Chuyến du ngoạn tới 11 thành phố cổ nhất thế giới

Trung Hiếu
Những thành phố cổ với lịch sử hàng nghìn năm có nhiều thứ dành cho du khách hơn là chỉ có kiến ​​trúc đẹp và cổ vật độc đáo. Mang đậm dấu ấn của các thời đại và nền văn minh cổ xưa, các thành phố hàng nghìn năm tuổi phản ánh sự phát triển của nhân loại - bao gồm cả những sáng tạo và những sự hủy diệt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Du lịch tới một điểm đến lịch sử luôn mang đến những trải nghiệm khó quên. Tìm hiểu về một thành phố cổ quan trọng về mặt lịch sử giúp du khách hiểu biết sâu sắc và đầy đủ hơn về các sự kiện và khoảnh khắc đã hình thành và thay đổi nhân loại.

Các thành phố cổ đại dường như tồn tại vượt thời gian. Có những khu định cư lịch sử bị người dân bỏ hoang từ lâu, bị cát vùi lấp theo đúng nghĩa đen, nhưng du khách vẫn dâng trào cảm xúc khi đến thăm...

Những thành phố cổ dưới đây là nơi con người sinh sống lâu đời nhất trên Trái đất.

1. Jericho, Bờ Tây: 11.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Jericho ở khu Bờ Tây.

Lịch sử của thành phố cổ này thật phức tạp vì nó đã bị phá hủy vào khoảng năm 1.500 trước Công nguyên nhưng không rõ do một trận động đất hay một cuộc xâm lược của người Ai Cập.

Jericho (Palestine) là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới vẫn có người sinh sống, là nơi các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết sinh hoạt của con người từ 9.000 năm trước Công nguyên.

Thành phố này nằm trong Thung lũng Jordan, với sông Jordan ở phía Đông và Jerusalem ở phía Tây. Các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện dấu vết của những ngôi nhà thậm chí còn lâu đời hơn, khoảng 11.000 năm.

Nằm ở Bờ Tây, Jericho cũng là thành phố thấp nhất thế giới. Độ cao của nó là khoảng - 258m. Ngày nay, có hơn 25.000 cư dân sống ở đây.

2. Damascus, Syria: 11.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Damascus.

Các nghiên cứu và bằng chứng lịch sử cho biết đây là thành phố có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới.

Được mệnh danh là thủ đô của nền văn hóa Arab vào năm 2008, Damascus có thể đã có người sinh sống từ năm 8.000 đến 10.000 trước Công nguyên.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy đây là một thành phố quan trọng vào thời điểm đó.

Damascus từng là mục tiêu ưa thích của nhiều vị vua và những kẻ chinh phạt. Người Arab định cư tại nơi đây đã xây dựng các hệ thống cung cấp nước hiện đại.

Sau đó, Alexander Đại đế chinh phục Damascus. Sự giàu có của các di tích lịch sử đã khiến thành phố trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng cho đến khi xảy ra tình trạng bất ổn gần đây.

Từ năm 1979, thành phố đã được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

3. Aleppo, Syria: 8.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Aleppo ở Syria.

Nằm giữa biển Địa Trung Hải và vùng Lưỡng Hà là thành phố đông dân nhất ở Syria với gần 4,4 triệu công dân.

Aleppo chắc chắn là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới, đã được nhắc đến vào thời Paleo-Babylon dưới cái tên "Halab".

Thành phố cổ xưa này hầu như chưa được các nhà khảo cổ đụng tới. Thành phố nằm dưới quyền kiểm soát của người Hittite (một nhóm người Ấn-Âu cổ đại di cư vào Tiểu Á và thành lập đế chế tại Hattusa ở Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vào khoảng năm 1.600 trước Công nguyên) cho đến khoảng năm 800 trước Công nguyên, trước khi lọt qua tay người Assyria, Hy Lạp và Ba Tư.

Sau đó, thành phố bị người La Mã, Byzantine và Arab chiếm đóng, bị quân Thập tự chinh bao vây rồi bị người Mông Cổ và Ottoman chiếm.

Trong vài thế kỷ, đây là thành phố lớn nhất ở khu vực Syria và là thành phố lớn thứ ba trong Đế chế Ottoman.

4. Byblos, Lebanon: 7.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Byblos có những bãi biển, dãy núi và di tích cổ.

