Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh - di sản vô giá của nền ngoại giao Việt Nam

Nhóm tác giả (*)
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là chìa khóa giúp ngành Ngoại giao thực hiện thắng lợi, hiệu quả đường lối và chính sách đối ngoại Việt Nam từ thuở đầu cách mạng cho tới thời kỳ Đổi mới, hội nhập quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thăm hữu nghị Việt Nam (17/10/1954) ngay khi Hà Nội vừa được giải phóng. Chí Minh – Người đặt nền móng xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã trở thành chìa khóa quan trọng cho ngành Ngoại giao nói riêng và công tác đối ngoại nói chung trong thực hiện thắng lợi, hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của đất nước - Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thăm hữu nghị Việt Nam (17/10/1954) ngay khi Hà Nội vừa được giải phóng. (Ảnh: TTXVN)

Không chỉ là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho ngành Ngoại giao hiện đại Việt Nam. Tư tưởng ngoại giao mang tên Người, cùng nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin được xem là di sản vô giá đối với nền ngoại giao nước nhà. Đây là chìa khóa giúp thực hiện thắng lợi, hiệu quả đường lối, và chính sách đối ngoại của Việt Nam, từ thuở đầu cách mạng tới thời kỳ Đổi mới, hội nhập quốc tế.

Vậy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là gì? Đó là hệ thống nguyên tắc, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, về đường lối đối ngoại của Việt Nam, được hình thành trên 6 cơ sở như sau: (1) Chủ nghĩa yêu nước, là sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược; (2) Truyền thống văn hoá của dân tộc, là tình thân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sự hiếu khách, coi trọng láng giềng, bao dung độ lượng; (3) Truyền thống ngoại giao Việt Nam, với đặc trưng nhu viễn, yêu hoà bình, hoà hiếu, tinh thần nhân đạo, ngoại giao tâm công, “trong xưng đế, ngoài xưng vương”; (4) Tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới một cách toàn diện, bao gồm cả những nét truyền thống của phương Đông lẫn những nét mới mẻ, hiện đại của phương Tây; (5) Chủ nghĩa Marx-Lenin về quan hệ quốc tế, nhất là tính biện chứng của lịch sử, sự mâu thuẫn - phát triển, mâu thuẫn là động lực của phát triển, nhận thức về chủ nghĩa đế quốc, về cách mạng vô sản và đoàn kết quốc tế vô sản; (6) Vốn kiến thức, kinh nghiệm của Bác Hồ tích luỹ từ 34 năm bôn ba thế giới và nhiều năm trực tiếp làm đối ngoại ở cương vị Chủ tịch nước, Bộ trưởng Ngoại giao.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Marx-Lenin bao hàm những nội dung, phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao.

Về nội dung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, đề cao các quyền dân tộc cơ bản: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hòa bình và chống chiến tranh xâm lược. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Người xác định ngoại giao phải là một mặt trận, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. đồng thời phải hoà hiếu, hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ với tất cả các nước, coi trọng và xử lý tốt quan hệ với các nước lớn.

Về phương pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào công tác nghiên cứu, dự báo thời cuộc, nắm bắt thời cơ. Một phương pháp đặc sắc của Bác là ngoại giao tâm công. Người cũng đặc biệt đề cao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Về phong cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống và tinh hoa nhân loại, văn hoá Đông-Tây để “hoà nhập mà không hoà tan”. Trong tư duy, Bác có sự độc lập, tự chủ và sáng tạo, quan điểm toàn diện “nhìn cho rộng suy cho kỹ” để thấy rõ được xu thế chung và chiều hướng của tiến bộ xã hội. Trong ứng xử, Bác thể hiện sự linh hoạt, kết hợp các giá trị dân tộc và quốc tế, chú trọng đến hiệu quả đối ngoại.

Về nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng nhuần nhuyễn “ngũ tri”. Trong đấu tranh ngoại giao, Người thể hiện sự nhân nhượng, thỏa hiệp trên nguyên tắc có đi có lại để đi tới mục đích cuối cùng.

Trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo của đất nước, Đảng đã vận dụng nội dung của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh để hoạch định mục tiêu, định hướng đối ngoại, và ứng dụng phương pháp, phong cách, nghệ thuật của Người vào phương châm, nguyên tắc của ngoại giao Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ngoại giao phải là một mặt trận, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. đồng thời phải hoà hiếu, hết sức coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, mở rộng quan hệ với tất cả các nước, coi trọng và xử lý tốt quan hệ với các nước lớn.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời đại Hồ Chí Minh (1930-1986)

Trong giai đoạn từ 1930 tới 1986, Việt Nam đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh trường kỳ nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, cũng như phải chịu sự cô lập từ phía cộng đồng quốc tế do quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Campuchia.

