Chuyện đời thường Bác Hồ

“May mắn lớn nhất trong cuộc đời tôi là được ở bên Bác Hồ. Trong khoảng thời gian gần 10 năm ấy, tôi đã học và thấm nhuần đạo đức của Người. Tôi hiểu thế nào là Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư” - ông Hoàng Tấn Quang, thôn Tân Hồng, thị trấn Nông Trường, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã mở đầu câu chuyện như vậy.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báu vật nhà của ông Quang là cây bưởi được lấy giống từ vườn Bác về.

Niềm vinh dự lớn lao

Ngôi nhà ông Quang ở tuềnh toàng, ngoài chiếc giường ra chỉ có một cái bàn đã cụt chân để tiếp khách. Trên bàn thờ gia tiên, vị trí cao nhất ông treo ảnh Bác Hồ, kề bên là một chiếc tủ đứng cũ kỹ được khóa cận thận, trong đó cất giữ những kỷ vật về Bác...

Ông Hoàng Tấn Quang sinh năm 1934 ở Thôn Họa, xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn. Năm 1956 khi đang làm công tác văn phòng tại Ủy ban xã Cấm Sơn, ông được cử đi công tác tại cụm phát động quần chúng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Hoàn thành nhiệm vụ, ông được xếp vào diện “cán bộ nguồn” bổ trợ cho miền núi và được cử đi học bổ túc văn hóa. Sau khi tốt nghiệp khóa học, ông được giao phụ trách Đoàn thanh niên, rồi được cử về công tác tại Nông trường cam Bố Hạ. Tại đây, ông được kết nạp vào Đảng.

Đầu năm 1960, văn phòng Phủ Chủ tịch cần người về chăm sóc vườn cam cho Bác Hồ. Tỉnh Hà Bắc đã cử  hai người: ông Ngô Văn Các và ông Hoàng Tấn Quang. Cuối năm 1960 hai ông được giao nhiệm vụ đánh 50 cây cam sành từ nông trường cam Bố Hạ về trồng trong vườn Bác. Sau 2 năm, cây Cam phát triển tốt, cho thu quả. Trong lần tới thăm vườn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng hái một quả ăn thử rồi gọi những người trồng cam vào trao đổi: “Không ngọt được như cam sành Bố Hạ vì không hợp đất và khí hậu. Phải phá đi trồng các loại cây ăn quả ngắn ngày khác thôi”. Từ đó ông Các được chuyển sang chăm ao cá, ông Quang được cử làm Cần vụ, thường xuyên chăm lo sinh hoạt cho Bác.

Những kỷ niệm khó quên

Sau 40 năm Bác đi xa, đọng lại trong ký ức của ông Quang là hình ảnh Bác Hồ, người cha già kính yêu đã dạy cho ông nhiều bài học sâu sắc. Ông nghẹn ngào: “Dù vào làm trong vườn Bác từ năm 1960, nhưng Bác bận nhiều việc nên mãi đến năm 1964 tôi mới có cơ hội được trực tiếp nói chuyện với Bác. Vào một buổi chiều khi vừa xong việc, Bác gọi những người cần vụ lên dặn: “Các chú chuẩn bị 2 - 3 cái đèn pin. Tối nay Bác cháu mình đi xem hoa quỳnh”. Đó là lần đầu tiên trong đời ông Quang được chiêm ngưỡng hoa quỳnh nở, nhưng hạnh phúc nhất là được trực tiếp xem cùng Bác trong không khí đầm ấm như những người thân trong gia đình.

Ông Quang nhớ như in lời Bác dặn trong lúc chiêm ngưỡng hoa: “Các chú trồng cây phải biết tên cây”. Bác không chỉ yêu thiên nhiên, gần gũi hòa đồng với mọi người, mà qua việc nhật xét về người trồng cây, ngẫm lại câu nói của Người thấy chứa đựng biết bao bài học sâu sắc.

