TIN LIÊN QUAN | |
APEC: Hợp tác “công – tư” nông nghiệp chống biến đổi khí hậu | |
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi cùng nhau trao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon các văn kiện chứng thực Mỹ và Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Paris ở Hàng Châu vào ngày 3/9. (Ảnh: AFP/Getty Images) |
Trong một sự kiện trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cùng nhau trao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon các văn kiện chứng thực Mỹ và Trung Quốc đã phê chuẩn Hiệp định Paris, theo đó đã tiến hành các bước cần thiết để tham gia Hiệp định.
Phát biểu nhân sự kiện này, Tổng thống Obama nhấn mạnh chống biến đổi khí hậu không phải là một cuộc chiến mà một quốc gia dù mạnh đến đâu có thể một mình chiến đấu. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, Hiệp định Paris là cơ hội duy nhất và tốt nhất để bảo vệ hành tinh.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc bày tỏ hy vọng, quyết định của hai nước sẽ thúc giục thêm nhiều quốc gia cùng hành động. Theo ông Tập Cận Bình, việc đối phó với biến đối khí hậu liên quan tới tương lai của người dân mỗi nước cũng như của loài người.
Việc hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới này tham gia Hiệp định Paris có thể giúp hiệp định có hiệu lực ngay cuối năm nay, sớm hơn so với dự định.
Để Hiệp định này có hiệu lực cần phải có 55 nước, chiếm 55% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, phê chuẩn.
Cho đến nay có 180 nước đã ký Hiệp định, tuy nhiên, trước khi Trung Quốc và Mỹ phê chuẩn, 23 quốc gia khác đã phê chuẩn Hiệp định và chỉ chiếm tổng cộng 1,08% lượng khí thải toàn cầu.
Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12/2015, trong đó quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kì tiền công nghiệp.
Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trung Quốc là một quốc gia phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới. Nước này cũng phải hứng chịu nhiều hậu quả của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Mặc dù nhận thức rõ ràng mối hiểm họa này, song việc cắt giảm lượng khí thải tại Trung Quốc vẫn gặp rất nhiều trở ngại do nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dựa trên phát triển công nghiệp.
Thế giới tuần hành chống biến đổi khí hậu Trước thềm Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) diễn ra trong ngày ... |
Năng lượng tái tạo: “Vũ khí” chống biến đổi khí hậu Nhằm đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nhiều nước đã tìm đến các nguồn năng lượng tái tạo khi các nguồn năng ... |
Paris tổ chức “Ngày không xe ôtô” trước thềm COP21 Ngày 27/9, 2 tháng trước khi diễn ra Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 21 tại Paris (COP21), ... |