Đây là một sáng kiến đầu tư cộng đồng toàn cầu của AstraZeneca, tập trung vào thanh thiếu niên với các can thiệp dự phòng các bệnh không lây nhiễm (BKLN) phổ biến như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, phổi mãn tính. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2025.
Sự kiện khởi động Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2 được tổ chức ngày 29/9 vừa qua. (Nguồn: Plan International Việt Nam) |
Tin liên quan |
Giới thiệu bộ sách 'Thế giới tương lai' và giao lưu cùng tác giả Julie Lardon |
Sự kiện khởi động có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính và hành chính - Tổ chức Plan International Việt Nam cũng như đại diện các cơ quan có liên quan và các trường Phổ thông, Đại học sẽ tham gia chương trình trong thời gian tới.
Tại đây, PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đã xác định các hành vi, lối sống hình thành từ lứa tuổi học sinh, sinh viên liên quan đến sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm.
Nhằm tăng cường công tác phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm và cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai Dự án Sức khỏe Thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 – 2025 do Tập đoàn AstraZeneca viện trợ không hoàn lại.
PGS.TS. Nguyễn Thanh Đề cũng bày tỏ trân trọng và đánh giá cao các đối tác quốc tế như AstraZeneca, Plan International Việt Nam đã tài trợ và đồng hành cùng Dự án.
Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam, chia sẻ: “Là một tập đoàn dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới với cam kết lâu dài về phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng đầu tư cho sức khỏe của thanh thiếu niên ngày hôm nay chính là đầu tư cho tương lai bền vững của toàn xã hội.
Chúng tôi cảm thấy tự hào về những tác động cụ thể và tích cực của chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên trong giai đoạn một, và vui mừng được tiếp tục đồng hành cùng các đối tác để tiến hành giai đoạn hai sắp tới”.
Bà Quách Thục Anh, Giám đốc Tài chính và Hành chính Plan International Việt Nam, cũng cho rằng.“Chúng ta cần quan tâm đến sự trưởng thành và phát triển của giới trẻ ở giai đoạn này.
Mọi quyết định được đưa ra, mọi thói quen được hình thành và con đường chúng ta lựa chọn có thể có hậu quả và tác động lâu dài xuyên suốt nhiều thế hệ.
Bằng chứng chỉ ra rằng, những hành vi không lành mạnh gây ra các bệnh không lây nhiễm, bao gồm dinh dưỡng không lành mạnh, hút và hít phải khói thuốc, thiếu vận động thể chất, sử dụng rượu bia thường hình thành từ giai đoạn thanh thiếu niên.
Thực tế đã chỉ ra, hơn 1/2 những trường hợp tử vong liên quan đến các bệnh không lây nhiễm gắn với những hành vi, thói quen được hình thành hoặc củng cố ở lứa tuổi vị thành niên.
Để tăng cường những đáp ứng đối với bệnh không lây nhiễm trên toàn thế giới, chúng ta cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn đến những năm đầu đời và đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên”.
Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên giai đoạn 2023-2025 là một chương trình ba năm nhằm mục đích góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của giới trẻ Việt Nam, đặc biệt nhóm tuổi từ 10-24 thuộc quận Cầu Giấy, Long Biên, Đông Anh và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể của chương trình này nhằm đảm bảo rằng giới trẻ ở Hà Nội được nâng cao nhận thức về những hành vi nguy cơ và những biện pháp phòng tránh các bệnh không lây nhiễm để từ đó họ có năng lực để đưa ra những quyết định về vấn đề sức khỏe của họ, trong bối cảnh các dịch vụ y tế được cải thiện, hệ thống y tế và môi trường chính sách thuận lợi. Trên toàn cầu, kể từ khi bắt đầu năm 2010, chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên đã tiếp cận tới hơn 10 triệu thanh niên ở trên 40 quốc gia thuộc 5 châu lục. Vào tháng 5/2019, chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên đã mang lại cho AstraZeneca danh hiệu Doanh Nghiệp của Năm với giải thưởng Doanh Nghiệp Nhân đạo, giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tại Anh có đóng góp nổi bật cho cộng đồng. Sau ba năm triển khai của giai đoạn 1, mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách của đại dịch Covid-19, chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên tại Việt Nam đã hoàn thành tất cả các mục tiêu chính và có tác động quan trọng đến các nhóm đối tượng đích. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả đáng khích lệ như: 81% thanh thiếu niên tham gia Chương trình đã thể hiện sự tăng cường nhận thức về các yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm, 79% tăng cường nhận thức về từ 3 loại bệnh không lây nhiễm trở lên và tỷ lệ thanh thiếu niên có các hành vi tích cực về dinh dưỡng lành mạnh tăng 63%. |
| Gieo mầm tiếng Việt ở Romania Một cộng đồng với số lượng nhỏ chỉ khoảng 1.000 người nhưng bà con người Việt ở Romania luôn gắn bó và có ý thức ... |
| Đêm hội Trăng rằm của các em thiếu niên, nhi đồng người Việt tại Lào Tối 26/9 tại thủ đô Vientiane (Lào), Chùa Phật Tích phối hợp với Hội người Việt Nam tại thủ đô Vientiane tổ chức chương trình ... |
| Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Đức chia sẻ mất mát với các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội Sáng 27/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội đã tiếp nhận số tiền hơn 4.420 Euro (tương đương 112 ... |
| TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh tuyên truyền một số quy định pháp luật hiện hành cho đối tượng là người Việt Nam ở nước ngoài Ngày 29/9, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tuyên truyền một số quy định ... |
| Vua đầu bếp Christine Hà: Chuyến về quê đầy hương vị Là nhân vật trong chương trình Sứ giả nghệ thuật kéo dài 12 ngày của Đại sứ quán Mỹ, đầu bếp gốc Việt Chiristine Hà ... |