Lần khác, khi tôi vừa dọn xong giường ngủ cho Bác, đang bước xuống cầu thang thì Bác về. Bác bảo: “Chú Quang quay lại Bác nhờ một tí”. Lúc đó tôi thấy lo lắng vì không biết mình có làm gì sai để Bác phật lòng không? Bác đưa cho tôi một cái đĩa con nhờ ra vườn lấy ít hoa ngọc lan và hoa ngâu để vào trong phòng. Bác dặn: “Chú nhớ lấy ít thôi! Để còn dành hoa cho người khác nữa”.

Sự giản dị, tiết kiệm còn thể hiện ở từng chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày của Bác. Thỉnh thoảng Bác lại ăn cơm cùng mọi người trong văn phòng. Ông Quang nhớ lại bữa cơm đầu tiên ăn cùng Bác là vào một buổi trưa. Ngay từ sáng sớm, Bác đã bảo anh em cấp dưỡng: “Trưa nay các chú nấu cơm cho Bác và tất cả anh em cùng ăn. Nhưng nhớ là nấu ít thôi, ăn không hết phí lắm!”. Trước bữa ăn, Bác lại động viên: “Chú Cần đã có công nấu ra đây, Bác cháu ta phải ăn cho hết”.

Cũng có nhiều lần ông Quang không thực hiện được những việc Bác nhờ. Đó là lần Bác gọi ông vào phòng, rút cái chiếu ở dưới gầm giường ra nhờ ông mang về vá. Nhìn cái chiếu bị rạn, có nhiều chỗ rách, ông Quang đành mang đến hỏi ý kiến mọi người trong văn phòng. Tuy nhiên, không ai đưa ra được giải pháp vì không thể vá được chiếu, mua mới thì sẽ bị Bác phê bình. Vì thế, ông Quang tìm cách lảng đi, mong sao Bác sẽ quên. Nhưng vài ngày sau, Bác hỏi: “Chú vá chiếu cho Bác xong chưa...”? khiến ông Quang bối rối và đến tận bây giờ ông vẫn cứ áy náy.

Còn chiếc áo nâu Bác mặc nhiều năm đã sờn vai và rách một miếng to ở ngực. Ông Quang nhớ lúc đó Bác nói với ông Vũ Kỳ: “Nghe nói vợ chú rất khéo tay, chú mang chiếc áo này về nhờ cô vá hộ Bác”. Ông Vũ Kỳ bàn với mọi người và nghĩ ra cách đặt may 4 cái áo mới mang lên cho Bác và nói “Cơ sở tặng Bác”. Những tưởng sẽ yên tâm, nhưng mọi người vẫn bị Bác nhắc nhở: “Các chú lấy của cơ sở nhiều thế, phải để cho người khác nữa chứ”. Vậy là bác yêu cầu mang trả lại 2 chiếc.

Chuyện về đôi dép cao su của Bác cũng có nhiều điều thú vị. Mọi người thấy đôi dép đã mòn đến 5cm nên đề nghị thay đôi mới. Bác nói “vẫn còn tốt chán”. Mãi tới khi ông Quang thấy những đôi tất của Bác bị rách một lỗ tròn ở gót mới phát hiện “thủ phạm” chính là đôi dép cao su mòn kia làm rách tất. Tới khi không thể sử dụng được nữa Bác mới đồng ý thay đôi mới.

Vào những năm 1966-1967, chiến trường miền Nam diễn ra căng thẳng, miền Bắc bị mất mùa, để có đủ lương thực tiếp viện cho tiền tuyến, Bác ra lời kêu gọi, động viên đồng bào cả nước tiết kiệm lương thực. Bác nói với nhà bếp nấu cháo ngô cho Bác một tuần. Mỗi khi bê cháo lên cho Bác, nhìn bát cháo ngô lõng bõng nước, ông Quang lại nghẹn ngào. Đặt bát cháo lên bàn, ông nói: Thưa Bác, Bác già rồi, ăn uống có được bao nhiêu đâu. Bác cứ ăn cháo thế này làm sao đủ sức để làm việc. Nhưng Bác vẫn giữ nguyên quyết định: “Bác là người đề xuớng ra chủ trương thì Bác phải thực hiện trước”. Và cả tuần đó bác chỉ ăn cháo ngô.

