10 năm triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Kỳ 4):

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Nghị quyết giúp Việt Nam gặt hái những thành tựu đáng kinh ngạc

Vân Chi
Nhìn lại những “trái ngọt” của chặng đường 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, Nghị quyết đã giúp Việt Nam gặt hái những thành tựu đáng kinh ngạc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Trải qua 10 năm triển khai, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Nghị quyết không chỉ mở ra con đường rất rộng lớn cho các bộ, ngành, cơ quan, các tổ chức cũng như người dân Việt Nam tham gia rộng rãi vào công cuộc hội nhập quốc tế của nước nhà mà còn mở ra thời kỳ mới tiếp bước những thành công của giai đoạn Đổi mới với dấu mốc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007.

Nhân tố chủ động, tích cực

Trước khi có Nghị quyết số 22-NQ/TW, dù hướng tới mở cửa dần dần nhưng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam vẫn gặp nhiều gian nan, thử thách để tạo lòng tin nơi cộng đồng quốc tế, thuyết phục các nước thừa nhận và “sẵn sàng chìa tay ra” với Việt Nam.

Với sự ra đời của Nghị quyết, quá trình hội nhập được mở rộng trên các tất cả lĩnh vực, đặc biệt là hội nhập kinh tế, thương mại có nền tảng để phát triển rất mạnh. Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam có được nhiều thành tựu về kinh tế quốc tế như thời kỳ 10 năm vừa qua. Sau khi gia nhập WTO, đánh dấu cột mốc Việt Nam chính thức hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu theo chiều rộng, bắt đầu đi vào chiều sâu hơn là đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới trong khuôn khổ hợp tác đa phương, với các khu vực khác nhau và các kênh hợp tác song phương với các đối tác kinh tế quan trọng.

Nhìn lại chặng đường một thập kỷ triển khai Nghị quyết, bà Phạm Chi Lan cho biết, bà cảm thấy rất kinh ngạc “và nếu cách đây 10 năm có lẽ chúng ta có thể khó hình dung được bức tranh hội nhập sâu rộng như vậy”.

Theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam luôn là một nhân tố tích cực trong đàm phán các thỏa thuận thương mại, FTA thế hệ mới. Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với hầu hết các nền kinh tế quan trọng nhất trên thế giới; tham gia hội nhập với những khu vực kinh tế quan trọng hàng đầu. Sự chủ động và tích cực của Việt Nam được thể hiện ngay từ thời điểm ban đầu khi đàm phán các thỏa thuận thương mại đa phương và song phương. Đơn cử như với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã tham gia đàm phán ngay từ đầu với vị trí là quan sát viên đặc biệt.

Từ nền tảng của CPTPP, Việt Nam đẩy nhanh đàm phán với Liên minh châu Âu (EU), tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Tiếp đó là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand… “Việt Nam đều có vị trí trong những cuộc đàm phán quan trọng này”, bà nhấn mạnh.

Rút ngắn thời gian

Nhớ lại khoảng thời gian tham gia cùng nhóm chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035, chuyên gia Phạm Chi Lan chia sẻ, khoảng thời gian đó bà cùng các đối tác quốc tế khá ngần ngại về mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2035: “Lúc mới đưa ra, thú thật tôi cũng thấy giật mình. Cùng với nhóm chuyên gia WB, chúng tôi ngồi điểm lại và thấy rất lo vì để đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ phải có bước chuyển mình vượt trội”.

Tuy nhiên, với những bước tiến đạt được trong những năm gần đây và nhất là trong thời Covid-19, khi kinh tế nhiều nước suy giảm và bị loại ra khỏi chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam dù có giảm tốc nhưng vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến Việt Nam khá nhiều mặt nhưng điều đáng mừng và rất quan trọng, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, là Việt Nam đã giữ được chỗ của mình và “mục tiêu đặt ra, vì vậy mà có tính khả thi hơn rất nhiều so với những tính toán trước đây”.

Vị chuyên gia kinh tế nhận định, việc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những yếu tố quyết định nhất để Việt Nam có thể vươn lên và sớm đạt mức thu nhập trung bình cao. Đáng chú ý là, các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mang hàm lượng công nghệ cao đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Sự hiện diện của những “ông lớn” công nghệ như Samsung, Intel, Apple… tại Việt Nam đang giúp thúc đẩy lĩnh vực công nghệ cao trở thành nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của nước ta. Vị thế của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu vì thế ngày càng được nâng cao hơn. Bà cho rằng, đó cũng là một thành tựu rất quan trọng, tạo cho chúng ta niềm tin rằng công cuộc hội nhập đang đi đúng hướng”.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chưa bao giờ Việt Nam có được nhiều thành tựu về kinh tế quốc tế như thời kỳ 10 năm qua. Ảnh minh họa. (Nguồn: VnEconomy)
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chưa bao giờ Việt Nam có được nhiều thành tựu về kinh tế quốc tế như thời kỳ 10 năm qua. Ảnh minh họa. (Nguồn: VnEconomy)

Bước chuyển mình về tư duy

Nhấn mạnh Nghị quyết đã mang lại nhiều thành tựu kinh tế cho Việt Nam, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhắc đến một thành tựu, dù vô hình và khó đo đếm nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là bước chuyển mình về tư duy. Nghị quyết đã thay đổi hoàn toàn tư duy và cách nhìn của Việt Nam về thị trường, về cách làm ăn kinh doanh với bên ngoài và thúc đẩy các cấp, các ngành, các địa phương… không ngừng học hỏi những kiến thức mới.

