Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia giáo dục: 'Cách đào tạo của chúng ta đang quá xa rời thực tế'

TGVN. Giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Đặc biệt, nếu không đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà...
TIN LIÊN QUAN
chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te GS. Trương Nguyện Thành: Loạn trường quốc tế - Nhập nhằng thật giả
chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te “Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ”
chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Khánh Duy)

Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.

Tham dự sự kiện có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, cùng nhiều đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước.

Khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển”. Theo đó, phải ưu tiên để tạo dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, chủ trương này càng được thể hiện mạnh mẽ để giáo dục và đào tạo thực sự là đòn bẩy của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đồng thời là tiền đề quan trọng để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te
Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu trong và ngoài nước. (Ảnh: YN)

“Trong hơn 30 năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập tích cực theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới. Trong thành quả chung ấy, có sự đóng góp quan trọng của giáo dục nghề nghiệp với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, đặc biệt là trước yêu cầu toàn cầu hóa, quốc tế hoá, những xu thế vừa là thời cơ, vừa là thách thức giáo dục nghề nghiệp, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ. Qua đó, đảm đương được trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập, cạnh tranh.

Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia độc lập về giáo dục Bùi Phương Việt Anh đặt vấn đề, khi nói đến giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, phải coi trọng yếu tố quyết định hơn yếu tố quan trọng. Hiện luật giáo dục được coi là xương sống của giáo dục. Nhưng trong giáo dục nghề nghiệp lại đặt ra vấn đề coi giáo dục là công cụ, là ngành công nghiệp không khói, do vậy giáo dục thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho xã hội phải đảm bảo về chất lượng, giá thành và quy chuẩn.

“Lỗi của chúng ta là chưa cho người dân thấy vai trò thực sự của tri thức, và năng lực chứ không phải bằng cấp. Cùng với đó, chúng ta phải làm sao thay đổi nhận thức rằng, đào tạo theo yêu cầu của xã hội chứ không phải theo những gì mình có”, ông Việt Anh nêu rõ quan điểm.

Đề cập đến quan hệ giữa giáo dục với doanh nghiệp, ông Việt Anh cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề, nếu đào tạo không đảm bảo, đội ngũ lao động kém chất lượng, tư duy manh mún, kém ngoại ngữ sẽ tạo cái khó cho chính doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực.

chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te
Cách đào tạo phải gắn với thực tế mới thu hút được doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực trong nước. (Nguồn: giaoduc)

Do vậy, theo ông Bùi Phương Việt Anh, Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế để thu hút các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa để đón nhận lực lượng lao động, chấp nhận rủi ro. Đồng thời, phải cho doanh nghiệp thấy được lợi ích thực sự khi sử dụng lao động. Nhưng để làm được điều đó, câu hỏi đặt ra là kỹ năng đào tạo liệu đã phù hợp?

"Chất lượng giáo dục Việt Nam có tốt không? Khẳng định, giáo dục của nước ta rất tốt nhưng quan trọng là tốt so với tiêu chuẩn nào? Có phục vụ, đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp hay không?", ông Việt Anh đặt câu hỏi.

Bằng kinh nghiệm của mình, chuyên gia Việt Anh nhận định, cách đào tạo của chúng ta quá xa rời so với thực tế, chưa sát với thực tế.

"Tôi nhận thấy các bạn trẻ của chúng ta có tay nghề không thua kém so với thế giới. Nhưng mấu chốt ở chỗ, giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Đặc biệt, nếu không đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế, hẳn nhiên chúng ta sẽ thua trên sân nhà, ngay trên đất mình", ông Bùi Phương Việt Anh cảnh báo.

Theo đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 394 trường cao đẳng (307 trường công lập; 83 trường tư thục; 4 trường có vốn đầu tư nước ngoài), 515 trường trung cấp (295 trường công lập; 219 trường tư thục; 1 trường có vốn đầu tư nước ngoài), 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (697 trung tâm công lập; 346 trung tâm tư thục; 2 trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài).
chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te GS. Trương Nguyện Thành: Loạn trường quốc tế - Nhập nhằng thật giả

TGVN. Theo GS. Trương Nguyện Thành, đã là trường quốc tế thì vấn đề kiểm định chất lượng phải do một tổ chức quốc tế ...

chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te Nền giáo dục toàn học sinh giỏi: Mài ngọc chớ mài quá tay…

Nền giáo dục Việt Nam hiện nay tìm được học sinh yếu kém khó như mò kim đáy biển. Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, ...

chuyen gia giao duc cach dao tao cua chung ta dang qua xa roi so voi thuc te Giáo dục 2018 qua góc nhìn của một Nhà giáo

Nhìn lại giáo dục trong năm 2018, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, điều ông trăn trở nhất chính là kỷ luật học đường ...

Nguyệt Anh