Chuỗi cung ứng và vấn đề quản lý chuỗi cung ứng của Việt Nam hiện nay

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn
Học viện Ngoại giao
Gián đoạn và quá trình định hình lại chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu đang là một trong những vấn đề được thế giới đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Đứng trước nhiều khó khăn, thế giới buộc phải tìm ra những biện pháp thích ứng mới để tránh kịch bản xấu trong tương lai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chủ nghĩa dân tộc, xu hướng hướng nội, bảo hộ tiếp tục gia tăng đi liền với cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung năm 2019, đại dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019 đến nay, cùng cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu vào 24/2/2022 và những đòn trùng phạt kinh tế và trả đũa lẫn nhau giữa Nga và phương Tây, bao gồm cả Mỹ đã dẫn đến việc đa dạng hóa hơn và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đa dạng hóa và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu có tác động quan trọng tới kinh tế toàn cầu và kinh tế của các quốc gia. (Nguồn: UNCTAD)
Đa dạng hóa và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu có tác động quan trọng tới kinh tế toàn cầu và kinh tế của các quốc gia. (Nguồn: UNCTAD)

Vậy chuỗi cung ứng là gì? Làm thế nào để mỗi doanh nghiệp và quốc gia triển khai chuỗi cung ứng một cách hiệu quả? Điều này sẽ có tác động quan trọng đến việc phục hồi của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế mỗi quốc gia nói riêng.

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống những tổ chức, hoạt động, thông tin, con người và các nguồn lực liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến vận chuyển hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản sau: (i) nhà cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào; (ii) nhà sản xuất thành phẩm; (iii) nhà phân phối và logistics; (iv) đại lý bán lẻ; (v) khách hàng. Năm thành phần này cứ quay vòng tạo thành chuỗi cung ứng như hiện nay.

Nếu năm thành phần này hoạt động trong một quốc gia thì tạo nên chuỗi cung ứng quốc gia, hoạt động trong một khu vực thì tạo nên chuỗi cung ứng khu vực, hoạt động trên quy mô toàn cầu thì tạo nên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một công ty bán được nhiều sản phẩm, doanh thu luôn tăng, đồng nghĩa với việc chuỗi cung cứng của công ty đó đạt hiệu quả cao. Một nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp có chuỗi cung ứng hiệu quả có nghĩa là nền kinh tế đó có các chuỗi cung ứng hiệu quả, đến lượt mình, nó sẽ không ngừng nâng cao tiềm lực của nền kinh tế.

Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện nay, chuỗi cung ứng toàn cầu đang dịch chuyển theo 3 hướng sau đây: Thứ nhất, dịch chuyển chuỗi cung ứng kéo theo dịch chuyển đầu tư, theo đó các doanh nghiệp di chuyển toàn bộ hoặc một phần sản xuất về nước (reshoring), đang diễn ra ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU) và một số nước khác.

Theo đó, các cấu phần/công đoạn thượng nguồn (upstream) hoặc gắn với công nghệ cao thường được khuyến khích dịch chuyển về với chính quốc, như các ngành thiết bị điện tử, viễn thông, năng lượng, tài chính, trang thiết bị y tế và dược phẩm thiết yếu.

Thứ hai, dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước khác trong khu vực (near-shoring) để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc hoặc tránh các đòn trừng phạt Nga từ các nước phương Tây.

Theo đó, các công đoạn hạ nguồn (lowstream), gia công, lắp ráp, các công đoạn giản đơn có giá trị gia tăng thấp thường được dịch chuyển ra nhiều nước nhằm phân tán rủi ro và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Các ngành, lĩnh vực đang có nhiều dịch chuyển theo hướng này bao gồm: dệt may, phụ tùng, linh kiện ô tô, hàng hóa, bất động sản. Đơn cử như, một số tập đoàn trong lĩnh vực công nghệ, máy tính, điện tử, điện thoại, như Foxconn, Winstron, Qishda, Pegatron, Inventec, Apple, Intel…, đã và đang xúc tiến kế hoạch đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại nhiều nước ngoài Trung Quốc, như Ấn Độ, Mexico, một số nước Đông Nam Á để giảm thiểu rủi ro gián đoạn cung ứng khi xảy ra biến động ở thị trường Trung Quốc.

