Chuyên gia chỉ rõ âm mưu của Trung Quốc 'khuấy động' Biển Đông giữa Covid-19

TGVN. Theo các chuyên gia, Trung Quốc muốn thúc đẩy yêu sách phi lý ở Biển Đông lợi dụng bối cảnh các nước phải dồn lực cho cuộc chiến chống Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19 Truyền thông Nga: Trung Quốc đặt 'danh xưng' cho các chủ thể địa lý trên Biển Đông là 'cố tình đòi hỏi phi lý'
chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19 EU quan ngại về các hành động đơn phương ở Biển Đông, hủy hoại môi trường an ninh hàng hải trong khu vực
chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19
Trung Quốc đã lợi dụng sự sao lãng của các nước để hiện thực hóa yêu sách đơn phương ở Biển Đông. (Nguồn: AP)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 22/4 (giờ Mỹ) đã ra tuyên bố báo chí sau cuộc họp trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN. Ông Pompeo khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục phối hợp với ASEAN đối phó với Covid-19 và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cảnh báo trong khi đối phó với đại dịch Covid-19, các nước cần phải nhớ rằng mối đe dọa dài hạn đối với an ninh chung vẫn chưa biến mất mà trên thực tế đã trở nên rõ ràng hơn.

Ông Pompeo không ngần ngại chỉ rõ, Trung Quốc đã lợi dụng sự sao nhãng của các nước để hiện thực hóa yêu sách đơn phương ở Biển Đông, từ việc ngang nhiên thông báo thành lập cái được gọi là các quận hành chính đối với các đảo và vùng biển ở Biển Đông, làm đắm một tàu cá của Việt Nam hồi đầu tháng, cũng như đặt các trạm nghiên cứu của nước này ở bãi đá Chữ Thập và bãi đá Xu bi.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc tiếp tục điều dân quân biển hoạt động xung quanh quần đảo Trường Sa và mới đây đã điều nhóm tàu khảo sát với mục đích chính là đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền khác không được tham gia phát triển hidrocacbon ngoài khơi.

“Điều quan trọng nhất hiện nay là cần nêu bật việc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang tập trung chống lại cuộc khủng hoảng Covid-19 để tiếp tục những hành vi khiêu khích của mình. Mỹ cực lực phản đối hành vi bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các quốc gia khác cũng sẽ yêu cầu họ [Trung Quốc-ND] phải đưa ra lời giải thích”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.

Sự tiếp nối của cách tiếp cận hung hăng hơn

Các nhà phân tích cho rằng, những động thái mới đây của Trung Quốc mà Ngoại trưởng Pompeo đã chỉ ra, thực tế là một phần trong chiến lược quen thuộc của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là sự tiếp nối cách tiếp cận hung hăng hơn để khẳng định các yêu sách lãnh thổ của mình, nhưng nó đang gây ra sự phẫn nộ hơn bao giờ hết của các nước láng giềng Đông Nam Á”, Giám đốc Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling nhận định.

“Các sự cố như vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam gần khu vực quần đảo Hoàng Sa và triển khai tàu khảo sát của Trung Quốc đến vùng biển của Malaysia không phải là mới”, ông Poling trả lời AP qua email.

“Tuy nhiên, điều mới mẻ nhất là sự phẫn nộ của các quốc gia Đông Nam Á khi nhìn thấy mối đe dọa vốn vẫn thường xảy ra nhưng lại đến vào thời điểm họ đang phải vật lộn với đại dịch mà ít nhất trong đó có một phần lỗi của Bắc Kinh”, ông Poling viết.

Đồng quan điểm với ông Poling, chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh tại Viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Singapore cho rằng: “Sự khác biệt duy nhất là Bắc Kinh đang khai thác thực tế các đối thủ Đông Nam Á ở Biển Đông đang phải dồn lực ngăn chặn đại dịch và những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Trung Quốc làm điều này với hy vọng các nước sẽ không phản ứng hoặc phản ứng yếu khi chống lại các động thái của Bắc Kinh nhằm củng cố yêu sách của họ ở Biển Đông”.

