TIN LIÊN QUAN | |
Quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Kanagawa (Nhật Bản) | |
“Phượt thủ” người Anh tử vong do bị thương nặng |
Một cậu bé 7 tuổi dù bị lạc nhưng biết dừng lại, biết chờ đợi chứ không đi trong vô thức. Khi tìm được căn nhà nhỏ, cậu dù còn rất bé nhưng biết dùng nệm để giữ ấm cơ thể, uống nước để cầm hơi. Trong khi đó, chàng trai người Anh một mình chinh phục đỉnh núi theo cách riêng chứ không mua vé, chỉ đem theo một ít lương thực, điện thoại, đèn pin. Anh từng đăng tải trên facebook: “Xin lỗi những người nghĩ tôi gàn và liều lĩnh, tôi thực sự là một vận động viên leo núi và biết giới hạn của mình ở đâu”. Khi có người can ngăn anh leo núi mạo hiểm, anh đã khẳng định: “Tôi đã đi lên núi bằng con đường riêng do chính mình tìm thấy”. Từng bị lạc suốt một tiếng đồng hồ trong lịch trình leo lên đỉnh núi Liang Biang (Đà Lạt) trước đó chưa phải là bài học đủ lớn để anh biết dừng lại.
Du khách mất tích Aiden Shaw Webb. |
Từ hai câu chuyện trên cùng với những rủi ro như trẻ em bị xâm hại tình dục, bị đuối nước, bị đánh hội đồng..., ta thấy rằng thiếu hụt những bài học về kỹ năng trong chương trình giáo dục vẫn tiếp diễn từ năm này qua năm khác.
Khi xã hội càng phát triển, đời sống vật chất đầy đủ hơn, dường như kỹ năng sống của một bộ phận giới trẻ đang bị giảm đi. Cha mẹ thường ảo tưởng về những điểm số đẹp, những lời khen hay và lo cho con quá nhiều nên các em dễ nảy sinh tâm lý thụ động, phụ thuộc. Các em vẫn “bấu víu” mẹ cha dù “cập” tuổi trưởng thành là “chuyện thường ngày ở huyện”. Bản năng sinh tồn vốn sẵn có trong mỗi con người nhưng kỹ năng này thường được tăng lên nhờ rèn luyện.
Chúng ta không thể giáo dục con em theo thành tích mà phải giáo dục trở thành con người. Khi xem các chương trình dạy trẻ nhỏ ở nước ngoài, tôi thấy họ giáo dục trẻ con yêu thiên nhiên rất thực tế, dạy những kỹ năng sống bằng những việc làm cụ thể. Tôi vẫn thường xuyên xem chương trình Man&Wild bởi họ dạy những kỹ năng sinh tồn rất hay, nhiều kiến thức bổ ích. Nhân vật chính - anh chàng tên Bear trải nghiệm của chương trình bị lạc trên đảo hoang, tự phải bắt tôm cá ăn cầm hơi, để sống, rồi tìm cách để thoát ra khỏi đảo.
Chúng ta cũng không thể chỉ biết dạy con viết chữ đẹp, làm toán nhanh mà phải giáo dục con em vững vàng, nâng cao tính tự lập và bản lĩnh vượt qua hiểm nguy. Tôi từng xem video một nhóm học sinh tiểu học Nhật cúi đầu cảm ơn các bác tài xế khi được nhường đường và nghiệm lại trong nhiều gia đình, không hiếm chuyện con cái quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ.
Rõ ràng từ lâu nay, chương trình giáo dục phổ thông của chúng ta vẫn nặng về lý thuyết mà thiếu hẳn nội dung ứng xử cộng đồng trước tai họa. Phải chăng đã đến lúc cần hoàn chỉnh thêm các kỹ năng ứng xử trước thiên tai, tai họa bất ngờ cho trẻ để học sinh có ý thức tốt về vấn đề này!
Con đường từ trái tim đến trái tim Đã từng trải nghiệm nhiều hoạt động trên các kênh ngoại giao nghị viện, ngoại giao nhà nước... nhưng với TSKH Nghiêm Vũ Khải, ngoại ... |
Sẽ đưa thi thể du khách Anh về Sa Pa bằng cáp treo Thi thể anh Aiden Shaw Webb sẽ được vận chuyển về chân núi bằng hệ thống cáp treo công vụ (cáp LCS) 3 dây của ... |
Tìm thấy thi thể du khách Anh mất tích Sau 5 ngày nỗ lực tìm kiếm, vào khoảng 13h ngày 9/6, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của du khách Aiden ... |