Chủ tịch nước thăm Thụy Sỹ: Cơ hội tuyệt vời để tăng cường hợp tác năng động

Thu Trang
Trước thềm chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber đã chia sẻ kỳ vọng của mình về những cơ hội sẽ mở ra giữa hai nước qua chuyến thăm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
910JQ
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber tại Phòng Hội thảo Geneva, Học viện Ngoại giao.(Nguồn: ĐSQ Thụy Sỹ)

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ từ ngày 25-29/11. Nhân dịp này, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber đã chia sẻ về sự kiện quan trọng này trong một năm đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao (10/1971-10/2021), 30 năm hợp tác phát triển Thụy Sỹ-Việt Nam.

Thưa Đại sứ, xin ông đánh giá ý nghĩa chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm của Phó Tổng thống Thụy Sỹ đến Việt Nam? Đại sứ kỳ vọng gì vào chuyến thăm lần này?

Sau chuyến thăm hồi tháng 8 của Phó Tổng thống Thụy Sỹ Ignazio Cassis tới Hà Nội, chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Berne là một cơ hội tuyệt vời khác trong một năm đặc biệt để thắt chặt hơn nữa quan hệ ngoại giao và tăng cường hợp tác năng động giữa hai nước chúng ta.

Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin rất mong đợi được tiếp đón Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau cuộc gặp bên lề Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 tại New York (Mỹ) vào tháng 9.

Thụy Sỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 11/10/1971. Thụy Sỹ là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 9 của ASEAN và thứ 19 của Việt Nam với khoảng 2,2 tỷ USD đầu tư trực tiếp. Hơn 100 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động tại Việt Nam và giúp tạo ra 20.000 việc làm ở các lĩnh vực khác nhau. Kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2020, giảm 11% so với năm trước đó do ảnh hưởng bởi đại dịch.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc diễn ra đúng thời điểm để hai nước thể hiện ý chí chính trị và quan tâm thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, và Liechtenstein).

Một FTA cho toàn khối kết hợp với các FTA mà Việt Nam ký kết riêng lẻ với các nước EFTA gần đây, rõ ràng sẽ nâng cao cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế song phương, mang lại cơ hội xuất khẩu mới cho doanh nghiệp hai nước và tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt khi một khuôn khổ được thể chế hóa và các biện pháp bảo vệ pháp lý hiệu quả cho các nhà đầu tư là những yếu tố cân nhắc quyết định đối với bất kỳ nhà đầu tư nào quan tâm đến việc đầu tư nước ngoài.

Trong bối cảnh hai nước đang hướng tới sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ hậu đại dịch Covid-19 và đứng trước nhiều thách thức chung như biến đổi khí hậu, đâu là những lĩnh vực mà Việt Nam và Thụy Sỹ cần chú trọng để thúc đẩy hợp tác?

Hiện nay, sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 rõ ràng là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Thụy Sỹ và Việt Nam.

Thụy Sỹ rất hoan nghênh những cam kết gần đây của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, trong đó có việc đưa các đề xuất của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài vào các chủ trương chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, thành lập tổ công tác chuyên trách để giải quyết những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, bảo vệ pháp lý quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

Trong khuôn khổ chuyến thăm sắp tới, Diễn đàn doanh nghiệp cấp cao (Business Summit) sẽ được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin. Đây là cơ hội để các nhà lãnh đạo, quan chức, cũng như các hiệp hội doanh nghiệp và công ty hai nước trao đổi với nhau, góp phần cải thiện khuôn khổ cho hợp tác kinh tế thương mại song phương ngày càng vững chắc.