Đánh giá về tình hình Biển Đông hiện nay, hãng tư vấn rủi ro Eurasia Group có trụ sở ở New York, Mỹ tuần trước nhận định: “Nguy cơ của một sự cố mới đang gia tăng vì căng thẳng ở những khía cạnh khác trong mối quan hệ có thể gây ra tình huống căng thẳng trên mặt đất, hay nói đúng hơn là trên biển. Căng thẳng giữa hai bên sẽ gây khó khăn cho việc ngăn chặn một vụ va chạm vô tình dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn diện”.

chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19
Ông Greg Poling, Giám đốc Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI). (Nguồn: VOV)

Mỹ và đồng minh sẽ không đứng ngoài

Trong bối cảnh căng thẳng đột ngột gia tăng ở Biển Đông, các tàu chiến của Mỹ và Australia đã có cuộc diễn tập được cho là gần khu vực tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động gần một tàu khoan thăm dò của công ty dầu khí Malaysia Petronas.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác nhận cuộc tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Australia nhưng không có biết vị trí chính xác. Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, Tàu tuần dương HMAS Parramatta của Hải quân Hoàng gia Australia đi cùng với tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và sau đó hội quân với tàu tấn công đổ bộ USS America và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry hôm 18/4.

Nhận định về diễn biến này, chuyên gia Collin Koh cho rằng sự hiện diện của Hải quân Mỹ gửi đi thông điệp về cam kết của Washington trong bối cảnh một số lực lượng tác chiến trên biển của nước này bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Mỹ hồi tháng 3 vừa qua đã phải hủy bỏ cuộc tập trận quân sự lớn nhất với Philippines vốn được ấn định vào tháng 5 do đại dịch Covid-19.

“Tôi tin rằng chúng ta vẫn có thể thấy các lực lượng Australia tiếp tục hoạt động ở Biển Đông, tiến hành sự hiện diện hải quân thường lệ”, ông Koh nói.

Mặc dù vậy, ông Poling không hy vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế tham vọng phi lý ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể thực hiện các bước đi tiếp theo như thiết lập vùng nhận diện phòng không hoặc cơ sở thu thập thông tin tình báo, dữ liệu radar tại Scarborough – bãi cạn Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát từ Philippines hồi năm 2012.

“Các tàu hải cảnh và tàu dân quân biển của Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối các công ty khai thác dầu khí trong khu vực, vì vậy cuộc khủng hoảng tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian. Tôi không nghĩ nó có thể xảy ra trong ngày một ngày hai nhưng nó sẽ xảy ra không sớm thì muộn”, ông Poling nói.

Ông Bill Hayton, chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh chỉ rõ âm mưu của Trung Quốc: “Trung Quốc đang ép các nước Đông Nam Á từ bỏ quyền của họ được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và ép họ chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế với Bắc Kinh. Nếu họ cố gắng tự khai thác tài nguyên mà họ có quyền thì Trung Quốc lại trừng phạt họ”.

chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19

Giáo sư Vuving: 'Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông'

TGVN. Theo Giáo sư Alexander Vuving, Trung Quốc đang lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch Covid-19 để có những hành vi khiêu khích ...

chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19

Công hàm tại Liên hợp quốc của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế

TGVN. Công hàm nêu các yêu sách chủ quyền phi lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc là hoàn toàn trái ...

chuyen gia chi ro am muu cua trung quoc khuay dong bien dong giua covid 19

Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ Trung Quốc đặt 'danh xưng tiêu chuẩn' cho 80 thực thể ở Biển Đông

TGVN. Chiều 23/4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã bình luận về vụ Trung Quốc đặt "danh xưng" cho 80 thực ...

QT (theo VOV.VN)

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/4/2024: Tuổi Sửu sự nghiệp ổn định

Xem tử vi 17/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4, Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay 17/4/2024. KQXSST thứ 4

XSST 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Sóc Trăng hôm nay - XSST 17/4/2024. KQXSST thứ 4. Ket qua xo soc trang. kết quả xổ số Sóc Trăng ...
XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Tư ngày 17/4/2024. SXMT 17/4/2024

XSMT 17/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 17/4/2024. xổ số ngày 17 tháng 4. xổ số miền Trung thứ 4. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 17/4/2024: Sư Tử tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 17/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024

XSMB 17/4 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 17/4/2024. dự đoán XSMB 17/4/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 17/4. SXMB ...
Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 4 ngày 17/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 17/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 17/4/2024 từ trường quay tầng 19, tòa nhà VTC số 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động