Được người Phoenicia thành lập với tên gọi Gebal, thành phố này được người Hy Lạp đổi tên là Byblos. Trong nhiều thế kỷ, thành phố là nơi xuất khẩu giấy cói chính cho Hy Lạp.

Từ “Kinh thánh” có nguồn gốc từ Byblos. Các điểm tham quan chính của thành phố là các ngôi đền cổ của người Phoenicia, Lâu đài Byblos và Nhà thờ Thánh John Mark, được quân Thập tự chinh xây dựng vào thế kỷ XII, cũng như các bức tường thành phố cổ thời Trung cổ.

Lễ hội âm nhạc quốc tế Byblos là một điểm thu hút hiện đại hơn. Nằm cách thủ đô Beirut 40 km, thành phố thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới với sự pha trộn độc đáo của những bãi biển, dãy núi và di tích cổ.

5. Athens, Hy Lạp: 7.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Athens nổi tiếng của Hy Lạp.

Là cái nôi của nền văn minh phương Tây và cái nôi của nền dân chủ, di sản của Athens vẫn còn rất rõ ràng.

Athens đã có người sinh sống từ hơn 7.000 năm trước. Các nền văn minh Ottoman, Byzantine và La Mã đã để lại dấu ấn của họ trên diện mạo bên ngoài của thành phố.

Là quê hương của nhiều triết gia, nhà văn, nhà viết kịch và nghệ sĩ lỗi lạc, thành phố đã trải qua những thăng trầm và không phải lúc nào cũng có được tầm quan trọng như ngày nay.

6. Susa, Iran: 6.300 tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành cổ Susa ở Iran.

Ngày nay Susa không còn tồn tại nữa, nhưng vẫn còn Shush là một thị trấn nhỏ nằm trên vị trí của thành phố cổ. Do đó, chúng ta có thể thấy một sự tiếp nối nhất định.

Susa có từ năm 8.000 trước Công nguyên, là thủ đô của đế chế Elamite trước khi bị người Assyria đánh chiếm. Sau đó, đế chế Achaemenids của người Hy Lạp chiếm giữ thành phố.

Thành phố hiện đại, Shushan, có dân số khoảng 65.000 người, cũng được nhắc đến trong một số cuốn Kinh thánh.

7. Erbil, Iraqi Kurdistan: 6.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Erbil ở Kurdistan.

Phía Bắc Kirkuk là Erbil, nơi đã nhiều lần bị người Assyria, Ba Tư, Sassanids, Arab và Ottoman thống trị. Đây là một điểm dừng chân quan trọng trên Con đường tơ lụa, với tòa thành cổ cao 26m nhìn ra đường chân trời.

8. Sidon, Lebanon: 6.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Sidon ở Lebanon.

Nằm cách Beirut 40 km, Sidon là một trong những thành phố quan trọng nhất, và có lẽ là lâu đời nhất trong số các thành phố của người Phoenicia. Đó là căn cứ mà từ đó đế chế Địa Trung Hải Phoenicia lớn mạnh.

Cả Chúa Jesus và Thánh Paul đều đã đến thăm Sidon, cũng như Alexander Đại đế, người đã chiếm thành phố vào năm 333 trước Công nguyên.

9. Plovdiv, Bulgaria: 6.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Plovdiv ở Bulgaria.

Thành phố lớn thứ hai ở Bulgaria, Plovdiv ban đầu là một thành phố kiên cố của người Thracia, trước khi trở thành một thành phố La Mã lớn.

Sau đó, Plovdiv rơi vào tay người Byzantine và Ottoman, trước khi hợp nhất vào Bulgaria.

Thành phố là một trung tâm văn hóa, nơi lưu giữ nhiều di tích cổ đại, bao gồm một giảng đường và một kênh dẫn nước La Mã, cũng như các phòng tắm thời Ottoman.

Trong suốt lịch sử, thành phố bị người Byzantine và người Ottoman thống trị cho đến khi người Bulgaria chinh phục nó vào năm 815. Cái tên Plovdiv xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XV.

10. Varanasi, Ấn Độ: 5.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Varanasi ở Ấn Độ.

Ấn Độ là trung tâm nổi tiếng thế giới về các nền văn minh, tôn giáo và tâm linh cổ đại, đồng thời là cái nôi của những thành phố lâu đời nhất trên thế giới.

