Nhiều mô hình sinh kế hiệu quả được hình thành từ nguồn vốn tín dụng chính sách. |
Số vốn nguồn ngân sách trung ương phân bổ năm 2023 tăng 47% so với năm 2022.
Thực hiện quy định tại Điều 36 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết đã phối hợp với các cơ quan chủ dự án/tiểu dự án thành phần của Chương trình thông báo vốn sự nghiệp giai đoạn 2024-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để xây dựng phương án thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Năm 2021, số vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương đã phân bổ là 543,107 tỷ đồng cho các dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (97,654 tỷ đồng); Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng (106,353 tỷ đồng); Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn (339,1 tỷ đồng).
Năm 2022, phân bổ 8.620 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương (6.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển - bao gồm cả 4.000 tỷ đồng năm 2021 chuyển sang; 2.620 tỷ đồng vốn sự nghiệp). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản hướng dẫn về phạm vi, đối tượng phân bổ vốn Chương trình năm 2022 đối với toàn bộ 7 dự án của Chương trình.
Riêng việc phân bổ 700 tỷ đồng vốn sự nghiệp ngân sách trung ương thực hiện nội dung "Cải thiện dinh dưỡng" (100 tỷ đồng), "Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo" (600 tỷ đồng) năm 2022, Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển sang giai đoạn 2024- 2025 để thực hiện.
| Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững Ngày 16/11, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang đã tiếp bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường ... |
| Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc phát triển kinh tế và giảm nghèo Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển Surya Deva đã có những chia sẻ độc quyền với Báo TG&VN ... |
| Giáo dục là nền tảng vững chắc để thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới Chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên cho rằng, nền tảng vững chắc để thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới trong giai ... |
| Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719 ở Kiên Giang - Cơ hội phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ... |
| Bình đẳng giới - nền tảng hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững Thế giới hiện chưa đạt được bình đẳng giới bất chấp những nỗ lực toàn cầu. |