Về mục tiêu trong giai đoạn này, mọi nỗ lực đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước; độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ bắt buộc và tất yếu, không chỉ với Việt Nam mà còn với mọi quốc gia trên thế giới.

Thấm nhuần tư tưởng đó, chính phủ Việt Minh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên trên hết, là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và dân tộc và sẵn sàng có chính sách liên hiệp với liên quân Anh-Mỹ để giải phóng dân tộc với điều kiện là một phần quyền lợi ở Đông Dương. Lập trường và hành động của Việt Nam trong vấn đề Campuchia cũng phản ánh nguyện vọng của nhân dân Campuchia về lật đổ chế độ Khmer Đỏ và mang lại hòa bình ổn định tới khu vực biên giới.

Về định hướng, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ với tất cả các nước, ưu tiên quan hệ với láng giềng khu vực, song cũng rất coi trọng quan hệ với các nước lớn. Chính sách này phù hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế: đa dạng hóa các mối quan hệ theo hướng bình đẳng, cùng có lợi, chung sống trong hòa bình. Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ quốc tế cũng nhằm phục vụ mục tiêu giải phóng nước nhà, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Trước khi chính phủ Việt Minh thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chính sách liên kết chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mặt trận Nhân dân Pháp cũng như Đảng Cộng sản các nước để phục vụ giải phóng dân tộc. Sau khi Thế chiến II kết thúc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngoại giao Việt Nam đã chủ trương đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là hai nước lớn Liên Xô và Trung Quốc.

Trong quan hệ với láng giềng thời kỳ chống Mỹ, Việt Nam đã đẩy mạnh quan hệ với Quốc trưởng Sihanouk, tuyên bố tôn trọng độc lập của Campuchia để đổi lại sự công nhận của Campuchia với Mặt trận Dân tộc Giải phóng.

Với Mỹ, dù là đối thủ trên chiến trường nhưng Việt Nam vẫn nhận thức rõ Mỹ là nước lớn. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 14 lần gửi thư cho các Tổng thống Mỹ để tìm giải pháp hòa bình, đồng thời thể hiện sự coi trọng quan hệ với Mỹ.

Về phương châm, ngoại giao Việt Nam giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Điều này thể hiện qua chủ trương “vừa đánh vừa đàm” của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 3: “thắng lợi trên chiến trường làm cơ sở cho thắng lợi trong ngoại giao”. Thắng lợi “Điện Biên Phủ trên không” đã tạo cơ sở cho việc đàm phán thành công ký kết hiệp định Paris 1972.

Trải dài giai đoạn này, dù chủ trương vẫn là liên kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, ngoại giao Việt Nam vẫn gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. Trong hai cuộc chiến tranh, bên cạnh sự ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, khối đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương cũng được Viejet Nam thúc đẩy mạnh mẽ. Trên hết, cuộc kháng chiến chính nghĩa, anh hùng, ngoại giao nhân dân của Việt Nam đã khơi dậy và thúc đẩy phong trào chống chiến tranh do chính nhân dân của các nước tư bản tham gia, đặc biệt là phong trào chống chiến tranh trong lòng nước Mỹ, nơi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Mặt trận chống đế quốc thứ hai”.

Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đóng góp quan trọng của ngành Ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh - Ảnh: Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973. (Nguồn: Tư liệu)

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn Đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 - nay)

Về mục tiêu, đường lối đối ngoại tiếp tục đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trong đó mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế trong thời kỳ này là sự tiếp nối những quan điểm của Người ngay từ năm 1945-1946: “...nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”, “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.

Về định hướng, đường lối của Đảng cho thấy sự kế thừa, phát triển qua từng kỳ Đại hội trên cơ sở chủ trương lớn mang tính bước ngoặt về “thêm bạn bớt thù, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế” được đề ra lần đầu trong Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị ngày 20/5/1988.

Phát triển quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”, Đảng lần lượt khẳng định Việt Nam muốn là bạn (Đại hội VII, 1991), sẵn sàng làm bạn, là đối tác tin cậy của các nước (Đại hội IX, 2001), là bạn, đối tác tin cậy, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế (Đại hội X, 2006), là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế (Đại hội XIII, 2021). Những bước tiến này thể hiện sự đổi mới cả về lý luận và thực tiễn của Đảng trong hoạch định đường lối đối ngoại cho thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã tích cực triển khai các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương. Ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), với Mỹ (1995) và thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và thế giới nhằm từng bước cải thiện mối quan hệ, tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ của các nước giúp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh – quốc phòng và nâng cao vị thế đất nước.

