Năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,02%. Hình ảnh nhà máy Samsung Electronics Việt Nam tại Bắc Ninh. (Nguồn: TTXVN) |
Tháng 10/2022, cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đều đánh giá, Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và dự báo về mức tăng trưởng khoảng 7,2% cho năm 2022 - thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thực tế.
Tỷ lệ lạm phát ở mức khoảng 4%, phản ánh khả năng của Việt Nam trong việc giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp khi các quốc gia khác đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng và giá cả tăng theo cấp số nhân.
Theo ông Pradhan, các số liệu do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) công bố cho thấy, hiệu quả kinh tế tuyệt vời của Việt Nam trong bối cảnh bất ổn và thách thức về kinh tế và chính trị toàn cầu.
Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 7,78% trong năm 2022, trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 9,99% và lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 3,36%. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%.
3 lý do giúp kinh tế Việt Nam trỗi dậy
Ông Pradhan nhận định: "Nhiều người có thể thấy, điều này ngạc nhiên nhưng với những ai theo dõi quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam kể từ năm 1986 thì đều có thể đoán trước được vấn đề".
Năm 1986, Việt Nam nhận thấy, phát triển kinh tế cần được quan tâm đặc biệt vì tốc độ tăng trưởng kinh tế lúc đó ở mức 2,8%, thuộc hàng thấp nhất ở châu Á với tỷ lệ lạm phát cao. Chính vì vậy, Việt Nam đã áp dụng các cải cách Đổi mới. Mục đích là chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình sử dụng các lực lượng thị trường để phân bổ nguồn lực.
Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân được khuyến khích và trong nông nghiệp, canh tác tập thể bị bãi bỏ và quyền sở hữu đất đai tư nhân được công nhận.
Những cải cách này đã mang lại nhiều lợi ích. Năm 1986, tỷ lệ hộ nghèo trên 70%, năm 2020 chỉ còn 5%. GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng gần 10 lần, từ dưới 300 USD năm 1986 lên 2.800 USD vào năm 2020.
Một báo cáo của ngân hàng Standard Chartered dự báo, nếu GDP của Việt Nam tăng trưởng 7% trong suốt những năm 2020, thì GDP bình quân đầu người sẽ vượt mốc 10.000 USD vào năm 2030.
Năm 2020, trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hoành hành thế giới, khi tất cả các quốc gia đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp, thậm chí có một số quốc gia tăng trưởng âm, thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam rất ấn tượng ở mức 3%.
Trước đó, nhận định về sự sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho rằng, có 3 yếu tố chính.
Thứ nhất, Việt Nam đã đón nhận tự do hóa thương mại một cách cởi mở.
Thứ hai, Việt Nam đã bổ sung cho quá trình tự do hóa bên ngoài bằng các cải cách trong nước thông qua bãi bỏ quy định và hạ thấp chi phí kinh doanh.
Thứ ba, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào con người và vốn vật chất, chủ yếu thông qua đầu tư công.
Ngoài ra, sự sẵn có của nguồn lao động giá rẻ và chính phủ ổn định cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12, Việt Nam đã thu hút được tổng vốn FDI là 27,72 tỷ USD, bằng 89% so với cùng kỳ năm 2021.
Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho dệt may, da giày và sản xuất điện tử. Các công ty lớn như Adidas, Nike và Samsung, trong số nhiều công ty khác, đang hiện diện sản xuất ở nước này.
Tuy nhiên, có một số thách thức mà Việt Nam phải đối mặt trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng.
Nếu trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của thế giới, Việt Nam nên thu hút nhiều công ty sản xuất hơn bằng cách giải quyết các mối quan tâm của họ.
Bốn động lực sẽ cần được thúc đẩy hơn nữa, bao gồm: đầu tư cao hơn, sự sẵn có của các công nghệ quan trọng, đủ lực lượng lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng và cải thiện kết nối với thị trường.
Năm 2022, 59 địa phương tăng trưởng từ 6,5% trở lên; lạm phát thấp hơn mục tiêu của Quốc hội |
Tin liên quan |
Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cần được đảm bảo rằng các quy định kinh doanh có thể được sửa đổi nếu cần. Điều này sẽ giúp họ tự tin để làm việc ở đó. Các cơ sở đào tạo sẽ phải được tăng cường đáng kể để có đủ số lượng công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu. Những điều này đòi hỏi sự hợp tác với các quốc gia khác.
