nước giới hạn sự thể hiện đức tin ở nơi công cộng và ở Mỹ là "thế tục bị động", nơi nhà nước bảo vệ quyền tự do thể hiện đức tin nơi công cộng. Ở Mỹ, tranh cãi giữa phe ủng hộ sự tác động qua lại giữa nhà nước và tôn giáo với phe phân tách nhà nước và tôn giáo cũng chỉ nằm trong giới hạn của "chủ nghĩa thế tục bị động", tức vẫn chỉ là vấn đề tự do tôn giáo.

Khi nhìn lại lịch sử, ta sẽ hiểu hơn nguyên tắc thế tục của "xứ sở cờ hoa". Các nhà tư tưởng Mỹ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi tư tưởng của John Locke - nhà triết học Anh thế kỷ XVII- XVIII. Locke, người theo Thiên Chúa giáo, đã phát triển tư tưởng Chúa trời mang lại tự do, và cần phải tôn trọng sự tự do này. Tự do tôn giáo vì thế cần được công nhận, Chúa trời muốn sự thờ kính "chân thành", không ép buộc. Ảnh hưởng của tư tưởng John Locke đến chủ nghĩa thế tục Mỹ khá rõ ràng. Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ khẳng định quyền tự do thực hành tôn giáo. Đây được coi là "quyền tự do số một" tại nước Mỹ. Chính vì thế, sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước tại Mỹ không đi đến kết cục khá cứng nhắc như ở Pháp. Ở Mỹ, chủ nghĩa thế tục có nghĩa là nhà nước không nằm dưới sự chỉ huy của quyền lực tôn giáo, cũng như không cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào phải tuân theo các quy định liên quan đến cách thức thực hành tôn giáo đặt ra bởi nhà nước.

Ngược với Pháp, nước Mỹ không hề có thái độ dè chừng, mà có sự hòa thuận  trong khuôn khổ nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo. Sự khác biệt giữa Pháp và Mỹ trong vấn đề này dẫn đến việc ở Mỹ, chốn công cộng được coi là nơi tạo điều kiện cho tự do thực hành tôn giáo. Ở Pháp, luật cấm thực hiện những điều tra thống kê dựa trên nền tảng tôn giáo, thì ở Mỹ không hề có sự cấm đoán này.

Chính vì khác biệt cơ bản trong cách thực hiện chủ nghĩa thế tục giữa hai quốc gia này, những sự kiện liên quan đến trang phục Hồi giáo gần đây ở Pháp đã làm dấy lên một làn sóng phản đối ở Mỹ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng mỗi bên đều có quan điểm riêng, dựa trên những nền tảng tư tưởng, nguồn gốc lịch sử khác nhau. Cùng một nguyên tắc tách rời nhà nước và tôn giáo, nhưng hai cách nhìn khác nhau này dẫn đến thực tế rất khác nhau ở Mỹ và Pháp.

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Taliban: Kẻ thù hay đối tác?

Mới đây, phiến quân Taliban đã mở cuộc tấn công nhằm vào một doanh trại quân đội ở miền Bắc Afghanistan, khiến ít nhất 140 ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Phụ nữ Pakistan cởi mở hơn với đạo Hồi

Thông qua những buổi sinh hoạt tôn giáo theo hình thức trao đổi mở, những quy định và luật lệ Hồi giáo vốn hà khắc, ...

chu nghia the tuc o phap va my mot nguyen tac hai cach nhin Mỹ: Dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư vẫn nhằm vào 7 nước Hồi giáo

Bản dự thảo sửa đổi sắc lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn nhằm vào công dân của 7 quốc gia ...

Thiên Kim

Đọc thêm

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 4/5/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 4/5/2024. xổ số thành phố. xo so Ho Chi Minh. xổ số Hồ ...
Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 4/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 4/5 - Vietlott Power 4/5. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 4/5/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 4/5/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 4/5/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 4/5/2024. KQXSHG thứ 7. Ket qua xo so Hau Giang. xổ số Hậu Giang ngày ...
XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 4/5/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 4/5/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. SXLA 4/5. xổ số Long ...
Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024: Giá vàng SJC 'vút bay', người dân vẫn 'miệt mài' đổ tiền, thế giới 'đìu hiu'

Giá vàng hôm nay 4/5/2024 ghi nhận thị trường trong nước tăng mạnh, sắp chạm đỉnh lịch sử, thế giới đi ngược đường.
Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Báo Mỹ nói một thứ vũ khí Nga đang 'bào mòn' quân đội Ukraine, Kiev cảnh báo Mocsow sắp 'chơi chiêu'

Ukraine cho rằng, tháng 5 sẽ là tháng quan trọng khi Nga thực hiện kế hoạch “3 lớp” nhằm gây bất ổn cho Kiev.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng 4 nước Vành đai Thái Bình Dương nhóm họp, ra cam kết với khu vực

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động