Chuyện chưa kể về những cô gái phá mã

Bạn thích trò chơi câu đố ô chữ không? Bạn đính hôn chưa? 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Cuộc “xâm lăng” của công nghệ phần mềm
chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Nhu cầu sử dụng mật mã dân sự ngày càng gia tăng

Tháng 11/1941, một thời gian ngắn trước khi xảy ra vụ tấn công Trân Châu Cảng, những lá thư xuất hiện trong hộp thư của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nữ sinh ở Mỹ. Thông điệp bên trong lá thư là bí mật, trong đó mời những người nhận đến dự các cuộc phỏng vấn riêng. Tại đây, các nữ sinh viên được hỏi một vài câu như trên - những câu hỏi tưởng như rất bình thường, nhưng đằng sau nó lại chứa đựng những bí ẩn... Câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu tiên là có. Câu trả lời mong muốn cho câu hỏi thứ hai là không.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma
Các nữ nhân viên giải mã trong phòng làm việc. (Nguồn: NSA)

“Thư ký” đặc biệt

Mỗi ứng viên được chọn sẽ nhận một phong thư có thông tin giới thiệu ngắn gọn về lịch sử phức tạp của mật mã. Họ cũng sẽ tham gia vào một khâu của quy trình giải mã, đơn giản là sắp xếp các mảnh giấy hoặc xử lý thông tin đã được mã hóa nhưng còn lộn xộn. Cuối mùa Xuân năm 1942, nhóm nữ đầu tiên được Hải quân Mỹ tuyển dụng đã hoàn thành các khóa học bí mật và bắt đầu làm việc tại trụ sở ở Washington D.C. Trong thời gian đó, Lục quân Mỹ cũng tiến hành tuyển chọn các sinh viên nữ năm cuối có thành tích học tập xuất sắc từ hàng chục trường nữ sinh trên khắp nước Mỹ. Nhiều người trong số họ dự định trở thành giáo viên - một trong số ít nghề nghiệp dành cho phụ nữ có trình độ vào thời đó.

 Nhà báo Liza Mundy trong cuốn sách Những cô gái mật mã: Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia phá mã của Mỹ trong Thế chiến II cho biết các cô gái được chọn đều thông minh và tháo vát. Họ giỏi toán hoặc khoa học hoặc ngoại ngữ và thường là cả ba. Họ phải giữ bí mật về công việc của mình. Nếu những cô gái này đến các nơi công cộng và được hỏi về công việc, họ nói rằng họ làm những việc lặt vặt như đổ rác. Khi họ đến quán bar cùng nhau, nếu ai đó trong số họ gọi một ly rượu Collins, đó có thể là tín hiệu cho thấy một người lạ mặt tỏ ra rất tò mò về công việc của họ và họ phải rời đi. Và vì phải giữ bí mật nên các nữ nhân viên giải mã này thường nói với người thân là họ làm thư ký.

Theo Mundy, khi số lượng phụ nữ trong quân đội tăng lên, có tin đồn lan truyền rằng họ là "gái mại dâm trong bộ đồng phục" và chỉ ở đó để "phục vụ đàn ông". Bố mẹ của một số cô gái cũng có quan điểm như vậy. Trong khi đó, những nữ nhân viên giải mã phải làm việc trong các văn phòng chật chội và vào mùa Hè, dù cảm thấy mệt mỏi, họ vẫn miệt mài với công việc. Bởi theo bà Mundy, "những cô gái phá mã" ý thức được rằng "nếu họ làm sai thì ai đó có thể sẽ chết".