Thứ ba, một số chuỗi cung ứng được cơ cấu, sắp xếp lại thông qua mở rộng mạng lưới nhà cung cấp (outsourcing) để phân tán rủi ro, như đặt hàng mua linh kiện, nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp ở các nước khác nhau, mà không nhất thiết kéo theo dịch chuyển vốn đầu tư và sản xuất.

Trong thời gian tới, cạnh tranh tham gia chuỗi cung ứng sẽ diễn ra quyết liệt hơn, nhất là giữa các nước đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình độ phát triển, công nghệ và lao động, như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể thấy, dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc thực chất là một xu hướng khách quan đã diễn ra trong nhiều năm nay với động lực chính được thúc đẩy bởi mục tiêu lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất, chi phí và sự phát triển của khoa học-công nghệ.

Dù được đẩy mạnh hơn, song thực tế cho thấy, trước mắt, xu hướng này chưa tạo ra làn sóng mạnh mẽ về dịch chuyển đầu tư trên toàn cầu cũng như trong khu vực vì chưa có quốc gia nào thay thế được Trung Quốc trong chuỗi cung ứng-sản xuất toàn cầu cả về thị trường lẫn sản xuất.

Trong số các nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc đến nay vẫn có năng lực cạnh tranh vượt trội về thị trường, hiệu quả theo quy mô, kết cấu hạ tầng, hệ thống logistics, mạng lưới công nghiệp hỗ trợ và nguồn cung lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của dịch bệnh Covid-19 và cuộc chiến Nga-Ukraine hiện nay, xu hướng này được đẩy mạnh hơn, bởi ngoài các động lực nói trên nay có thêm động lực phân tán và giảm thiểu rủi ro.

Chuỗi cung ứng và vấn đề quản lý chuỗi cung ứng của Việt Nam hiện nay
Thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực đang dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng (điện tử, dệt may, linh kiện ô tô…) trực tiếp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong và sau dịch bệnh Covid-19. (Photo: VNA)

Cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đó, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng này, như: chính trị-xã hội ổn định, lực lượng lao động trẻ, tiềm năng thị trường gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có cả FTA thế hệ mới tạo.

Đặc biệt, việc thực hiện thành công mục tiêu kép: vừa khống chế được dịch bệnh Covid-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đã nâng cao uy tín của Việt Nam như một điểm đến đầu tư an toàn, có năng lực quản trị, cũng như khả năng chống chịu, thích ứng tương đối tốt trước những biến động của thế giới.

Nếu phát huy và khai thác tối đa những lợi thế trên, cùng với vị thế thuận lợi, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam có cơ hội lớn tham gia vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, sẽ thu hút các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ cao có nhu cầu dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng, nhờ đó thúc đẩy đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh cơ hội có ý nghĩa lâu dài này, việc thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực đang dịch chuyển sản xuất và chuỗi cung ứng (điện tử, dệt may, linh kiện ô tô…) còn trực tiếp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trong và sau dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, cơ hội, thuận lợi luôn đan xen với thách thức, khó khăn. Môi trường đầu tư của Việt Nam hiện còn nhiều điểm yếu, chậm được khắc phục, như hạn chế về năng lực quản lý, kết cấu hạ tầng, thủ tục đầu tư, thiếu lao động có kỹ năng, công nghiệp phụ trợ và mạng lưới logistics…

Năng lực các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, là trở ngại lớn để thu hút các chuỗi cung ứng của các tập đoàn công nghệ vào Việt Nam cũng như hạn chế khả năng Việt Nam tham gia vào các công đoạn cao (upstream) trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Những điểm yếu này nếu không sớm khắc phục sẽ làm tăng nguy cơ lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp, khó kiểm soát được các dòng đầu tư chất lượng thấp, đầu tư thâu tóm thị trường và doanh nghiệp trong nước, đầu tư “núp bóng”...