Trên bình diện đa phương, Việt Nam đã chủ động tham gia, đóng góp cho các cơ chế quan trọng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…

Về phương châm, những bài học vô giá về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phương pháp ngoại giao tâm công, tranh thủ thời cơ, kiến tạo thời cơ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tiếp tục được phát huy.

Đặc biệt, những thành tựu của đối ngoại đa phương trong năm 2020-2021 đã chứng minh giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua đại dịch Covid-19 thông qua cách tiếp cận chủ động, bản lĩnh và cách làm sáng tạo, cùng với sự chân thành, chính trực, luôn vì lợi ích và trách nhiệm chung.

Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thành công của Việt Nam có một phần lớn nhờ ngoại giao tâm công, “đấu tranh có bản lĩnh, nhưng cũng có tình, có lý; hợp tác có nguyên tắc, nhưng cũng thấm đậm tình người”.

Những thành tựu của đối ngoại đa phương trong năm 2020 - 2021 đã chứng minh giá trị của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong phương hướng đối ngoại tại Đại hội XIII

Trong thời đại mới, khi đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn là kim chỉ nam cho hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, cụ thể là các mục tiêu, định hướng lớn trong văn kiện Đại hội Đảng XIII.

Về mục tiêu, Đại hội XIII của Đảng khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi”.

Điều này thể hiện sự quán triệt sâu sắc quan điểm “đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trước hết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn được thể hiện xuyên suốt trong suốt cuộc đời hoạt động của Người: “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm”, “luôn luôn vì lợi ích của dân tộc mà phục vụ”, “lợi ích của nhân dân tức là lợi ích của Đảng và phải đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên hết, trước hết”.

Về định hướng, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét qua việc “chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể”.

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đã được vận dụng vô cùng khéo léo trong chọn lựa vấn đề và cơ chế để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam: “phù hợp với yêu cầu” nghĩa là phải xem xét nhu cầu, mục tiêu trong nước và quốc tế để chọn đúng và trúng vấn đề; “phù hợp với khả năng” nghĩa là phải đánh giá được năng lực đóng góp của Việt Nam để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giải quyết vấn đề; và “phù hợp với điều kiện cụ thể” nghĩa là phải có “ngũ tri” để phân tích tình hình, lựa chọn thời cơ, mức độ, cách thức tham gia tối ưu nhất.

Ngày 26/1/2021, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương XII đọc báo cáo về văn kiện Đại hội XIII. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng ta kế thừa, phát huy trong hoạch định đường lối đối ngoại tại Đại hội XIII - Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban chấp hành Trung ương XII đọc báo cáo về văn kiện Đại hội XIII ngày 26/1/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Có thể thấy, trên nền tảng của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã hoạch định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, kiên định mục tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc, đồng thời thể hiện tinh thần hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia của các dân tộc trên thế giới từ khi lập nước.

Đặc biệt, đường lối đối ngoại tại Đại hội Đảng XIII, trong đó có mục tiêu bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc và định hướng nâng tầm đối ngoại đa phương, đã thể hiện mạnh mẽ tính kế thừa về nội dung, phong cách ngoại giao của Người, chứng minh giá trị trường tồn của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trước sự phát triển của quốc tế và những thay đổi của đất nước.


(*) Trần Quốc Trung, Phan Quỳnh Nga, Nguyễn Quang Minh, Lưu Trí Dũng, Vũ Lý Thanh Hiền, Nguyễn Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Thu Mi, Hoàng Mai Linh

Bộ Ngoại giao tổ chức hoạt động kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức hoạt động kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chuỗi sự kiện kỷ niệm đã góp phần lan tỏa sâu rộng hơn nữa về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách ...

Ngoại giao Việt Nam một lòng vì lợi ích quốc gia - dân tộc

Ngoại giao Việt Nam một lòng vì lợi ích quốc gia - dân tộc

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách, ngoại giao Việt Nam luôn đồng hành cùng đất nước, một ...

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng tầm giá trị văn hóa Việt Nam

Trả lời phỏng vấn báo chí nhân kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Ngoại ...

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng ta và nhân dân ta

Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng ta và nhân dân ta

Nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, cũng là kỷ niệm 53 năm Ngày Bác Hồ đi xa, sáng ...

Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam

Phát huy sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam

Trong bối cảnh mới nhiều thách thức, các hoạt động đối ngoại cần phát huy thế mạnh của từng trụ cột đối ngoại và sức ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Đọc thêm

Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ các trường học huyện Bát Xát (Lào Cai) khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ các trường học huyện Bát Xát (Lào Cai) khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Công đoàn Bộ Ngoại giao tiến hành trao tặng Trường PTDT bán trú, Tiểu học và THCS Ngải Thầu, kinh phí sửa chữa, khắc phục hậu quả cơn bão số ...
Dự báo thời tiết ngày mai (11/4): Tây Bắc Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (11/4): Tây Bắc Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (11/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha

Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
Khám phá Thung lũng Lân Ty (Lạng Sơn): Điểm tránh nóng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Khám phá Thung lũng Lân Ty (Lạng Sơn): Điểm tránh nóng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất trong năm khi thung lũng Lân Ty tràn ngập biển nước, tạo thành hồ lớn trong xanh ẩn hiện giữa ...
ECOWAS lo ngại về căng thẳng Algeria-Mali

ECOWAS lo ngại về căng thẳng Algeria-Mali

Căng thẳng mới nhất giữa hai nước láng giềng xuất phát từ vụ việc xảy ra hôm 1/4, Algeria bắn hạ một UAV trinh sát vũ trang trên không phận ...
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 11/4/2025

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay ngày 11/4/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Bà Rịa - Vũng Tàu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 11/4/2025.
Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ các trường học huyện Bát Xát (Lào Cai) khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Công đoàn Bộ Ngoại giao hỗ trợ các trường học huyện Bát Xát (Lào Cai) khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Công đoàn Bộ Ngoại giao tiến hành trao tặng Trường PTDT bán trú, Tiểu học và THCS Ngải Thầu, kinh phí sửa chữa, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi).
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược ở Bộ Ngoại giao trong bối cảnh mới

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược ở Bộ Ngoại giao trong bối cảnh mới

Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Cường nhận định, tình hình quốc tế và khu vực đang đặt ra nhiều vấn đề mang tính chiến lược, đòi hỏi công tác nghiên cứu phải nhạy bén, sâu và ...
Tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, xây dựng tình đoàn kết, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập ngành Ngoại giao

Tăng cường kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, xây dựng tình đoàn kết, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập ngành Ngoại giao

Từ ngày 8-10/4, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tập huấn.
Tinh hoa văn hóa Việt Nam tỏa sáng tại trụ sở UNESCO ở Paris

Tinh hoa văn hóa Việt Nam tỏa sáng tại trụ sở UNESCO ở Paris

Sự kiện quảng bá văn hóa với chủ đề 'Việt Nam - Tinh hoa văn hóa và khát vọng vươn mình' được tổ chức trong không khí trang trọng, đậm đà bản sắc...
ASEAN-New Zealand: Hợp tác sâu rộng và toàn diện,  cùng vươn tới những tầm cao chiến lược mới

ASEAN-New Zealand: Hợp tác sâu rộng và toàn diện, cùng vươn tới những tầm cao chiến lược mới

New Zealand cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, bày tỏ mong muốn nâng tầm quan hệ với ASEAN trên cả bình diện khu vực và song phương.
Việt Nam giới thiệu với các nước châu Phi về Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng

Việt Nam giới thiệu với các nước châu Phi về Lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng

Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại sứ Trần Quốc Khánh dẫn đầu tham dự Hội nghị trù bị khu vực châu Phi cho Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về tội phạm.
Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đưa 39 công dân Việt Nam bị tạm giữ do vi phạm quy định xuất nhập cảnh của Myanmar về nước an toàn

Đây là các công dân đầu tiên trong số công dân Việt Nam đang ở Myawaddy, Myanmar chờ được đưa về nước.
Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn: Tận tâm, tận lực bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Myanmar

Đại sứ Lý Quốc Tuấn thông tin về tình hình cộng đồng, doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar và công tác bảo hộ công dân sau trận động đất.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam sau trận động đất ở Myanmar

Chiều ngày 28/3, một trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền Trung Myanmar, khiến nhiều người bị thương, nhiều công trình ở Myanmar và Thái Lan bị hư hại.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar-Thái Lan.
Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Thông tin về các công dân Việt Nam bị bắt cóc được cảnh sát Mexico giải cứu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, hiện 11 công dân Việt Nam đang lưu trú tại trạm nhập cư thành phố Villahermosa, bang Tabasco.
Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Thông tin về các công dân Việt Nam trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc

Trong số những người bị nạn có có 3 người Việt Nam gồm 2 người đã được cứu và 1 người đang mất tích. Sức khỏe của 2 người được cứu đã hồi phục.
Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Trắc nghiệm về các Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Mời các bạn tham gia trắc nghiệm để tìm hiểu thêm về các Đối tác chiến lược toàn diện mà Việt Nam đã thiết lập quan hệ cho đến nay.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Phiên bản di động