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma
Nữ chuyên gia giải mã Elizebeth Smith Friedman. (Nguồn: NSA)

Từng bị lãng quên

Theo Politico, trước vụ tấn công Trân Châu Cảng (tháng 12/1941) khiến Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ Hai, lĩnh vực tình báo của nước này mới ở giai đoạn trứng nước. Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) chưa ra đời và tiền thân của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cũng chỉ vừa được thành lập. Thời điểm ấy, Lục quân Mỹ có gần 200 nhân viên làm việc trong văn phòng phá mã bí mật ở Washington D.C. Khi chiến tranh cận kề, quân đội Mỹ bắt đầu tuyển dụng thêm nhiều nhân viên giải mã và các sĩ quan tình báo tiềm năng. Năm 1945, trong số 10.500 người thuộc lực lượng phá mã của Lục quân thì gần 70% là phụ nữ. Cũng trong khoảng thời gian này, Hải quân Mỹ có đến 80%, tương đương với 4.000 nữ nhân viên giải mã hoạt động trong nước.

Trong cuốn sách của mình, nhà báo Liza Mundy kể lại câu chuyện của những phụ nữ đã thề giữ bí mật công việc của họ và dường như bị lãng quên. Chỉ vì họ chấp nhận là vô hình đối với kẻ thù, không có nghĩa là họ cần phải vô hình với lịch sử. Câu chuyện về "những cô gái phá mã" mà nhà báo Mundy gọi là "những nhân vật bí ẩn của thế hệ vĩ đại nhất" cũng chưa bao giờ được nhắc đến một cách đầy đủ. "Họ là một phần không thể tách rời trong các hoạt động quân sự", bà Mundy khẳng định.

Đóng góp quan trọng

Trước khi đến Washington D.C, các cô gái nhận được phong thư cho biết rằng trước đây, việc giải mật mã chỉ được thực hiện bởi nam giới. "Phụ nữ có thể thành công hay không", bức thư của Hải quân viết, "vẫn còn phải được chứng minh", nhưng “chúng tôi tin rằng các bạn có thể làm được". Thực tế cho thấy những đóng góp của các "cô gái phá mã" là một phần không thể thiếu dẫn tới chiến thắng của quân Đồng Minh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Những phụ nữ này liên tục phá vỡ các hệ thống mật mã thường xuyên thay đổi và ngày càng phức tạp mà Phe trục (Axis Powers - các cường quốc trong trục Berlin - Roma - Tokyo) sử dụng để che dấu các thông điệp của họ, qua đó, cung cấp thông tin quan trọng cho Lục quân và Hải quân Mỹ. Cuối năm 1945, The New York Times xuất bản bức thư của Tướng George Marshall gửi cho chính trị gia Thomas Dewey, trong đó nêu rõ nhờ các lực lượng mật mã mà Mỹ "sở hữu rất nhiều thông tin" về chiến lược của Nhật Bản. Uỷ ban điều tra chung về trận Trân Châu Cảng cũng ghi nhận những thông tin tình báo của Hải quân và Lục quân Mỹ "nằm trong số những tin tình báo chính xác nhất trong lịch sử" nước này, "đóng góp rất lớn vào việc đánh bại kẻ thù, rút ngắn chiến tranh và cứu hàng nghìn sinh mạng". Cụ thể, theo nữ nhà báo Mundy, nhờ cống hiến thầm lặng của "những cô gái phá mã" mà quân đội Mỹ có thể xác định được nơi phát xít Nhật đang đóng quân trên những hòn đảo ở Thái Bình Dương, nơi các tín hiệu radio đi và đến; giúp quân Đồng Minh đánh chìm tàu địch, bắn hạ máy bay của Đô đốc Isoroku Yamamoto - Tư lệnh hải quân Nhật và là kiến trúc sư của trận Trân Châu Cảng; vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tàu ngầm của Đức Quốc xã ở Đại Tây Dương… 

Mỹ không phải là nước duy nhất tuyển dụng phụ nữ làm công việc giải mã trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Hàng ngàn phụ nữ Anh đã làm việc tại trung tâm mật mã nổi tiếng Bletchley Park. Họ đảm nhận một số vai trò, gồm cả việc điều khiển máy giải mã phức tạp như Bombe - loại máy có khả năng giải mật mã Enigma của Đức.