Việc tuân thủ những cam kết đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới với những quy định, đòi hỏi cao trong việc điều chỉnh luật, chính sách, không chỉ về kinh tế, thương mại mà cả các vấn đề phi thương mại… đã buộc Việt Nam phải kịp thời sửa đổi, cải cách nền tảng chính sách, luật pháp ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn và đúng định hướng thị trường hơn, đáp ứng được các yêu cầu khác nhau ở tiêu chuẩn cao.

Bà Phạm Chi Lan khẳng định, rõ ràng trong 10 năm qua, quá trình cập nhật, sửa đổi các quy định trong nước phù hợp với các FTA thế hệ mới của Việt Nam đã nhanh hơn rất nhiều. Nhờ hội nhập, Việt Nam cũng đang nâng dần thể chế và hệ thống chính sách của mình ngang bằng với quy định của các nước phát triển khác. “Đó là những thay đổi rất lớn, tác động khó đong đếm ở trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ tạo nền tảng cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ”, bà nói, đồng thời nhấn mạnh niềm tin ngày càng tăng của nhà đầu tư quốc tế vào môi trường kinh doanh hiện nay còn đến từ sự kỳ vọng vào quá trình cải cách thể chế mà Việt Nam đang đẩy mạnh.

Gia tăng sức mạnh về nội lực

Đánh giá tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở chiều ngược lại, bà Phạm Chi Lan cho rằng, thách thức lớn nhất là Việt Nam vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực và các yếu tố bên ngoài. Nội lực dù có được nâng lên trong quá trình hội nhập nhưng vẫn chưa tương xứng. Đóng góp của nội lực về giá trị thực vào nền kinh tế chưa cao. Nền kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào xuất khẩu và doanh nghiệp FDI là điều rất khó chấp nhận, và nếu muốn tạo ra nội lực thì không thể phụ thuộc như hiện nay.

Trăn trở về những thực trạng như hoạt động sản xuất, xuất khẩu chủ yếu là gia công; hàm lượng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với các nước trong cùng khu vực ASEAN như Thái Lan hay Philippines-theo đánh giá của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), chuyên gia Phạm Chi Lan cũng thẳng thắn thừa nhận, Việt Nam đã dành quá nhiều ưu đãi cho đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, làm cho cấu trúc thị trường bị méo mó rất nhiều. Bà đề xuất, cần chấn chỉnh lại, quay trở lại với cái cốt lõi nhất là nội lực, doanh nghiệp trong nước, trong đó khu vực tư nhân phải là động lực quan trọng, tăng vai trò của nông nghiệp.

“Chúng ta rất cần những doanh nghiệp giỏi hơn, mạnh hơn, cạnh tranh tốt hơn, tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghiệp, sản xuất, công nghệ và các ngành mang lại giá trị gia tăng cao hơn”, bà lưu ý.

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, nhìn lại để tiếp tục tiến lên

Ngày này 10 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, một cột mốc trên tiến trình ...

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Nghị quyết số 22-NQ/TW: Đột phá về tư duy chiến lược và thực tiễn, xung lực để vững bước vào tương lai

Có nhiều điều để nói khi nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, với nguyên ...

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế cho công chức, viên chức các bộ, ngành và địa phương

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế cho công chức, viên chức các bộ, ngành và địa phương

Khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức đối ngoại và hội nhập quốc tế tạo cơ hội để các học viên trao đổi, chia sẻ ...

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Họp Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng

Chiều 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc ...

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

VIFTA: 12 năm nỗ lực 'gieo hạt giống' thương mại tự do trên mảnh đất Việt Nam-Israel

Đàm phán VIFTA khởi động năm 2015 nhưng những văn bản tham mưu chính sách đã được khởi thảo từ năm 2011 và để VIFTA ...

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Porsche mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Porsche của các dòng 911 Carrera, 911 Targa, 911 Turbo, 911 GT3, 718 Cayman, 718 Boxster, Taycan, Macan, Cayenne và Panamera sẽ được cập nhật chi ...
Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm ...
Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ai sẽ là người giúp bạn cải thiện tình hình tài chính trong mùa hè này nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Subaru của các dòng Outback 2021, Outback 2023, Forester 2023, Forester 2021, WRX 2022 và BR-Z 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp...
Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Thượng viện Mỹ 'xuống tay' với uranium Nga

Động thái được đưa ra giữa lúc Mỹ đang tiếp tục tìm cách ngăn chặn những nỗ lực của Nga trong xung đột ở Ukraine
Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư: Một động lực quan trọng cho tăng trưởng của ASEAN

Lao động di cư là một trong những đặc thù, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển ở cả nước xuất cư và nước nhập cư trong ASEAN.
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương: IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024, Việt Nam và 3 quốc gia khác 'góp phần lớn'

IMF đánh giá, tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Eurozone thoát suy thoái, tăng trưởng cao hơn dự kiến, ECB có thể làm điều này

Dữ liệu về lạm phát của Pháp và Eurozone củng cố niềm tin rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào đầu tháng 6 tới.
Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, thế giới 'lao dốc không phanh', đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này?

Giá vàng hôm nay 1/5/2024: Giá vàng trong nước khó duy trì ở mức thấp, đây vẫn là kênh đầu tư tốt nhất lúc này? sự khởi đầu khó tốt hơn của kim loại quý ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Phiên bản di động