KỶ NIỆM 77 NĂM QUỐC KHÁNH 2/9 VÀ NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH NGOẠI GIAO 28/8:

Động lực phát triển dân tộc và ngoại giao Việt Nam

PGS. TS. NGND. Thiếu tướng NGUYỄN BÁ DƯƠNG
Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Nguyên Viện trưởng Viện KHXH&NVQS Bộ Quốc phòng
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 (CMT8) là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ giữ vai trò quyết định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt nhân dân, ngày 2/9/1945.
Đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt nhân dân, ngày 2/9/1945.

Đó là sự thống nhất giữa bản lĩnh và trí tuệ; sự kiên định đường lối và phương pháp cách mạng; sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam. Quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam 77 năm qua là sự kiểm nghiệm sâu sắc giá trị, ý nghĩa của sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và nhân dân ta.

Tầm vóc, giá trị và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thắng lợi của CMT8 là kết quả vận động, phát triển chín muồi của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, nổi bật là nguồn sức mạnh nội sinh từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là các làn sóng đấu tranh mạnh mẽ và phong trào cách mạng rộng khắp của quần chúng trong các thời kỳ: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945 với mục đích chính trị rõ ràng, phương pháp đấu tranh chặt chẽ; hình thức đa dạng, phong phú và quan trọng nhất là ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân ngày càng tích cực, mạnh mẽ.

CMT8 là cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, diễn ra đồng loạt trong cả nước để thực hiện “sự đổi đời”, hướng vào cuộc đấu tranh phản đế, giành chính quyền cho nhân dân, độc lập, tự do cho dân tộc; cơm no, áo ấm cho đồng bào. Thắng lợi này mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên của độc lập, tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH), lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc và cách mạng thế giới, một đảng mác-xít mới 15 tuổi đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thành công cuộc cách mạng vĩ đại, đập tan mọi gông cùm, xiềng xích và ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân-phong kiến đã tồn tại gần 100 năm, giành chính quyền về tay nhân dân; đưa họ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh và cuộc sống của mình.

Từ đây, thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược cũng như quá trình khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, tiến hành đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hơn 35 năm qua, đã giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập I). Thành tựu đó kết tinh bản lĩnh, trí tuệ và sức sáng tạo của cả một dân tộc trong suốt 77 năm nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Điều đó khẳng định tầm vóc vĩ đại, giá trị và ý nghĩa to lớn của CMT8 gắn liền với đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng, Bác Hồ và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta có những thuận lợi cơ bản, song cũng gặp không ít thách thức, nhất là sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó, các thế lực thù địch tăng cường chống phá bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tham nhũng, tiêu cực, chủ nghĩa cá nhân...

Tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải có nhiều biện pháp khả thi để phát huy hơn nữa tinh thần, sức mạnh của CMT8 vào xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc để “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giành những thành tựu mới.

Thời gian dần lùi xa nhưng ý nghĩa của CMT8 vẫn còn nguyên giá trị với những bài học quý báu, trong đó bài học lớn nhất là luôn giữ vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giữ vững tính độc lập, tự chủ, sáng tạo về tư duy lý luận, nhất là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới, không rập khuôn máy móc, chống giáo điều, phấn đấu xây dựng quốc gia hùng cường, thịnh vượng; phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Sức sống của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Cùng với thắng lợi của CMT8, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh phát triển toàn diện, sâu sắc; trở thành một bộ phận không thể tách rời. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện ở phong cách ngoại giao và hệ quan điểm trong các tác phẩm báo chí, các bức thư, các lời kêu gọi, các tác phẩm chính luận của Người, tập trung rõ nhất trong Tuyên ngôn Độc lập (ngày 2/9/1945) với các quan điểm đặc sắc, đầy tính nhân văn về quốc tế, đối ngoại, quyền bình đẳng giữa các dân tộc về tự do và quyền dân tộc tự quyết, quyền độc lập dân tộc; sự bình đẳng về quyền sống và mưu cầu hạnh phúc...

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc, là hệ thống quan điểm, nguyên lý, phương pháp về đường lối quốc tế, chiến lược, sách lược, chính sách ngoại giao của Việt Nam... Trong đó, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” là nguyên tắc rất quan trọng, “cẩm nang” cần có để ứng xử, giải quyết vấn đề trong quan hệ quốc tế hiện nay nhằm giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.

Nét nổi bật trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là sự nhuần nhuyễn “năm cái biết”: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến để xử trí mọi việc nhằm “được người, được việc, được quan hệ”. Qua đó, tạo dựng thời cơ và chớp thời cơ, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, lẽ phải và đạo lý, tình người, thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Tư tưởng này thật sâu sắc, cần nhận thức đúng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

Theo Người, cái “bất biến” chính là lợi ích của quốc gia-dân tộc mà nội dung cốt lõi là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... Còn cái “vạn biến” là ứng phó khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, hài hòa giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu trước mọi tình huống cụ thể nhằm đạt mục đích, hiệu quả; tức là lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với mọi sự thay đổi khôn lường để thực hiện mục đích. Đó là đặt lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết và trước hết. Người chỉ rõ: nguyên tắc định hướng mọi hoạt động ngoại giao là kiên định về chiến lược, mềm dẻo về sách lược; trong đó, độc lập tự chủ, tự lực tự cường là “cái gốc của mọi chủ trương, chính sách ngoại giao.

Sau khi CMT8 thành công, Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Người đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động đối ngoại, nhất là vận động các nước công nhận nước Việt Nam DCCH và thiết lập quan hệ ngoại giao với họ, sẵn sàng tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực với chính sách ngoại giao thân thiện, hữu nghị, vì hòa bình.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với 30 nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng và làm hết sức mình để gìn giữ hòa bình, mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, toàn diện, coi đó là động lực to lớn cho phát triển đất nước.

Việt Nam cũng tham gia và có nhiều đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, APEC. Việt Nam phát huy hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; đóng góp tích cực trong giải quyết nhiều vấn đề quốc tế quan trọng vận dụng mềm dẻo nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nhất là trong xử lý những vấn đề phức tạp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, áp dụng Luật Biển năm 1982, và trong quan hệ với các nước lớn.

Ngoại giao Việt Nam đang “triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”; tiếp tục xử lý tốt “mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”, nỗ lực phấn đấu làm nên những thành công mới, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống; nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước

Ngoại giao hoà mục, hòa hiếu trong dựng nước và giữ nước

Hòa mục, hòa hiếu luôn là một bản sắc xuyên suốt trong các hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ thời đại phong kiến ...

Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Phát huy bản sắc văn hóa ngành Ngoại giao trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chào mừng Quốc khánh và ngày thành lập Ngành

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia chào mừng Quốc khánh và ngày thành lập Ngành

Ngày 28/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Saudi Arabia tổ chức dâng hương lên Bác Hồ nhân kỷ niệm lần thứ 77 ...

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Ngoại giao kinh tế là động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) ...

Người Việt ở nước ngoài: Bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam

Người Việt ở nước ngoài: Bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đang ngày càng được coi trọng, thúc đẩy mạnh mẽ và đã đạt được nhiều bước đột ...

Bài viết cùng chủ đề

77 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động