910JQ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Thụy Sỹ Guy Parmelin tại New York, Mỹ, vào tháng 9. (Nguồn: TTXVN)

Các lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn khác giữa Việt Nam và Thụy Sỹ còn có giáo dục, nghiên cứu, khoa học và đổi mới sáng tạo. Hiện tại, Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sỹ (SNSF) và Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (NAFOSTED) đã hỗ trợ 10 nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ và Việt Nam thực hiện các dự án chung trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được tổ chức tại Glasgow (Anh) gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu cũng sẽ được đề cao trong các chương trình nghị sự. Trong lĩnh vực này, hợp tác phát triển của Thụy Sỹ với Việt Nam giúp cả hai nước đến gần hơn với mục tiêu không phát thải carbon ròng cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu. Đơn cử như chính phủ Thụy Sỹ đang tài trợ cho một dự án thích ứng toàn diện nhằm giảm thiểu rủi ro ngập lụt tại khu vực lõi đô thị của Cần Thơ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, việc Thụy Sỹ ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) cho nhiệm kỳ 2023-2024 cũng mở ra khả năng hợp tác mới cho quan hệ song phương theo hướng tăng cường chủ nghĩa đa phương và tôn trọng luật pháp quốc tế. Thụy Sỹ mong muốn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm thành công khi Việt Nam là thành viên của UNSC nhiệm kỳ 2020-2021.

Tối qua (24/11), phòng Hội thảo mới của Học viện Ngoại giao mang tên Geneva Conference Room đã được khánh thành. Đại sứ hãy cho biết ý nghĩa của sự kiện này, đặc biệt khi Thụy Sỹ và Việt Nam là hai nước có nhiều nỗ lực đóng góp cho hòa bình thế giới?

Đúng vậy, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), và tôi vừa qua đã cùng nhau khánh thành Phòng Hội thảo Geneva tại tòa nhà Giảng đường mới của DAV.

Phòng Hội thảo Geneva do Thụy Sỹ thiết kế nội thất minh họa phong cảnh tự nhiên của hồ Geneva với những ngọn núi tuyệt đẹp. Phòng Hội thảo này chủ yếu được sử dụng cho các hội nghị học thuật, bao gồm cả Hội nghị Khoa học quốc tế về Biển Đông thường niên của DAV, cũng như các cuộc họp cấp cao, bao gồm các cuộc thảo luận của các quan chức và học giả nước ngoài.

910JQ
Tối 24/11, Đại sứ Thụy Sỹ tại Việt Nam Ivo Sieber và TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) cùng cắt băng khánh thành Phòng Hội thảo Geneva tại tòa nhà Giảng đường mới của DAV. (Ảnh: Thùy Dương)

Phòng Hội thảo này có một ý nghĩa biểu tượng tuyệt vời và mang đến một sự gắn kết đầy cảm hứng giữa hai thành phố Geneva và Hà Nội.

Thụy Sỹ đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2024 với khẩu hiệu “Điểm Cộng cho Hòa bình”. Xem thêm tại đây: www.aplusforpeace.ch

Là nơi đặt trụ sở của Liên hợp quốc tại châu Âu từ năm 1945, Geneva chính là trung tâm hoạt động của hệ thống đa phương. Được mệnh danh là Thủ đô của Hòa bình, Geneva đóng vai trò là nơi đối thoại, bao gồm cả các hội nghị và tiến trình hòa bình.

Tinh thần cởi mở của Geneva cho phép những người có quan điểm và ý kiến khác biệt tranh luận một cách sâu rộng và tạo nên các cuộc thảo luận mang tính xây dựng. Tôi hy vọng rằng ý nghĩa này sẽ góp phần thúc đẩy các cuộc thảo luận mang tính xây dựng tại Hà Nội.

Phòng Hội thảo này đánh dấu thêm một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ giữa Thụy Sỹ-Việt Nam và là sự khởi sắc tốt đẹp cho tương lai.

Xin cảm ơn Đại sứ!

910JQ
Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ. (Nguồn: ĐSQ Thụy Sỹ)
Chủ tịch nước thăm Thụy Sỹ: Ba thông điệp đầy ý nghĩa

Chủ tịch nước thăm Thụy Sỹ: Ba thông điệp đầy ý nghĩa

Theo Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ Lê Linh Lan, chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ ...

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Liên bang Nga

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ và Liên bang Nga

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và lãnh đạo các địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn Lãnh đạo các sở ngành liên quan của 5 địa phương thăm, làm việc tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động