Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Algeria tại Việt Nam

Chu Văn
Chiều 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Algeria Mohamed Berrah chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Algeria Mohamed Berrah chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Algeria Mohamed Berrah chào từ biệt. (Nguồn: TTXVN)

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ Mohamed Berrah trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Algeria.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam và Algeria là hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, hỗ trợ lẫn nhau trong đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và cả sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Chân thành cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Mohamed Berrah bày tỏ vui mừng khi có nhiệm kỳ 6 năm thành công tại Việt Nam.

Ông đánh giá Việt Nam đã có sự phát triển thần kỳ về mọi mặt và hình ảnh phát triển của Việt Nam là hình mẫu cho Algeria học tập.

Chia sẻ về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết giữa hai nước, Đại sứ cho biết, hai nước đã hợp tác hiệu quả và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Đại sứ đã phối hợp với các cơ quan chức năng hai nước tổ chức nhiều hoạt động, thể hiện tình cảm yêu mến đất nước và con người Việt Nam thời gian qua.

Đại sứ mong muốn hai nước thúc đẩy triển khai các hiệp định hợp tác kinh tế. Algeria là một nước lớn ở châu Phi và có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đại sứ đề nghị Việt Nam cử chuyên gia năng lượng và nông sản sang Algeria để hỗ trợ, hợp tác khai thác tiềm năng thế mạnh này.

Chia sẻ với Đại sứ về các vấn đề nêu ra, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ đạt 145 triệu USD. Do đó, Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho Bộ Ngoại giao thực hiện Đề án thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam-Algeria để khai thác thế mạnh cũng như thị trường hai nước.

Qua Đại sứ, Chủ tịch nước gửi lời cảm ơn Chính phủ Algeria đã tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực dầu khí tại Algeria; khẳng định Việt Nam sẽ nghiên cứu cử chuyên gia sang Algeria để hỗ trợ khai thác các lợi thế tại đây.

Năm 2022, Việt Nam và Algeria kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Chủ tịch nước mong muốn hai bên sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm sự kiện quan trọng này, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước.

Với quan hệ truyền thống lịch sử tốt đẹp, Chủ tịch nước cho rằng, quan hệ hai nước sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt. Qua Đại sứ, Chủ tịch nước gửi lời mời Tổng thống Algeria sang thăm Việt Nam trong thời gian thích hợp.

Chủ tịch nước mong muốn dù ở bất cứ cương vị nào, Đại sứ cũng nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hợp tác, là cầu nối giữa Việt Nam và Algeria.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho 8 Đại sứ vừa mới được bổ nhiệm

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho 8 Đại sứ vừa mới được bổ nhiệm

Ngày 21/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ nhiệm kỳ 2021-2024 cho 8 ...

Phó Chủ tịch nước tiếp các nữ Đại sứ, Đại biện cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Phó Chủ tịch nước tiếp các nữ Đại sứ, Đại biện cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam

Ngày 19/10, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp các nữ Đại sứ, Đại biện các cơ quan ngoại giao nước ngoài ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

Diễn viên múa Linh Nga thể hiện độ uyển chuyển với những mẫu áo dài thêu tay của nhà thiết kế Vũ Việt Hà.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động