Chuyên gia: Lạm phát có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm

Mặc dù Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 gần như không tăng so với tháng trước và CPI 8 tháng đầu năm cũng chỉ mới tăng 2,58%, nhưng PGS-TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

CPI tháng 8 gần như không tăng, khiến nhiều chuyên gia cho rằng, mục tiêu giữ lạm phát tối đa 4% trong năm nay đã nằm trong tầm kiểm soát, nhưng vì sao, ông vẫn “canh cánh” nỗi lo về lạm phát?

Đúng là CPI tháng 8 gần như không tăng so với tháng trước, nhưng kể từ đầu năm đến nay, chưa tháng nào CPI giảm. Đây là điều bất thường so với mọi năm.

CPI tháng 8 không tăng so với tháng 7, nhưng vẫn tăng 3,6% so với cuối năm ngoái và tăng 2,89% so với tháng 8/2021. Đây là mức tăng không hề thấp. Người tiêu dùng không quan tâm đến những số liệu công bố, người ta chỉ biết rằng, cuối năm ngoái bỏ ra 100.000 đồng, thì nay phải bỏ ra 103.600 đồng để tiêu dùng. Tương tự, tháng 8 năm ngoái chỉ mất 100.000 đồng, thì nay phải bỏ ra 102.890 đồng để chi tiêu.

Chuyên gia: Lạm phát có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm
Theo chuyên gia, trong 8 tháng của năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,3%, là mức tăng rất cao, nên trong trường hợp nguồn cung bị thiếu hụt, thì chắc chắn, giá cả sẽ tăng. (Nguồn: Báo Đầu tư)

CPI tháng 8 không tăng so với tháng 7 là do giá xăng dầu giảm liên tục, mà giá xăng dầu tăng hay giảm phụ thuộc vào giá thế giới. Giá xăng dầu trên thế giới đã giảm liên tục, đe dọa đến nguồn thu của các nước OPEC+, vì vậy, những nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ không để giá xăng dầu rơi tự do bằng cách hạn chế nguồn cung.

Khi giá xăng dầu thế giới không giảm nữa, giá bán lẻ xăng dầu trong nước cũng không thể giảm như trong 2 tháng vừa qua, thì liệu CPI các tháng còn lại của năm 2022 còn tăng thấp như tháng 7, tháng 8/2022 hay không, nhất là trong bối cảnh giá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu vẫn ở mức rất cao.

Nên nhớ rằng, nhờ giảm giá xăng dầu, nên nhóm chỉ số giá giao thông tháng 7 giảm 2,85%, kéo CPI chung giảm 0,28%. Còn tháng 8 vừa qua, cũng nhờ giảm được giá xăng dầu nên nhóm giao thông giảm 5,51%, kéo CPI chung giảm 0,53%. Khi giá xăng dầu không còn hỗ trợ được nữa do đã giảm quá sức chịu đựng của OPEC+ thì lấy gì để kéo CPI chung xuống.

Ngoài giá xăng dầu thì yếu tố nào khiến ông lo ngại CPI sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm 2022?

Thực ra, mặt hàng xăng dầu đánh vào “dạ dày” của người tiêu dùng không nhiều, vì chi phí cho mặt hàng chiến lược này chỉ chiếm 1,5% tổng chi tiêu của hộ gia đình mà thôi.

Mặt hàng đánh vào dạ dày của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam theo đúng nghĩa đen là lương thực, thực phẩm thuộc nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong rổ hàng hóa tính CPI. Trong tháng 7, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 1,37% so với tháng 6, tác động làm CPI tăng 0,4%. Còn trong tháng 8 này, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tiếp tục tăng 1,05% so với tháng 7, trong đó riêng giá thịt lợn tháng 8 tăng 4,95% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Giá thịt lợn tăng khiến các loại thực phẩm chế biến từ thịt lợn tăng theo.

Đáng nói là, giá thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng, nhưng người tiêu dùng khó có thể chuyển sang các loại thực phẩm khác, một phần do thói quen tiêu dùng của người Việt, phần nữa là giá các loại thực phẩm khác cũng tăng do giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao.

Chưa kể, hầu hết các loại hàng hóa khác như dầu mỡ ăn, nước mắm, nước chấm; sữa, bơ, pho mát; bánh, mứt, kẹo; rau tươi, rau khô; củ quả; ra gia vị... cái gì cũng tăng. Có thể năm nay vẫn kiểm soát được lạm phát dưới 4%, nhưng những mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng cao thì đời sống của đa người dân sẽ trở nên khó khăn.

Một trong những yếu tố khiến CPI tháng 8 gần như không tăng, đó là nhu cầu chưa tăng đột biến. Song sang tháng 9, những gia đình có con em đi học từ mẫu giáo đến đại học mới phải móc hầu bao ra mua sắm quần áo đồng phục, sách vở, bút mực, đồ dùng học tập và hàng trăm thứ phục vụ cho năm học mới sẽ khiến nhu cầu tăng đột biến.

Chuyên gia: Lạm phát có thể tăng mạnh trong 4 tháng cuối năm
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long. (Nguồn: VGP News)

Chưa kể, sau 2 năm đại dịch Covid-19, hầu hết các địa phương đều không tăng học phí theo lộ trình, năm học này muốn hay không cũng buộc phải tăng, bởi không tăng thì ngân sách nhà nước không có cách nào cải thiện thu nhập cho ngành giáo dục trong bối cảnh hàng chục ngàn giáo viên đã xin nghỉ việc, chuyển nghề do thu nhập thấp, áp lực công việc lại lớn.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục năm học 2022-2023 theo khung giá tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo có thể làm tăng CPI bình quân năm 2022 thêm 0,55-1,05%. Đây là áp lực vô cùng lớn tới việc kiểm soát lạm phát.

