Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục phục hồi trước “những cơn gió ngược” trong bối cảnh môi trường quốc tế đầy biến động. (Nguồn: CNN Business) |
Tờ Global Times dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay tăng 5,5%, đạt 59.300 tỷ NDT (8.300 tỷ USD).
Trung Quốc có khả năng đạt tăng trưởng 5%
Các chuyên gia phân tích cho biết, với nhiều chính sách hỗ trợ đang được triển khai, Trung Quốc có khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% trong năm nay cũng như phát triển ổn định và bền vững với chất lượng cao trong thời gian dài sắp tới.
Nền kinh tế Trung Quốc trong quý II đã tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ nhanh nhất kể từ quý II/2021, khi mức tăng trưởng đạt 8,3%. Trong quý đầu tiên của năm 2023, GDP của Trung Quốc chỉ tăng 4,5%.
Nhà kinh tế Tào Hòa Bình của Đại học Bắc Kinh nhận định, thành tích này rất khó đạt được trong bối cảnh có nhiều thách thức trong nước và bên ngoài. Kết quả phản ánh rằng, niềm tin của người tiêu dùng Trung Quốc không bị tổn hại nghiêm trọng và mô hình phát triển "tuần hoàn kép" của đất nước được thúc đẩy bởi lĩnh vực công nghệ cao đã bù đắp cho sự suy giảm nhu cầu bên ngoài.
Tin liên quan |
Kinh tế Trung Quốc 'tan băng' chứ không bùng nổ, thế giới đừng đợi ‘gánh team’ |
Ông cho rằng, có nhiều điểm nổi bật góp phần vào sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc trong quý II, bao gồm sự phục hồi nhanh chóng của ngành dịch vụ, cải thiện cơ cấu ngoại thương và sự tăng trưởng ổn định của đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo dữ liệu do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp công nghiệp trên quy mô được chỉ định trong sáu tháng đầu năm đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,8 điểm phần trăm so với quý I. Điều này phản ánh sự phục hồi nhanh chóng của sản xuất công nghiệp và những kỳ vọng kinh doanh được cải thiện.
Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong quý II tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 22.760 tỷ NDT, tăng 2,4 điểm phần trăm so với quý đầu tiên. Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc tăng trưởng đều đặn 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 24.300 tỷ NDT.
Ông Lưu Quốc Cường, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương), ngày 14/7 cho biết, một số thách thức mà nền kinh tế Trung Quốc hiện đang phải đối mặt là bình thường trong quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông lưu ý, trên bình diện quốc tế, tiêu dùng và phục hồi kinh tế dự kiến mất khoảng một năm.
Chuyên gia Liên Bình, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế, đồng thời là người đứng đầu Viện nghiên cứu đầu tư Trực Tín, cho rằng, nhìn về phía trước, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi ổn định trong nửa cuối năm, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% trong năm nay.
Chuyên gia Liên Bình nhận định, để đảm bảo hiện thực hóa được mục tiêu này, chính phủ có thể đẩy mạnh các biện pháp chính sách kinh tế vĩ mô ngược chu kỳ trong thời gian còn lại của năm. Ông dự báo GDP cả năm của Trung Quốc sẽ tăng 5,6% so với năm ngoái với sự hỗ trợ chính sách mạnh mẽ.
Nỗi lo động lực nội sinh
Tuy nhiên, nhiều người cũng bày tỏ lo ngại về sự phục hồi yếu kém mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 13/7 cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại do đầu tư tư nhân yếu hơn, xuất khẩu chậm lại và nhu cầu trong nước giảm sau khi đạt kết quả tốt trong quý đầu tiên.
Ông Trương Nhạn Sinh, Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Giao lưu Kinh tế quốc tế Trung Quốc, nói với Global Times rằng, mặc dù tăng trưởng kinh tế đang phục hồi, nhưng động lực nội sinh vẫn còn yếu, còn nhu cầu không đủ.
Thời gian gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh các chính sách kích thích cả cung và cầu thị trường. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Chuyên gia Trương Nhạn Sinh cho rằng, thời điểm khó khăn nhất là một cơ hội để chuyển đổi và nâng cấp nền kinh tế. Sự phục hồi kinh tế của đất nước trong nửa cuối năm chắc chắn sẽ vượt trội so với nửa đầu năm. Ông cho biết, nền kinh tế Trung Quốc vẫn có nhiều điểm nổi bật và lợi thế, trong khi các cá nhân và doanh nghiệp vẫn duy trì sức sống tốt trong quá trình trỗi dậy sau tác động của đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, sự tích hợp giữa lĩnh vực sản xuất truyền thống và nền kinh tế kỹ thuật số cũng như phát triển xanh là một điểm sáng và xu hướng chung trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh các chính sách kích thích cả cung và cầu thị trường nhằm củng cố nền tảng phục hồi kinh tế và duy trì đà phục hồi.
Theo một thông báo của Quốc Vụ viện, hồi giữa tháng Sáu, chính phủ đang cân nhắc một số chính sách bao gồm bốn khía cạnh, bao gồm cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô, mở rộng nhu cầu hiệu quả, củng cố và tối ưu hóa nền kinh tế thực, đồng thời ngăn ngừa và giải quyết rủi ro trong các lĩnh vực then chốt.
| Nói Trung Quốc đang thay đổi, Đức chọn cách giảm phụ thuộc chứ không tách rời Ngày 13/7, chính phủ Đức công bố tài liệu chiến lược dài 40 trang, trong đó nhấn mạnh giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. |
| Mỹ 'khai hỏa' cuộc chiến công nghệ, Trung Quốc 'phản công' bằng 'lá bài' hiếm có khó tìm Kể từ ngày 1/8, Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu gallium và germanium - hai trong số rất nhiều kim loại hiếm mà Mỹ ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Ra tay giải cứu châu Âu, Mỹ bất ngờ 'thắng lớn', Trung Quốc khiến USD dầu mỏ thêm lo Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, châu Âu là điểm đến chính cho xuất khẩu khí tự ... |
| Kinh tế Trung Quốc tiếp tục mất đà, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vẫn cao ngất ngưởng Kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy yếu trong quý II/2023, khi số liệu được công bố ngày 17/7 cho thấy, tăng trưởng ... |
| 'Đau đầu' lo kéo tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc hết cửa 'giải cứu thế giới'? GDP của Trung Quốc trong quý II/2023 tăng 6,3%, thấp hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế. Những con số này chỉ ... |