Chưa thể "vui" dù IS đã "hết thời"

Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) dường như sắp mất thành trì cuối cùng của mình - ở bên bờ sông Euphrates, gần biên giới Iraq – song mặc dù kỷ nguyên cai trị các vùng lãnh thổ ở khu vực này của chúng có thể đã kết thúc ngay lúc này, nhưng phải thừa nhận rằng IS vẫn là một mối đe dọa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chua the vui du is da het thoi ​Syria: SDF bắt đầu tấn công nhằm giành lại thành trì cuối cùng của IS
chua the vui du is da het thoi ​Tổng thống Trump: Lực lượng được Mỹ hậu thuẫn đã giành lại toàn bộ lãnh thổ Syria từ tay IS

Việc IS sở hữu các vùng đất ở Iraq và Syria đã tạo ra sự khác biệt giữa chúng với các nhóm có chung chí hướng khác như al Qaeda và trở thành trọng tâm truyền giáo khi chúng tự xưng một vương quốc Hồi giáo vào năm 2014, tuyên bố quyền chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ và cộng đồng Hồi giáo.

Tuy nhiên, sự sụp đổ của Nhà nước tự xưng đã tước đi công cụ truyền bá và tuyển mộ của IS, cũng như cả một căn cứ hậu cần dùng cho việc huấn luyện các tay súng và lên kế hoạch tổ chức các vụ tấn công ở nước ngoài. Về mặt tài chính, sự sụp đổ này đã tước đi của IS các nguồn thu lớn hơn của bất cứ phong trào thánh chiến thời hiện đại nào, bao gồm các khoản thuế áp đặt đối với người dân và tiền thu được từ việc bán dầu mỏ.

chua the vui du is da het thoi
Binh lính thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Nguồn: BusinessInsider)

Mối đe dọa ở Iraq và Syria

Khi còn mang lớp vỏ là một nhánh của al Qaeda ở Iraq cách đây một thập kỷ, IS đã vượt qua hoàn cảnh bất lợi bằng cách hoạt động ngầm, chờ thời để bất ngờ nổi dậy. Kể từ khi phải hứng chịu những tổn hại lớn khi đánh mất các lãnh thổ hồi năm 2017, IS vẫn kiên trì với chiến thuật này. Các nhánh của chúng ở Iraq án binh bất động, âm thầm chuẩn bị một chiến dịch bắt cóc và sát hại rải rác để gây suy yếu chính phủ Baghdad. 

Nhóm này cũng tiến hành nhiều vụ đánh bom ở Đông Bắc Syria, nơi được các lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn kiểm soát, trong đó có một vụ hồi tháng 1 vừa qua khiến 4 người Mỹ thiệt mạng. Giới chức Mỹ và Kurd vì vậy đã lên tiếng cảnh báo rằng IS vẫn là một mối đe dọa tại khu vực này.

Tại Syria, các tay súng IS cũng đang có nguy cơ đánh mất thành trì cuối cùng Baghouz tại biên giới Iraq. Tuy nhiên họ vẫn duy trì sự hiện diện ở vùng lãnh thổ ít dân ở phía Tây sông Euphrates tại khu vực thuộc kiểm soát của chính phủ Syria.

Số phận các thủ lĩnh, tay súng và môn đồ IS

Số phận của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi hiện vẫn là ẩn số. Các chuyên gia hàng đầu của Mỹ khẳng định tên này vẫn còn sống và khả năng là đang ẩn náu ở Iraq. Một số tên chỉ huy cấp cao khác cùng hàng nghìn tay súng nổi dậy và các môn đồ của nhóm này cũng đã bị tiêu diệt, hàng nghìn tên khác đã bị bắt. Một số khác vẫn duy trì ở cả Iraq và Syria.

Iraq hiện vẫn bắt giam và thường xuyên xử tử những tù nhân bị tình nghi là IS. Lực lượng Dân chủ Sysia (SDF) do Mỹ hậu thuẫn cũng đang bắt giữ hàng trăm tay súng IS, song số lượng này còn tăng lên gấp bội khi SDF tiến vào khu vực gần Baghouz. 

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tại Washington mới đây cho biết khoảng 20.000 tay súng IS và các thành viên gia đình chúng đã tháo chạy khỏi Baghouz. Một quan chức SDF cho biết các lực lượng SDF đang bắt giữ khoảng 4.000 tên bị tình nghi là tay súng IS từ Iraq và Syria cùng hơn 1.000 tay súng nước ngoài.

chua the vui du is da het thoi
Toàn cảnh thủ đô Damascus của Syria với những vụ nổ và khói lửa bởi các cuộc tấn công của Chính phủ nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). (Nguồn: Getty Images)

Nguy cơ IS vẫn tiếp tục tổ chức hoặc tạo cảm hứng cho các vụ tấn công ở nước ngoài Trong bối cảnh IS đang nỗ lực bám giữ những mảnh đất cuối cùng của mình, người đứng đầu cơ quan tình báo Anh MI6 đã cảnh báo nhóm này có thể quay trở lại với các vụ tấn công “bất cân xứng”.

Ngay cả khi bắt đầu đánh mất nền tảng quân sự của mình, IS vẫn đứng ra nhận là thủ phạm các vụ tấn công tại nhiều quốc gia khác nhau, dù đôi khi trách nhiệm thuộc về các “con sói đơn độc” chứ không phải do IS chỉ huy.

Nhiều năm nay, IS đã bắt đầu tuyển mộ trên khắp các nước khác nhau để lên kế hoạch cho các cuộc tấn công, chứ không chỉ tập trung vào những tay súng được huấn luyện ở thực địa. Đầu năm 2018, người đứng đầu tư lệnh chỉ huy quân sự Mỹ cho biết IS vẫn rất dẻo dai và có khả năng “tạo cảm hứng các vụ tấn công trên khắp khu vực và cả ra ngoài Trung Đông”.

Hồi kết của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu

Mặc dù lãnh thổ nòng cốt của IS nằm ở Iraq và Syria, các nhóm thánh chiến tại các quốc gia khác điển hình là Nigeria, Yemen và Afghanistan vẫn tuyên thệ trung thành với chúng. Liệu các nhóm này có duy trì lớp vỏ ấy hay không, đặc biệt là nếu các nhóm tại Baghdad bị bắt giữ hoặc tiêu diệt, vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, song dường như còn rất ít cơ hội chúng có thể sớm kết thúc các chiến dịch của mình.

Al Qaeda vẫn duy trì các nhánh của chúng trên toàn thế giới, còn các nhóm dân quân Hồi giáo khác thì hoạt động tại các quốc gia mà sự cai trị thông thường đã sụp đổ. Hệ tư tưởng thánh chiến từ lâu đã chứng tỏ khả năng thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh, và sẽ không thiếu sự xung đột, bất công, đàn áp, nghèo đói, chủ nghĩa bè phái và sự thù hận tôn giáo để các phần tử Hồi giáo lợi dụng.

chua the vui du is da het thoi Mỹ rút hết quân khỏi Syria trước cuối tháng 4

Tờ Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời một quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ ngày 7/2 cho biết quân đội Mỹ sẽ rút ...

chua the vui du is da het thoi IS đang hồi phục tại Iraq, có thể trỗi dậy ở Syria

Ngày 4/2, Văn phòng Tổng thanh tra của Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang phục ...

chua the vui du is da het thoi Mỹ đang ở giai đoạn đầu của kế hoạch rút quân thận trọng khỏi Syria

Ngày 29/1, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết, nước này đang ở giai đoạn đầu trong kế hoạch rút quân khỏi ...

Thu Hiền (Nguồn: theo Reuters)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động