Thêm vào đó, qua việc đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với các ngành sản xuất, kinh doanh của của Việt Nam thời gian qua cho thấy rõ hơn một số điểm hạn chế căn bản của kinh tế nước ta, như nội lực của các ngành sản xuất còn hạn chế, phụ thuộc lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài, chưa tự chủ được về các yếu tố đầu vào của sản xuất trong nhiều ngành, dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài và khiến cho giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa thấp; nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho sản xuất ở một số ngành phụ thuộc vào một số ít thị trường (nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc).

Vì vậy, việc phát triển sản xuất-kinh doanh rất dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị-kinh tế-xã hội trong và ngoài nước.

Những giải pháp cho Việt Nam

Trên cơ sở thực trạng hiện nay của thế giới và Việt Nam, có một số giải pháp liên quan tới chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng như sau:

Thứ nhất, với vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ở giai đoạn lắp ráp cuối cùng của thiết bị điện tử trong những năm gần đây, đòi hỏi Việt Nam phải thúc đẩy việc nghiên cứu đa dạng hoá các chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực bởi lẽ việc có quá nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như điện tử và sản xuất dệt may chỉ tập trung ở một vài thị trường đã gây tổn hại cho nhiều doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng bị đắt gẫy.

Bên cạnh việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thì việc tăng năng lực sản xuất trong nước trong các phân khúc công nghiệp quan trọng như thiết bị y tế, sản xuất vaccine và sản xuất thiết bị điện tử quan trọng, đặc biệt là chất bán dẫn cũng cần phải giành được sự ưu tiên đặc biệt của chính phủ.

Thứ hai, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống; bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp logistics thông qua xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này với tất cả các loại hình vận tải.

Điều này sẽ giúp hạ chi phí logistic xuống và góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Năm 2021, chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Có thể thấy, chi phí logistics đã và đang là “gánh nặng” trên vai các doanh nghiệp xuất khẩu và tình trạng này còn có thể nặng nề hơn trong năm 2022 khi chúng ta không có giải pháp đồng bộ để xử lý vấn đề này.

Thứ ba, cần đổi mới toàn diện hệ thống dự trữ quốc gia để nâng cao hơn nữa vai trò, sứ mệnh, công cụ dự trữ quốc gia trong hệ thống logistics trước những biến động khó lường mà tình trạng khó khăn về xăng dầu trong 5 tháng đầu năm 2022 là hệ quả nhãn tiền của việc thiếu hệ thống các kho chứa.

Theo tính toán, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ là những thị trường chủ chốt trong quá trình lưu kho và luân chuyển hàng hóa. Hậu cần kho lạnh sẽ là loại tài sản thu hút được sự quan tâm mạnh trong thời gian gần đây, nhờ vào làn sóng xuất nhập khẩu thuốc và vaccine trong thời gian qua, cùng với sự gia tăng đột biến của thương mại điện tử và giao hàng thực phẩm.

Bởi vậy, cần phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ (bao gồm các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics, cụm logistics…), hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động sản logistics Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam cần xây dựng và phát triển hệ thống kho lạnh thương mại vì đây chính là yếu tố quyết định thành công của chuỗi cung ứng. Hai thành phần chính của thị trường hậu cần hiện tại là kho lạnh thương mại và các cơ sở tự vận hành. Các công ty cạnh tranh dựa trên các thông số khác nhau như sức chứa nhà kho, số lượng pallet, đội xe với xe tải chuyên nghiệp, phạm vi nhiệt độ, phạm vi mạng lưới và địa điểm.

