Chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông: Từ lời hứa giản dị đến hành động trấn an

Phương Hà
"Chúng tôi sẽ không bỏ đi và sẽ không để lại khoảng trống cho Trung Quốc, Nga hay Iran nhảy vào lấp đầy", Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh về chính sách của Mỹ đối với Trung Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ba bài học quan trọng rút ra từ chuyến thăm của J.Biden đến Trung Đông
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thái tử Mohammed chạm tay trước cung điện hoàng gia ở Jeddah ngày 15/7. (Nguồn: AP)

Can dự tích cực

Sau 18 tháng ở Phòng Bầu dục, ông Joe Biden cuối cùng đã có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Đông trên cương vị tổng thống (từ ngày 13-16/7 bao gồm thăm Israel, Bờ Tây và Saudi Arabia).

Chuyến thăm của ông Biden diễn ra vào một thời điểm quan trọng của tình hình quốc tế. Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã tác động mạnh đến thị trường năng lượng toàn cầu và tạo ra nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng ở Bắc Phi và Trung Đông.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19, đồng thời phải hứng chịu lạm phát tràn lan và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nếu không muốn nói là tiêu cực.

Iran tiếp tục gia tăng ảnh hưởng khắp khu vực Trung Đông và không thực sự tỏ ra sẵn sàng đàm phán một thỏa thuận mới về chương trình hạt nhân của mình.

Suốt chuyến thăm, ông Biden đã đưa ra các nguyên tắc chính cho sự can dự của Mỹ trong khu vực, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác và hỗ trợ khả năng phòng thủ của các quốc gia “tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”, đồng thời ngăn chặn các cường quốc nước ngoài và cường quốc khu vực tìm cách can dự thông qua hành động quân sự và gây nguy hiểm cho quyền tự do hàng hải. Tổng thống Mỹ cho biết Washington cũng sẽ nỗ lực để giảm căng thẳng và chấm dứt xung đột “bất cứ khi nào có thể”.

"Chúng tôi sẽ không bỏ đi và sẽ không để lại khoảng trống cho Trung Quốc, Nga hay Iran nhảy vào lấp đầy" - Hãng tin AFP dẫn lại lời Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các nước Arab ở thành phố Jeddah, Saudi Arabia ngày 16/7.

Tổng thống Biden cũng thúc giục các nhà lãnh đạo Arab coi nhân quyền là động lực mạnh mẽ của sự thay đổi kinh tế và xã hội. "Nước Mỹ đầu tư xây dựng một tương lai tích cực của khu vực, với sự hợp tác của tất cả các bạn. Và Mỹ sẽ không đi đâu cả!", ông Biden nói với các nhà lãnh đạo Arab trong bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh.

Chính quyền Mỹ đã cảnh báo về mối quan hệ ngày càng gia tăng giữa Nga và Iran. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ có thông tin tình báo cho thấy Chính phủ Iran đang chuẩn bị chuyển giao cho Nga vài trăm máy bay không người lái (UAV), bao gồm cả UAV có khả năng mang vũ khí.

Nhà Trắng đã công bố 3 bức ảnh chụp Shahed-191 và Shahed-129 có khả năng mang tên lửa dẫn đường chính xác. Tại cuộc họp báo ngày 16/7, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết: “Nga thực sự đang đặt cược vào Iran. Chúng tôi đang đặt cược vào một khu vực Trung Đông hội nhập hơn, ổn định hơn, hòa bình hơn và thịnh vượng hơn”.

Trong chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Biden, đã có rất nhiều chủ đề được thảo luận.

Phải thừa nhận rằng chuyến thăm Trung Đông của ông Biden đã rất kịp thời. Cuộc gặp của ông với Thái tử Mohammed bin Salman dự kiến kéo dài 1 tiếng rưỡi nhưng thực tế là 3 tiếng. Các quan chức Mỹ và Saudi Arabia đã ký 18 thỏa thuận về các vấn đề khác nhau, bao gồm thăm dò không gian, năng lượng và đầu tư.

