Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh, dẫn dắt nền ngoại giao Việt Nam (kỳ cuối)

TS. Vũ Đăng Minh
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thấm sâu, trở thành quan điểm, nguyên tắc, phương châm trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh, dẫn dắt nền ngoại giao Việt Nam (kỳ I)

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh, dẫn dắt nền ngoại giao Việt Nam (kỳ I)

Cả cuộc đời, sự nghiệp của Người đã kết tinh, để lại một di sản vô giá - Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó ...

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh

Trước khi lên đường thăm Pháp (31/5/1946), Hồ Chủ tịch gửi Cụ Huỳnh Thúc Kháng 5 chữ “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Năm chữ cô đọng mà hàm chứa tư tưởng lớn. Độc lập dân tộc, lợi ích quốc gia là bất biến, còn bối cảnh tình hình, ý đồ, hành động của kẻ thù thì thiên biến vạn hóa. Đây là triết lý về mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc và sách lược ngoại giao. Nếu chỉ nhấn “bất biến” sẽ trở thành giáo điều, bảo thủ; nếu chỉ biết “vạn biến” dễ chệch hướng, xa lạc mục tiêu. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trở thành phương châm chỉ đạo của cách mạng, cẩm nang của nghệ thuật ngoại giao Việt Nam.

Xử lý khôn khéo quan hệ với các nước lớn là biểu hiện sinh động của nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Nhiều câu chuyện đời thường giản dị mà hàm chứa bản lĩnh, trí tuệ, sự sâu sắc, tinh tế, mẫn tiệp và hiệu quả trong xử lí mối quan hệ với các nước lớn, cả bè bạn và đối phương.

Giữa thập niên 1960, Liên Xô và Trung Quốc nảy sinh bất đồng căng thẳng, có thể đẩy Việt Nam vào thế “kẹt” trong quan hệ với 2 nước lớn. Chuyện kể rằng dịp nhà lãnh đạo Liên Xô Khrushchyov 70 tuổi, có ý kiến đề xuất bỏ chúc mừng. Gần đến ngày sinh nhật ông Khrushchyov, Bác mời Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam tới ăn cơm. Ly rượu đầu tiên, Bác chúc mừng đồng chí Khrushchyov 70 tuổi. Đại sứ Liên Xô báo cáo về nước, lãnh đạo Liên Xô hài lòng, gửi điện cảm ơn. Báo chí không đưa tin, Trung Quốc không có gì để phàn nàn. Khi Mao Chủ tịch gợi ý Việt Nam làm theo đại cách mạng văn hóa Trung Quốc, Bác nhã nhặn trả lời: “Việt Nam trước mắt không thể làm đại cách mạng văn hóa, chúng tôi cần làm đại cách mạng võ hóa đã”. Mao Chủ tịch vui vẻ đồng tình.

Hồ Chủ tịch đã khéo léo khước từ ý định đưa một bộ phận quân đội nước bạn tham gia chiến trường, tránh phức tạp về sau. Chúng ta luôn giữ nguyên tắc: Tôn trọng, cân bằng quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc; tạo cho 2 nước có vị trí nhất định trong cuộc kháng chiến, trên cơ sở đường lối độc lập, tự chủ. Quan điểm giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn được vận dụng hiệu quả ngay từ giai đoạn đó, trong điều kiện cực kỳ khó khăn, ta cần sự ủng hộ của cả hai. Kết quả là Xô - Trung mâu thuẫn nhưng vẫn ủng hộ Việt Nam.

Ngày 18/5/1946, lần đầu tiên báo Cứu quốc công bố ngày sinh của Hồ Chủ tịch, cũng là ngày thành lập Mặt trận Việt Minh. Tổ chức sinh nhật trong điều kiện đất nước vô cùng khó khăn trái với tính cách của Người. Nhưng ý nghĩa đặc biệt sâu xa là để xử lý tình huống ngoại giao. Khí thế rầm rộ của các đoàn thể, nhân dân biểu thị sức mạnh đoàn kết dân tộc; làm thất bại âm mưu tổ chức lễ đón Cao ủy Đông Dương d'Argenlieu để thị uy, phô trương thanh thế của Pháp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh, dẫn dắt nền ngoại giao Việt Nam (kỳ cuối)
Chính phủ Pháp tổ chức trọng thể Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sân bay Le Bourget, thủ đô Paris ngày 22/6/1946. (Ảnh tư liệu)

Trong chuyến thăm Pháp năm 1946, Hồ Chủ tịch có các cuộc tiếp xúc với nhiều chính khách, lãnh đạo đảng phái chính trị, bộ trưởng, tướng lĩnh Pháp… Qua hoạt động ngoại giao, Người giành được thiện cảm của nhiều chính khách, giới tinh hoa; nhà cầm quyền Pháp vừa e ngại vừa tôn trọng.

Nghệ thuật, phong cách ngoại giao giản dị, gần gũi, ứng xử linh hoạt, bản lĩnh, khôn khéo, giúp Việt Nam vượt qua các tình huống phức tạp, nhạy cảm, giữ vững độc lập, tự chủ, quan hệ với bạn bè, tận dụng mọi cơ hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia, dân tộc, không để kẻ thù lợi dụng, tạo cớ gây căng thẳng.

