Chuyện gì xảy ra nếu bị nhiễm Covid-19 khi đã được tiêm vaccine?

Vân Hà
Có một điều chắc chắn là, người đã được tiêm vaccine Covid-19 nếu bị nhiễm bệnh sẽ có nhiều lợi thế hơn so với người chưa được chủng ngừa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vấn đề không phải là lựa chọn tiêm vaccine Covid-19 hoặc bị nhiễm bệnh. Mà đó là việc củng cố khả năng phòng vệ để sẵn sàng chiến đấu với mầm bệnh. (Nguồn: The Atlantic)
Vấn đề không phải là lựa chọn tiêm vaccine Covid-19 hoặc bị nhiễm bệnh, mà cần củng cố khả năng phòng vệ để sẵn sàng chiến đấu với mầm bệnh. (Nguồn: The Atlantic)

Những biến thể mới của virus gây bệnh Covid-19 đang làm xáo trộn diễn biến của đại dịch. Với sự gia tăng của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao, các chuyên gia nhận định rằng con người phải đối mặt với hai lựa chọn, hoặc là tiêm chủng vaccine, hoặc là nhiễm Covid-19.

Trên thực tế, việc lây nhiễm Covid-19 vẫn xảy ra ở những người đã được tiêm chủng. Điều đó là hoàn toàn có thể khi virus còn tồn tại quanh ta và con người vẫn chưa hoàn toàn đánh bại được nó.

Không phải điều bất thường

Nói cách khác, tiêm vaccine không có nghĩa là được bảo vệ hoàn toàn khỏi virus SARS-CoV-2.

Các trường hợp vẫn bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine, kể cả khi xuất hiện một số triệu chứng cũng không phải điều bất thường. Không có bằng chứng là điều đó cho thấy việc tiêm phòng không phát huy hiệu quả.

Những trường hợp này thường có các triệu chứng nhẹ hơn, khỏi bệnh nhanh hơn, ít virus trong cơ thể hơn và khó lây bệnh cho người khác.

Khả năng miễn dịch do vaccine đem lại không phải là tuyệt đối. Thay vì thiết lập các lá chắn yếu ớt và dễ dàng bị xuyên thủng, vaccine củng cố các cơ chế bảo vệ sẵn có, để cơ thể có thể đối mặt với virus một cách an toàn.

Cuộc chiến bảo vệ “lâu đài” cơ thể

Có thể ví cơ thể con người như một lâu đài. Ông Deepta Bhattacharya, nhà miễn dịch học tại Đại học Arizona (Mỹ), so sánh việc chủng ngừa cũng như củng cố một thành trì chống lại sự tấn công của quân địch.

Người tiêm đủ 2 mũi vaccineCovid-19 vẫn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài. Conehealth
Dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng. (Nguồn: Conehealth)

Vaccine Covid-19 đóng vai trò như những người cung cấp thông tin bí mật, những người truyền thông tin với bên trong lâu đài trước khi quân địch đến.

Với thông tin đó, các tế bào phòng thủ không chỉ tuần tra phát hiện kẻ địch quanh các thành trì, mà còn thông thạo đặc điểm của đối phương. Khi virus cố gắng xâm nhập, nó sẽ phải vượt qua nhiều lớp bảo vệ đã được gia cố.

Có được sự hỗ trợ của vaccine, việc điều động hệ miễn dịch cũng nhanh hơn nhiều. Các tế bào thích ứng sẽ có thời gian để nhận biết các đặc điểm của mầm bệnh và “mài vũ khí” là các kháng thể để tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.

Trong khi những con thú gác cổng đang giữ chân kẻ địch ở vòng ngoài thì các “cung thủ” được huấn luyện sẽ nhận ra virus và bắn hạ nó.

Nhà miễn dịch học Bhattacharya phân tích: “Mỗi giai đoạn mầm bệnh phải vượt qua sẽ bị tiêu hao một lượng virus lớn”.

Ngay cả khi một vài virus vượt qua mọi rào cản, thì số lượng của chúng xâm nhập vào cơ thể cũng ít hơn, yếu hơn và khó có thể gây hại hơn.

Những biến thể của virus cũng có thể làm thay đổi tương quan lực lượng. Những kẻ xâm lược ngụy trang chính là các biến thể của virus có thể tránh sự phát hiện của một số kháng thể.

Trước những biến thể mới nguy hiểm và dễ lây lan, con người sau khi tiêm vẫn có thể nhiễm Covid-19. Nhưng tất nhiên, một cơ thể đang được bảo vệ bởi vaccine sẽ không dễ dàng đầu hàng trước virus.

Bài học tăng cường khả năng phòng vệ

Bà Laura Su, nhà miễn dịch học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), chỉ ra rằng khi virus gây náo loạn, các tế bào miễn dịch sẽ cố gắng giữ vững lập trường, giành lại lợi thế và đánh bật mầm bệnh.