Tin liên quan
Mỹ hoan nghênh Iraq làm trung gian đàm phán Saudi Arabia-Iran Mỹ hoan nghênh Iraq làm trung gian đàm phán Saudi Arabia-Iran

Những điều cần rút ra

Có lẽ có hai điều mà ông Biden có thể rút ra được từ chuyến công du lần này.

Đầu tiên, có lẽ ông Biden sẽ nhận thấy được rằng người tiền nhiệm của ông đã làm rất tốt trong việc thúc đẩy sự ổn định và lợi ích quốc gia của Mỹ ở khu vực này.

Một ví dụ về điều này là Hiệp ước Abraham (giữa UAE, Bahrain và Israel). Phải mất nhiều tháng sau khi bước vào Nhà Trắng, các quan chức trong chính quyền Biden mới thừa nhận sự tồn tại của các hiệp định dù hiếm khi đưa ra lời khen ngợi nào dành cho các hiệp định đó.

Tuy nhiên, hiện nay đã có sự chấp nhận rộng rãi trong chính quyền Biden và ngay cả chính ông rằng sáng kiến từ thời cựu Tổng thống Donald Trump này đã mang lại sự biến đổi trong khu vực.

Điều quan trọng là chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện tăng cường củng cố Hiệp ước Abraham và nỗ lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Arab.

Thứ hai, chuyến thăm giúp ông Biden nhận ra mối đe dọa thực sự của Iran đối với sự ổn định khu vực. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Biden thường xuyên phê phán việc chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và hạ thấp mối đe dọa từ Iran.

Ông Biden kể từ đó đã vận động để Mỹ khôi phục thỏa thuận hạt nhân còn thiếu sót với Iran. Tuy nhiên, đã 18 tháng kể từ khi bước vào Phòng Bầu dục và Mỹ không tiến gần hơn đến việc đồng ý với một thỏa thuận mới với Iran.

Ngay từ đầu ông Biden đã phủ nhận mối đe dọa Iran, hy vọng chuyến đi sẽ khiến ông nhận ra một thỏa thuận hạt nhân mới và có ý nghĩa với Iran sẽ gần như là không thể đạt được. Sự cần thiết phải cứng rắn hơn với Iran đã được nêu rõ trong các cuộc gặp của ông với những người đồng cấp Saudi Arabia và Israel.

Chính quyền Tổng thống Biden sẽ công bố Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) trong những tuần tới. Tọng tâm của NSS được xem là hướng tới Trung Quốc và Nga.

Câu hỏi lớn vẫn là chính quyền ông Biden sẽ tiếp cận Trung Đông như thế nào trong tài liệu chiến lược này. Liệu chính quyền của ông Biden có tiếp tục né tránh Iran hay phát triển một chính sách nhằm đẩy lùi chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời củng cố và trấn an các đối tác của Mỹ trong khu vực? Hãy cùng chờ đợi câu trả lời khi NSS được công bố!

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ

Ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Israel, chính thức bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên kể từ khi nhậm ...

Lần đầu tiên công du Trung Đông, Tổng Thống Mỹ Biden sẽ kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu

Lần đầu tiên công du Trung Đông, Tổng Thống Mỹ Biden sẽ kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu

Ngày 11/7, Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan thông báo, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đưa ra lời kêu ...

(theo Eurasiareview)

Xem nhiều

Đọc thêm

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở ...
Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Bán tải BYD Shark 2024 lộ diện trước thềm ra mắt

Mới đây, chiếc bán tải Trung Quốc BYD Shark 2024 đã lộ diện trên đường phố trước khi được trình làng tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024 tới ...
Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024: Mazda CX-5 tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe CUV cỡ C bán chạy nhất tháng 3/2024, Mazda CX-5 dẫn đầu phân khúc với doanh số 912 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Honda CR-V.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Thế giới tăng nhẹ; xăng trong nước có thể giảm vào chiều nay

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, thế giới quay đầu tăng nhẹ. Xăng trong nước chiều nay được dự báo sẽ giảm do tuần qua giá dầu thế giới giảm.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel chỉ còn chờ một mệnh lệnh tấn công ở Rafah, Ai Cập cảnh báo đanh thép

Israel sẽ lập tức phát động chiến dịch tấn công Rafah ngay khi được Thủ tướng nước này Benjamin Netanyahu 'bật đèn xanh'.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động