Tuy nhiên, thị trường hậu cần (logistic) lạnh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và phát triển rời rạc. Rõ ràng, với tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại nội vùng, doanh nghiệp nào bắt kịp được tốc độ tiếp cận thị trường và khoảng cách giao hàng tới khách hàng sẽ giành nhiều cơ hội chiến thắng. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải thiết kế và xây dựng lại mạng lưới hậu cần và công nghiệp của mình thì mới giành được chỗ đứng trong giai đoạn tới.

Thứ năm, cần phân biệt 2 loại chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng dệt may, da giày, thiết bị điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ, thực phẩm, thì do người mua, tức do tổng cầu chi phối; còn chuỗi cung ứng thiết bị y tế, dược phẩm, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, công nghệ… là do những nhà sản xuất, tức do tổng cung chi phối.

Bởi vậy, Việt Nam cần phải tập trung lưu tâm tới những doanh nghiệp lớn này - người sẽ dẫn dắt từng chuỗi cung ứng, xem họ là ai, làm thế nào để thu hút họ, học hỏi họ và vươn lên ngang với họ thì mới có thể tham gia và tiến tới dẫn dắt một số chuỗi cung ứng mà ta có lợi thế.

Thứ sáu, Việt Nam cần cùng các nước ASEAN thống nhất cách tiếp cận thực tế trong đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA-có hiệu lực từ tháng 5/2010) nhằm tối đa hóa tiềm năng thương mại trong khối, tăng cường hội nhập kinh tế và đem lại giá trị gia tăng thực sự cho doanh nghiệp các nước ASEAN.

Việc nâng cấp ATIGA còn nhằm tạo thuận lợi cho thương mại thông qua giải quyết các rào cản thuế quan, cải thiện sự minh bạch, tạo thuận lợi cho các nước thành viên tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu cũng như ứng phó với các vấn đề đang nổi như kỹ thuật số hóa và nền kinh tế xanh.

Thứ bảy, ngoài các biện pháp trước mắt, biện pháp căn cơ và lâu dài là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển các doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh có năng lực liên kết với các tập đoàn công nghệ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Muốn vậy, các bộ, ngành và địa phương cần quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về 3 đột phá chiến lược: hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Ba khâu đột phá này vừa kế thừa ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII đã đề ra, vừa bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Có như vậy, Việt Nam mới tranh thủ được cơ hội, cũng như giảm thiểu các thách thức từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển nhanh, bền vững và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Đông Nam Á từng bước trở thành 'ngôi sao' trong mạng lưới cung ứng

Đông Nam Á từng bước trở thành 'ngôi sao' trong mạng lưới cung ứng

Hai năm dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Tuy ...

Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng thế nào đến kinh tế và doanh nghiệp Việt?

Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng thế nào đến kinh tế và doanh nghiệp Việt?

Tận dụng các hiệp định thương mại tự do, linh hoạt trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng và xác định rõ các ...

Đọc thêm

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Kai Havertz làm nên lịch sử Ngoại hạng Anh với cú đúp bàn thắng cùng Arsenal 'đè bẹp' đội bóng cũ Chelsea 5-0, đưa Pháo thủ trở lại đầu bảng.
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Doanh nghiệp Trung Quốc ở châu Âu bị đột kích, Bắc Kinh nói 'rất sốc và không hài lòng'

Ngày 23/4, lực lượng chức năng của EC đã đột kích các văn phòng ở Hà Lan và Ba Lan của một công ty thiết bị an ninh Trung Quốc.
EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Tài sản Nga bị phong tỏa: Phương Tây có hành động bất ngờ, Điện Kremlin phát tín hiệu đáp trả

Ngày 22/4, Điện Kremlin tuyên bố, bất kỳ động thái nào của Mỹ nhằm tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Nga đều là bất hợp pháp.
Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024: Giá vàng SJC lập tức phản ứng sau tin bất ngờ, quý kim thế giới cắm đầu lao dốc, ‘lu mờ’ trước tài sản rủi ro khác

Giá vàng hôm nay 23/4/2024, giá vàng SJC bất ngờ giảm, thế giới lao dốc. Giới đầu tư giảm nhu cầu trú ẩn an toàn.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Phiên bản di động