Tháng 9 cũng là kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, là cơ hội để người dân nghỉ ngơi, đi du lịch, nghỉ mát, cũng sẽ khiến nhu cầu tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đi lại, du lịch lữ hành, ăn uống ngoài gia đình, tạo áp lực lên lạm phát.

Cầu nội địa tác động thế nào đến CPI, thưa ông?

Một yếu tố rất quan trọng nữa là cầu nội địa đã tăng và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Trong tháng 8 vừa qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Tính chung trong 8 tháng của năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,3%, là mức tăng rất cao, nên trong trường hợp nguồn cung bị thiếu hụt, thì chắc chắn, giá cả sẽ tăng.

Còn tác động từ bên ngoài đến lạm phát thì sao?

Hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt để đối phó với lạm phát, nên họ đã liên tục tăng lãi suất. Hiện Việt Nam vẫn giữ được mức lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định, nhưng vấn đề là các nhà băng có thể “trụ” được đến bao giờ. Khi lãi suất tăng sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, giá thành sản phẩm tăng, buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ.

Chỉ số giá USD tháng 8/2022 chỉ tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021 và bình quân 8 tháng năm 2022 tăng 0,37%.

Đây là thành công rất lớn của Việt Nam trong việc cầm cương tỷ giá trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều mất giá nhiều so với USD. Nhưng vấn đề đặt ra là Việt Nam liệu sẽ giữ được ổn định tỷ giá trong bao lâu. Một khi tỷ giá VND/USD biến động, tất yếu sẽ tác động tiêu cực ngay tới lạm phát.

Lạm phát toàn cầu sắp đạt đỉnh?

Lạm phát toàn cầu sắp đạt đỉnh?

Tìm đỉnh của làn sóng lạm phát hiện nay là một bài tập khó đối với các nhà kinh tế và ngân hàng trung ương. ...

Lạm phát tăng cao, người dân Singapore quay cuồng trong cơn bão giá

Lạm phát tăng cao, người dân Singapore quay cuồng trong cơn bão giá

Theo cơ quan thống kê Singapore, lạm phát cơ bản của đảo quốc sư tử tiếp tục tăng trong những tháng qua. Dữ liệu chính ...

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát 'gõ cửa' ASEAN

Lạm phát do các yếu tố như giá nguyên vật liệu, giá nhiên liệu tăng cao bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ...

Tăng cường hợp tác quốc tế: Động lực mới  để phát triển ngành Halal Việt Nam

Tăng cường hợp tác quốc tế: Động lực mới để phát triển ngành Halal Việt Nam

Chiều ngày 28/6, Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Tăng cường hợp ...

Khó 'hạ nhiệt' lạm phát?

Khó 'hạ nhiệt' lạm phát?

Trong bối cảnh sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào nguyên, nhiên, vật liệu từ bên ngoài; giá nguyên, nhiên, vật liệu thế giới tăng ...

(theo Báo Đầu tư)

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?

Giá cà phê hôm nay 11/5/2024: Giá cà phê có diễn biến mới ngày cuối tuần, dự báo về thị trường thời điểm này?
Hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới Logos Hope cập bến Durban, Nam Phi

Hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới Logos Hope cập bến Durban, Nam Phi

Logos Hope, hội chợ sách nổi lớn nhất thế giới, đang được tổ chức tại bến du thuyền Nelson Mandela ở Durban, tỉnh KwaZulu-Natal, Nam Phi từ ngày 8/5-2/6.
Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Nóng và khô do biến đổi khí hậu mang lại sẽ làm giảm số khu vực thích hợp cho việc truyền bệnh sốt rét từ năm 2025 trở đi.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới.
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch ...
Giá vàng hôm nay 11/5/2024: Giá vàng 'nóng bỏng tay', người dân mang tâm lý đầu cơ, ai hưởng lợi nhiều nhất?

Giá vàng hôm nay 11/5/2024: Giá vàng 'nóng bỏng tay', người dân mang tâm lý đầu cơ, ai hưởng lợi nhiều nhất?

Giá vàng hôm nay 11/5/2024 ghi nhận vàng miếng SJC chứng kiến đà tăng phi mã lên mức cao kỷ lục chưa từng được ghi nhận từ trước đến nay.
Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này

Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này

Một nền kinh tế Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho lực lượng lao động...
Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này

Mỹ mạnh tay kiểm soát xuất khẩu, Trung Quốc tuyên bố cùng Nga có quyền làm điều này

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, nước này kiên quyết phản đối việc lạm dụng các công cụ kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?

Tâm lý kinh doanh giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại', doanh nghiệp châu Âu đang muốn rời Trung Quốc?

Phòng Thương mại EU nhận thấy tâm lý kinh doanh của nhiều công ty, doanh nghiệp khối này tại Trung Quốc đã giảm xuống mức 'thấp nhất mọi thời đại'.
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

Châu Âu đã 'làm ngơ' trước 1/5 sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đang chảy qua các cảng của Liên minh châu Âu (EU).
Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh thoát suy thoái, vượt Đức trong G7

Kinh tế Anh tăng 0,6% trong 3 tháng đầu năm 2024, sau 2 quý liên tiếp suy giảm nửa cuối năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động