Thành phố linh thiêng Varanasi của Ấn Độ, trước đây được gọi là Benares, là một trung tâm tôn giáo và văn hóa trong ít nhất 5.000 năm.

11. Jerusalem, Israel: 5.000 năm tuổi

11 thành phố cổ nhất thế giới vẫn có người ở
Thành phố cổ Jerusalem.

Jerusalem là một trong những thành phố được cho là có niên đại khoảng 4.000 đến 5.000 năm tuổi.

Thành phố này có vị thế độc đáo trên thế giới nhờ nền văn hóa hỗn hợp của ba tôn giáo. Các nguồn gốc lịch sử của Do Thái giáo, Cơ đốc giáo và Hồi giáo được tìm thấy ở đây.

Jerusalem được coi là thành phố tôn giáo, với một lịch sử đấu tranh lâu dài. Sử gia Eric H. Cline đã viết rằng thành phố đã bị phá hủy ít nhất hai lần, 23 lần bị bao vây, 52 lần bị tấn công và 44 lần bị thất thủ và được chiếm lại.

Hoàng Su Phì đẹp mê hồn trong mùa lúa chín

Hoàng Su Phì đẹp mê hồn trong mùa lúa chín

TGVN. Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, du khách nườm nượp đổ về Hoàng Su Phì (Hà Giang), ngắm những thửa ...

Tản mạn chuyện nước Úc

Tản mạn chuyện nước Úc

Chỉ ít ngày rong ruổi ở xứ sở Kangaroo, nhưng đã kịp để lại trong tôi nhiều ấn tượng đặc biệt, khó quên…

Đình Bia Bà - điểm hành hương nổi tiếng phía Tây Nam Hà Nội

Đình Bia Bà - điểm hành hương nổi tiếng phía Tây Nam Hà Nội

Những ngày đầu năm, nhiều người dân Hà Nội tìm về hành hương tại các chùa, đình ở ngoại thành do tâm lý sợ đông ...

(theo Indiatimes)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Kể chuyện nghề cổ bằng tranh lưu giữ nét đẹp truyền thống

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách 'Vang danh nghề cổ' - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống của Việt Nam.
Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Xây dựng ‘hộ chiếu’ văn hóa

Khi tham gia giao lưu quốc tế, bản sắc văn hóa chính là 'tấm hộ chiếu' đặc biệt của người Việt, giúp nhận diện và tạo nên sự khác biệt giữa các nước.
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024: Tôn vinh tác phẩm điện ảnh nhân văn và sáng tạo

Baoquocte.vn. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII sẽ được tổ chức từ ngày 7-11/11, dự kiến có khoảng 800 đại biểu, khách mời trong nước và quốc tế.
Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam dưới góc nhìn của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân

Học viện Ngoại giao vừa giới thiệu chùm sách 'Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân', bao gồm bốn tác phẩm mới nhất của ông.
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam

Liên hoan phim Nhật Bản 2024 kéo dài tưg 1/11 - 28/12), đi qua 4thành phố xinh đẹp của Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống

Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống luôn là vấn đề được đề cao và coi trọng.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Sở Du lịch Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An.
Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Phát hiện thành phố cổ bí ẩn thuộc nền văn minh Maya

Các cuộc khảo sát bằng tia laser đã phát hiện một thành phố cổ rộng lớn thuộc nền văn minh Maya, có tuổi đời hàng thế kỷ ở Bán đảo Yucatán, Mexico.
Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Bánh pía Sóc Trăng: Món ăn truyền thống vươn tầm quốc tế

Sóc Trăng hiện có trên 30 thương hiệu bánh pía được sản xuất từ nhiều cơ sở, doanh nghiệp, trong đó có những thương hiệu được xây dựng gần 100 năm.
Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Bước đi cần thiết để phát triển du lịch bền vững

Nhân rộng mô hình du lịch xanh là vô cùng cần thiết để phát triển du lịch bền vững cho Việt Nam.
Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Bật mí lý do người Viking không xâm chiếm Bắc Mỹ

Người Viking (có nguồn gốc Bắc Âu) đã từng đổ bộ lên nơi ngày nay là Newfoundland, Canada vào khoảng năm 1000 sau Công nguyên.
Phiên bản di động