Mundy cho biết lịch sử nước Mỹ đã chứng kiến nhiều phụ nữ tài giỏi, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực giải mã. Agnes Meyer Driscoll là một ví dụ tiêu biểu. Bà là người đồng phát triển CM - một trong số các thiết bị mã hóa tiêu chuẩn của Hải quân Mỹ những năm 1920. Bà cũng đóng vai trò then chốt trong các cuộc xâm nhập vào hệ thống mật mã M-1 và JN-25 của hải quân Nhật, góp phần mang lại chiến thắng cho Mỹ trong trận hải chiến Midway tháng 6/1942.

Elizebeth Smith - cô sinh viên ngành văn học trở thành một trong những chuyên gia giải mật mã vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, bên cạnh người chồng William Friedman - cha đẻ của ngành phân tích mật mã. Elizebeth có khả năng tính toán chính xác, biến những ký tự lộn xộn, vô nghĩa trở thành thông tin quan trọng. Nhờ có những tài liệu được chính thức công bố gần đây, người ta mới biết trong Thế chiến II, Elizebeth đã đánh sập một mạng lưới do thám của Đức Quốc xã đang xúi giục cách mạng phát xít tại Nam Mỹ.

Genevieve Grotjan là một gương mặt nổi bật khác. Tháng 9/1940, khi cả nhóm do William Friedman hướng dẫn đang nỗ lực giải mật mã "Tím" của Nhật Bản, Genevieve Grotjan đã khám phá ra một ký tự quan trọng, trực tiếp dẫn đến thành công của cả đội. Khả năng đọc mã ngoại giao này cho phép các lực lượng Đồng Minh có cái nhìn sâu hơn về các cuộc đàm thoại giữa các chính phủ hợp tác với Nhật Bản trên khắp châu Âu.

Bên cạnh những phụ nữ đứng đằng sau những thành tựu phá mã rực rỡ nhất, còn có hàng triệu phụ nữ Mỹ làm việc trong các nhà máy. Họ đã góp phần chế tạo máy bay ném bom, xe tăng, tàu sân bay... Tuy nhiên, đóng góp của những phụ nữ này gần như bị lãng quên trong suốt hơn 70 năm sau chiến tranh và gần đây mới được nhắc đến đầy đủ hơn trong cuốn sách của nhà báo Mundy.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Chiếc máy mã hóa từ Thế chiến II được bán với giá kỷ lục

Chiếc máy mã hóa Enigma I hiệu Wehrmacht của Đức có từ Chiến tranh thế giới thứ II đã được bán với giá 45.000 Euro.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Amazon khôi phục mật mã hóa cho sản phẩm

Máy tính bảng và máy đọc sách điện tử của hãng Amazon sẽ được mã hóa trở lại do khách hàng phản ứng dữ dội.

chuyen chua ke ve nhung co gai pha ma Lỗi bảo mật sim đe dọa 750 triệu điện thoại di động

Theo Thời báo New York, một nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra một lỗ hổng mã hóa trên một số thẻ sim ...

Nhất Lam (tổng hợp)

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến ...
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và con gái xinh đẹp trong trang phục Hanbok du lịch Hàn Quốc

Hoa hậu Jennifer Phạm và ông xã doanh nhân Đức Hải tình tứ trong chuyến du lịch cùng các con ở Hàn Quốc.
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina

Không gian Việt Nam là cơ hội để bạn bè Argentina và khách quốc tế tìm hiểu thêm về đất nước, lịch sử, con người, văn hóa Việt Nam.
Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận chung kết U23 châu Á 2024 trên kênh nào?

Vòng chung kết U23 châu Á 2024 tổ chức tại Qatar sẽ chính thức khép lại bằng trận chung kết trong mơ giữa U23 Nhật Bản và U23 Uzbekistan.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết do Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Nghị quyết khuyến khích các nước đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động