"Chỉ có qua học tập, qua sự cố gắng của từng cá nhân và cả ngành thì công tác ngoại giao mới đáp ứng nhu cầu của đất nước". (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

“Ngoại giao tâm công”, đặc trưng nổi bật của nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Kế thừa truyền thống dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng nghệ thuật “Ngoại giao tâm công” lên tầm cao mới. Đó không phải là hành động khôn khéo bề mặt mà xuất phát từ bản tính nhân văn, nhân ái, hòa hiếu, yêu hòa bình, phát huy giá trị văn hóa, điểm tương đồng, chinh phục lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải, đạo lý, nói đi đôi với làm; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè, nhân dân thế giới, cảm hóa đối phương.

Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh thấm sâu triết lý phương Đông: Đừng làm những điều mà bạn không muốn người khác làm cho mình. Với bạn bè luôn thủy chung, chân thành, tận tình, tận nghĩa; với đối phương thì khoan dung, tìm cách hạn chế tổn thất cho nhân dân cả hai bên. Người luôn vận dụng nhuần nhuyễn “ngũ biết”: Biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng, biết biến. Vì thế, ngoại giao Hồ Chí Minh chứa đựng sức mạnh to lớn, lâu bền, vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo.

***

Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru (1889-1964) viết: “Ngoài phần gặp gỡ một con người vĩ đại, chúng ta không chỉ được tăng thêm về sự hiểu biết mà chúng ta còn lớn lên về tầm vóc”. Nhà nghiên cứu Mỹ David Halberstam (1934-2007) đúc kết: “Ông là tiêu biểu cho một nền văn hóa, không phải là nền văn hóa châu Âu, mà có lẽ tiêu biểu cho nền văn hóa tương lai”.

Điều gì tạo nên sức mạnh và sự cuốn hút của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Đó là sự tổng hòa giữa một danh nhân văn hóa, lãnh tụ thiên tài và nhà ngoại giao kiệt xuất; sự kết tinh giữa truyền thống và hiện đại, triết lý, tinh hoa văn hóa Đông – Tây. Tư tưởng của Người có giá trị nhân văn sâu sắc, sự thấu hiểu và hình thức biểu đạt giản dị, gần gũi, ai cũng có thể cảm nhận được. Dùng hình tượng cái chiêng để nói về quan hệ giữa thực lực và ngoại giao là một trong rất nhiều minh chứng. Đặc biệt, cuộc đời, sự nghiệp của Người là biểu hiện sinh động về sự thống nhất giữa lý luận và hành động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh, dẫn dắt nền ngoại giao Việt Nam (kỳ cuối)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện thân mật với đồng chí Kaysone Phomvihane, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và Mặt trận Lào yêu nước sang thăm hữu nghị Việt Nam năm 1966. (Nguồn: TTXVN)

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thấm sâu, trở thành quan điểm, nguyên tắc, phương châm trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; hình thành trường phái ngoại giao “cây tre”, góp phần đưa cách mạng Việt Nam vượt qua thách thức, giành thắng lợi to lớn.

Càng vinh dự, tự hào, càng phải phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt lời dạy của Người: “Chỉ có qua học tập, qua sự cố gắng của từng cá nhân và cả ngành thì công tác ngoại giao mới đáp ứng nhu cầu của đất nước”. Đó là cách thiết thực kỷ niệm ngày sinh của Người; để tư tưởng Hồ Chí Minh vững bền trong lòng dân tộc; ngoại giao luôn tiên phong, đồng hành cùng đất nước.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh - di sản vô giá của nền ngoại giao Việt Nam

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh - di sản vô giá của nền ngoại giao Việt Nam

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là chìa khóa giúp ngành Ngoại giao thực hiện thắng lợi, hiệu quả đường lối và chính sách ...

Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm nhấn quan trọng của công tác Ngoại giao văn hóa

Các hoạt động tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - điểm nhấn quan trọng của công tác Ngoại giao văn hóa

Sự kiện “Hồ Chí Minh: Con người vì hoà bình, danh nhân văn hoá kiệt xuất” tại trụ sở UNESCO, Paris, Pháp là môt hoạt ...

Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học giá trị cho du học sinh Việt Nam ở nước ngoài

Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những bài học giá trị cho du học sinh Việt Nam ở nước ngoài

Hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt ...

Trao tượng Bác Hồ và hiện vật trưng bày cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc

Trao tượng Bác Hồ và hiện vật trưng bày cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc

Ngày 19/11, tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc, Tổng lãnh sự Nguyễn Trung Hiếu đã thay mặt Tổng lãnh sự quán và Hội Việt ...

Tủ sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với cộng đồng người Việt ở Cuba

Tủ sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với cộng đồng người Việt ở Cuba

Nhân chuyến thăm Cuba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao tượng trưng một số cuốn sách trong tủ sách về Chủ tịch ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động