Những nỗ lực đó có thể không ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm, nhưng chúng vẫn sẽ hạn chế khả năng di chuyển của mầm bệnh, hạn chế các triệu chứng hay lây bệnh cho người khác.

Trong khi đó, Juliet Morrison, một nhà virus học tại Đại học California Riverside (Mỹ), cho hay, những trường hợp bị nhiễm bệnh ở mức độ nặng dù đã tiêm vaccine rất hiếm gặp.

Tất nhiên, sẽ là tốt nhất nếu vaccine có thể tạo ra các bức tường không thể xuyên thủng xung quanh lâu đài. Tuy nhiên, không có vaccine nào đạt hiệu quả 100% như vậy.

Những mũi tiêm không nên bị đổ lỗi nễu lỡ không đạt được kỳ vọng viển vông, vượt quá những gì vaccine có thể đạt được. Không một thành trì nào có thể bất khả xâm phạm, nhưng bất kỳ lâu đài nào được trang bị trước sẽ trở nên vững vàng hơn.

Mỗi lần gặp virus SARS-CoV-2 nhắc nhở về nguy cơ từ mầm bệnh vẫn còn rất lớn, các tế bào cơ thể từ đó củng cố lại khả năng phòng thủ và kỹ năng phát hiện virus gây bệnh.

Việc bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng cũng giống như tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường.

Nhà miễn dịch học Nicole Baumgarth thuộc Đại học California Davis (Mỹ) cho rằng, nếu hệ thống miễn dịch thực sự xảy ra sai sót thì đó cũng là một cơ hội tốt để "liên tục đào tạo các tế bào miễn dịch mới”.

Chúng ta không thể kiểm soát sự phát triển của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mức độ bệnh đến đâu phụ thuộc vào cả cơ thể con người và mầm bệnh, việc tiêm vaccine giúp chúng ta nắm quyền kiểm soát tình thế.

Lợi ích của vaccine là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. (Nguồn: TTXVN)
Lợi ích của vaccine là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. (Nguồn: TTXVN)

Chủ động nhưng không chủ quan sau tiêm vaccine

Tại Việt Nam, nhiều người vẫn còn nghi ngại về hiệu quả của vaccine, nhất là sau một số trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 nhưng vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Đánh giá về vấn đề này, TS. BS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết phải tiêm mũi đủ 2 mũi và từ một tháng trở ra thì vaccine mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, nhưng hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vaccine.

TS. Phạm Quang Thái cũng đồng thời đưa ra kết quả nghiên cứu cụ thể từ những ca nhiễm Covid-19 sau khi đã được tiêm vaccine. Kết quả cho thấy, khả năng lây nhiễm thứ cấp từ những người này hầu như không có, tỷ lệ lây truyền virus rất thấp.

Đứng trước câu hỏi mà nhiều người đặt ra rằng ngay cả người đã tiêm 2 mũi vaccine mà vẫn bị dương tính với SARS-CoV-2 thì lợi ích thực sự của vaccine là gì?

Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc khẳng định: “Đó chính là bảo vệ người được tiêm khỏi rơi vào thể nặng và phải nhập viện. Cho đến thời điểm này, tại Việt Nam, chưa có trường hợp tiêm đủ 2 mũi nào bị bệnh nặng hay tử vong”.

Như vậy, dù hiệu lực của vaccine không phải 100% nhưng theo các chuyên gia, đây vẫn là vũ khí hữu hiệu giúp phòng ngừa Covid-19 và tiến tới tạo miễn dịch cho cộng đồng.

Cập nhật Covid-19 ngày 6/8: Thái Lan nhận kỷ lục kép trong 24h; Sinopharm tuyên bố tìm ra cách đối phó với biến thể Delta; Israel tiêm chủng mũi 3

Cập nhật Covid-19 ngày 6/8: Thái Lan nhận kỷ lục kép trong 24h; Sinopharm tuyên bố tìm ra cách đối phó với biến thể Delta; Israel tiêm chủng mũi 3

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 201,7 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có xấp xỉ 4,28 triệu ca ...

Họp báo chung Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Thụy Sỹ: Đằng sau khẩu trang là những nụ cười

Họp báo chung Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Thụy Sỹ: Đằng sau khẩu trang là những nụ cười

Cuộc họp báo giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis diễn ra ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao vaccine

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học quý...
Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế

Ngày 15/12, khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao tổ chức Hội thảo khoa học cho sinh viên về Luật quốc tế lần thứ ba với chủ đề 'Trí tuệ nhân tạo (AI) ...
Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.
GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

GS. Mạch Quang Thắng: Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào.
Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Chung kết DAV's Leaders 2024 - Lưu danh dấu ấn những thủ lĩnh sinh viên

Ngày 15/12, chung kết chương trình 'Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Học viện Ngoại giao' - DAV's Leaders 2024 khép lại trong không khí sôi động và đầy cảm xúc.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Phiên bản di động