Không chỉ hiểu hết hoàn cảnh của từng anh em trong văn phòng, Bác còn thường xuyên quan tâm, lo lắng cho mọi người. Mỗi khi trời nắng, Bác nhắc mọi người không được làm quá muộn, trời mưa thì Bác động viên anh em nếu thấy việc không gấp thì không cần phải làm ngay. Một lần, tôi mang cơm cho Bác nhưng quên không đội mũ sắt, Bác gọi lại nhắc nhở: “Chú nhớ lần sau mỗi khi ra ngoài phải đội mũ cẩn thận. Địch thường xuyên ném bom, không may những mảnh đạn bay vào đầu rất nguy hiểm”... Hàng năm, cứ vào dịp tết Bác lại cùng anh em quây quần bóc bánh trưng đón xuân và gửi thiệp chúc mừng đến từng người.

Ngày Bác về cõi vĩnh hằng, ông Quang là người trẻ nhất được túc trực bên linh cữu. Vì thương nhớ Bác, trong 3 ngày ông bị sút 6 cân. Văn phòng đề nghị thuyên chuyển mọi người sang bộ phận khác, nhưng ông Quang từ chối, xin về quê vui thú điền viên.

Đến thăm ông những ngày này, chúng tôi được nghe ông kể nhiều câu chuyện đầy xúc động về Bác, xem những đồ vật kỷ niệm về Bác như con dao gọt hoa quả, thìa cà phê, đèn cồn... nay đã trở thành những vật dụng vô giá được ông tặng lại Bảo tàng Tỉnh. Ông chỉ giữ lại những bức ảnh và những tấm thiệp chúc mừng năm mới có bút tích của Bác. Trên một góc tường, có tấm Bằng khen của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trao tặng ông, với dòng chữ: “Đã tận tụy hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống”. Ở tuổi già, ông Quang tìm thấy niềm vui mỗi khi có người tới cùng ông ôn lại những kỷ niệm về Bác Hồ. Đặc biệt là các em nhỏ, vừa kể chuyện về Bác, ông vừa nhắc nhở các cháu phải luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.

Thanh Xuân

Đọc thêm

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế ...
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước vượt mốc lịch sử, vàng thế giới có khả năng giảm sâu - đừng bỏ lỡ 'món hời'?

Giá vàng hôm nay 29/4/2024: Giá vàng trong nước tăng đột biến, vàng thế giới bất ngờ điều chỉnh - chộp ngay lấy cơ hội mua vào?
Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024, nối dài đà tăng, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 29/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đối mặt với 'núi' nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, dự kiến chạm mốc 134% GDP vào năm 2029

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro và dự kiến sẽ ...
Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Mãn nhãn với những màn biểu diễn đầy cuốn hút tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long tổ chức biểu diễn, diễu hành trên biển và trên bờ cát Vịnh Hạ Long với màn biểu diễn nghệ thuật hấp dẫn.
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ngày 1/5.
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Trải nghiệm phiên chợ vùng cao độc đáo trong lòng Hà Nội

Phiên chợ là sự kết hợp giữa không gian hội chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động văn hóa đặc trưng của phiên chợ vùng cao ngay tại Hà Nội.
Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Chiêm ngưỡng 2 bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam tại đảo Lý Sơn

Từ năm 2021, hai bộ xương cá voi và tín ngưỡng nghi lễ thờ cúng cá voi ở huyện Lý Sơn đã trở thành sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Ra mắt bộ sách ‘Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân’ bằng nhiều thứ tiếng

Bộ sách về đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất bản bằng tiếng Việt và song ngữ 5 thứ tiếng: Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Tây Ban Nha, Việt-Trung, Việt-Arab.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Trải nghiệm di sản, danh thắng mọi miền đất nước tại Điện Biên

Baoquocte.vn. Triển lãm 'Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam' có sự tham gia của nhiều địa phương, để cả nước cùng hướng về Điện Biên.
Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Phát hiện một hang động ở Thanh Hóa có nước ngầm chảy bên trong, nhiều thạch nhũ lấp lánh

Một hang động có nước ngầm chảy bên trong và nhiều thạch nhũ tự nhiên rất đẹp được phát hiện trong quá trình khai thác đá ở Hà Trung, Thanh Hóa.
Phiên bản di động