Tầng lớp trung lưu đang lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường vốn của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN) |
Theo ông Kim Jong-seok, trong vài năm qua, kinh tế Việt Nam đã vượt xa các quốc gia ASEAN mới nổi khác. Quá trình tăng trưởng kinh tế đặc biệt của Việt Nam dẫn đến sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, mở đường cho sự phát triển của thị trường vốn địa phương.
Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam được đề cập ở đây là dân số sống ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai thành phố lớn nhất Việt Nam.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.756,49 USD vào năm 2021, trong khi con số này đối với những người sống ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là khoảng 8.000 USD/năm.
Thông thường, khi GDP bình quân đầu người vượt mốc 10.000 USD, người dân sẽ bắt đầu quan tâm đến các khoản đầu tư, bao gồm cả chứng khoán.
Thị trường chứng khoán ở Hàn Quốc bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 và giờ đây, các thành phố của Việt Nam đang tiến gần đến thời điểm tương tự.
Tuy nhiên, ông Kim cho biết, dù hiện tại chỉ có khoảng 30 triệu người sống ở các thành phố, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ được đẩy nhanh hơn khi quá trình đô thị hóa dẫn đến tăng trưởng thu nhập.
Tỷ lệ đô thị hóa ở Hàn Quốc đạt khoảng 90% trong khi ở Việt Nam mới chỉ đạt 37% và như vậy, tiềm năng phát triển còn rất lớn.
Tiềm năng của Việt Nam có thể xuất phát từ số lượng tài khoản đầu tư chứng khoán do công chúng nắm giữ còn thấp. Hiện mới có khoảng 6% tổng dân số sở hữu một tài khoản vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là vẫn còn 94% là khách hàng tiềm năng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 7.500 USD vào năm 2030 và như vậy sẽ thúc đẩy gia tăng mạnh tầng lớp trung lưu.
Giám đốc điều hành của NH Securities Việt Nam nhận thấy: "Dữ liệu nhân khẩu học báo hiệu sự tăng trưởng trong tương lai gần của Việt Nam, song vẫn còn một số giới hạn trên thị trường tài chính vì các quy định ở đây vẫn còn khá bảo thủ.
Thị trường được quản lý chặt chẽ bởi chính phủ vốn rất lo ngại về rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Chính phủ Việt Nam ưu tiên sự ổn định hơn tăng trưởng cho thị trường tài chính".
Từ kinh nghiệm nhiều năm ở Việt Nam, ông Kim cho rằng, có thể thấy Chính phủ muốn thúc đẩy nền kinh tế, mở rộng tầng lớp trung lưu song cũng rất quan tâm đến sự ổn định và bảo toàn thị trường vốn.
| SpaceX, Netflix, Boeing và hàng loạt 'đại bàng' Mỹ sắp tới Việt Nam làm điều này Đoàn doanh nghiệp Mỹ “lớn nhất từ trước đến nay” sẽ tới Việt Nam trong tuần này để thảo luận về các cơ hội đầu ... |
| Kinh tế Việt Nam có đứng vững trước những 'cơn gió ngược' trên thị trường tài chính thế giới? Nền kinh tế Việt Nam đang được hỗ trợ về chính sách khá tốt. Tuy nhiên, những "cơn gió ngược" trên thị trường tài chính ... |
| Doanh nghiệp Mỹ tiếp tục mở rộng trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam Từ ngày 21-23/3, hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ sẽ đến Việt Nam, theo chương trình Phái đoàn doanh nghiệp thường niên 2023 ... |
| Thuế tối thiểu là việc đại sự toàn cầu Có thể nói, việc thực thi thuế tối thiểu toàn cầu sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc duy trì tính cạnh tranh ... |
| Chuyên gia Đức: Lạc quan về kinh tế Việt Nam Chia sẻ với TG&VN, Tiến sĩ người Đức Rainer Zitelmann khẳng định, Việt Nam có cơ hội trở thành một trong những cường quốc kinh ... |