Tăng cường hợp tác Việt Nam-Ấn Độ
Trong bối cảnh trên, ông Pradhan cho rằng, Ấn Độ và Việt Nam có thể hợp tác. Giữa hai nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và có mối quan hệ rất chặt chẽ về kinh tế, quốc phòng.
Hiện Ấn Độ là một trong những đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đang cố gắng đa dạng hóa thương mại và có ý định tận dụng thị trường đang phát triển của Ấn Độ.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ lực là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, chất dẻo, cao su, cà phê, tiêu, điều.
Ngược lại, các mặt hàng Ấn Độ xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam là sản phẩm sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, thủy sản, ngô, dược phẩm và dược liệu, phụ tùng ô tô.
Quan hệ thương mại Việt Nam-Ấn Độ qua các năm. (Nguồn: TTXVN) |
Việt Nam chiếm vị trí trung tâm trong Chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ cũng như trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ đã có những đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng lực và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Ấn Độ cũng đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN.
Trong khuôn khổ Hợp tác Mekong-sông Hằng (MGC), Ấn Độ đã và đang thực hiện các Dự án Tác động nhanh (QIP), mỗi dự án trị giá 50.000 USD, tại các tỉnh khác nhau của Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng cộng đồng.
Ấn Độ có 317 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD tại Việt Nam, đứng thứ 23/129 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Theo cựu Cố vấn an ninh quốc gia Pradhan, có nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa hai nước. Ấn Độ đang theo đuổi Chính sách Hành động phía Đông và đang nỗ lực làm cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên tự do và rộng mở, điều này sẽ thúc đẩy an ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực (SAGAR).
Việt Nam đã đặt ra các ưu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao gồm chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, phát triển nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số, nhấn mạnh hơn vào phát triển khoa học và công nghệ và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp cũng như các ngành sản xuất. Ấn Độ có thể giúp đào tạo kỹ năng cho người Việt Nam trên quy mô lớn hơn.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, sự hỗ trợ của Ấn Độ có thể có giá trị to lớn đối với Việt Nam trong việc tăng cường "thuận lợi cho hoạt động kinh doanh". Điều quan trọng là cả hai quốc gia đều mong muốn một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ổn định, rộng mở, tự do và bao trùm, điều cần thiết cho giao dịch và thương mại. Một nỗ lực lớn hơn là cần thiết để xác định các lĩnh vực hợp tác.
Ông Pradhan nhận thấy: "Các chuyên gia kinh doanh và kinh tế của cả hai nước nên chuẩn bị một kế hoạch định hướng hành động có thời hạn để thúc đẩy năng lực sản xuất, giao dịch và thương mại của cả hai nước, đồng thời thiết lập chuỗi cung ứng đáng tin cậy với các thị trường đã được xác định".
| Chuyên gia Đức: Việt Nam đã làm rất tốt và vượt ra khỏi tình hình kinh tế ảm đạm của toàn cầu Là thị trường rất hấp dẫn, nhiều cơ hội hợp tác và tiềm năng kinh tế chưa được khai thác hết, Việt Nam có thể ... |
| Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức Ngày 17/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ... |
| Chuyên gia Nga: Kinh tế tăng trưởng tốt, Việt Nam đang có nhiều lựa chọn đối tác phong phú Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 giảm bớt, thế giới phải đối mặt nhiều thách thức như lạm phát, khủng hoảng năng lượng và cạnh ... |
| Kinh tế Mỹ tiếp tục 'rung chuyển' trong năm 2023? Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, sau năm 2022 tồi tệ với giá cả leo thang và bất ổn kinh tế, nền kinh tế ... |
| Năm 2022, 59 địa phương tăng trưởng từ 6,5% trở lên; lạm phát thấp hơn mục tiêu của Quốc hội Chiều 3/1, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2022 dưới sự chủ trì của Bộ ... |
| Suy thoái, lạm phát dai dẳng và khủng hoảng năng lượng ‘đeo bám’ kinh tế thế giới năm 2023 2022 là năm mà nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ phục hồi sau tình trạng hỗn loạn do đại dịch Covid-19 gây ... |