Chuyên gia: Một Việt Nam tự tin và quyết đoán trên trường quốc tế

Châu Linh
Chia sẻ với phóng viên TG&VN, GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam khẳng định, APEC cung cấp cho các thành viên từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương một nền tảng để đối thoại. Cơ hội này cần được tận dụng và Việt Nam nên trở thành động lực cho sự phát triển đa phương này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện FNF tại Việt Nam.
GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia của Viện FNF tại Việt Nam. (Nguồn: FNF)

APEC đã khẳng định được vị thế và vai trò đầu tàu của khu vực trong tiến trình thúc đẩy tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng một cấu trúc hợp tác khu vực sâu rộng. Ông đánh giá thế nào về vai trò của APEC trong nền kinh tế thế giới hiện nay?

Tại thế kỷ XX, các trung tâm quyền lực nằm ở Mỹ và châu Âu, hay còn được gọi là “Thế kỷ Đại Tây Dương”. Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi to lớn về trọng tâm kinh tế và chính trị. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nước châu Á khác, cùng với tầm quan trọng liên tục của Mỹ, đã biến thế kỷ hiện tại thành “Thế kỷ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

APEC đã phản ánh xu hướng này. Diễn đàn được thành lập vào năm 1989, nhằm tận dụng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 21 thành viên APEC đặt mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng hơn cho người dân trong khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cân bằng, toàn diện, bền vững, đổi mới và an toàn, đồng thời, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực.

Đây là diễn đàn quy tụ các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc cùng nhiều nước vừa và nhỏ trong khu vực nhằm tạo sự trao đổi giữa hai bên. Không thể nghi ngờ tầm quan trọng của một diễn đàn như vậy, đặc biệt là trong thời đại kết nối chuỗi giá trị toàn cầu và căng thẳng gia tăng.

Hiện tại, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào cuộc gặp sắp tới của lãnh đạo các nền kinh tế tại San Francisco (Mỹ) từ ngày 11-17/11. Nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Diễn đàn. Vào thời điểm mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị gián đoạn nghiêm trọng, Diễn đàn sắp tới sẽ mở ra một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và giúp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xác định các mục tiêu chung.

Theo ông, đâu là những điểm mới và nổi bật trong hợp tác APEC?

Ngoài việc tạo ra một diễn đàn đối thoại nhằm giảm căng thẳng và thúc đẩy hợp tác nói trên, cần phải đề cập nhiều sáng kiến khác nhau trong APEC. APEC vốn có lịch sử lâu dài, khơi nguồn các nỗ lực cải cách cơ cấu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những nỗ lực này đã được thực hiện trong gần hai thập kỷ.

Đơn cử như Chương trình nghị sự mở rộng của APEC về cải cách cơ cấu (EAASR). Chương trình phản ánh cam kết nổi bật của APEC đối với cải cách cơ cấu. Sáng kiến này cũng đóng vai trò là mục tiêu cụ thể, trung hạn của Ủy ban Kinh tế APEC nhằm thực hiện Tuyên bố Putrajaya về Tầm nhìn APEC tới năm 2040 và Kế hoạch hành động Aotearoa.

Theo tôi, các trụ cột mà EAASR đang tập trung vào đều rất phù hợp với sự phát triển của Việt Nam. Cụ thể như: Tạo môi trường thuận lợi cho sự công khai, minh bạch và cạnh tranh thị trường; Tăng cường phục hồi kinh doanh và khả năng phục hồi trước những cú sốc trong tương lai; Đảm bảo rằng tất cả các nhóm trong xã hội đều có quyền tiếp cận cơ hội như nhau đối với tăng trưởng toàn diện hơn, bền vững hơn và phúc lợi tốt hơn; Khai thác sự đổi mới, công nghệ mới và phát triển kỹ năng để tăng năng suất và số hóa.

Việc tham gia vào các sáng kiến này và trao đổi ý tưởng với các nước khác giúp Việt Nam xác định được các phương pháp tiếp cận thực tiễn tốt nhất, củng cố lập trường của mình và thúc đẩy mạnh mẽ cải cách. Đất nước các bạn rất tự tin và quyết đoán trên trường quốc tế, vì vậy, theo tôi, việc tập trung vào hiệu quả quảng bá “thương hiệu” là rất quan trọng.

Việt Nam tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ thương mại và kinh doanh, từ đó, mang lại khả năng phục hồi cao, có thể bù đắp cho sự mất mát của một số quốc gia đối tác.
Việt Nam tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ thương mại và kinh doanh, từ đó, mang lại khả năng phục hồi cao, có thể bù đắp cho sự mất mát của một số quốc gia đối tác. (Nguồn: TTXVN)

APEC góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói bình đẳng với nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực. Kinh tế Việt Nam “gặt hái” được những lợi ích gì từ cơ chế hợp tác này, thưa ông?

Việt Nam được hưởng lợi nhiều từ hợp tác với các đối tác APEC. Một mặt, đất nước hình chữ S có thể đại diện cho các lợi ích kinh tế, chính trị trên nhiều nền tảng và diễn đàn khác nhau. Mặt khác, lợi ích đến từ việc ươm mầm các ý tưởng. Việt Nam góp phần không ngừng nâng cao vai trò của APEC với tư cách là một tổ chức quản trị tốt và có sự tham gia của các bên liên quan.

Tầm nhìn Putrajaya 2040 của APEC nhằm mục đích thông qua quan hệ đối tác bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích chung và cùng có lợi trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả phát triển kinh tế. Việt Nam cũng đã cam kết với Tuyên bố Putrajaya 2040, bao gồm ba yếu tố chính.

Thứ nhất, tạo ra một hệ thống thương mại đa phương hoạt động tốt, thúc đẩy sự ổn định và khả năng dự đoán trong dòng chảy thương mại quốc tế.

Thứ hai, đổi mới và số hóa bằng cách tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số; đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số; thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số; hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp đối với các giao dịch kỹ thuật số.

Thứ ba, tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và toàn diện bằng cách thúc đẩy các chính sách kinh tế, hợp tác, tăng trưởng nhằm hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết toàn diện mọi thách thức môi trường bao gồm biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như thiên tai ở mức độ bền vững.

Bằng cách hợp tác về các chủ đề này với các đối tác trong APEC, nền kinh tế Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi ích cho sự phát triển của chính mình.

Việt Nam nên tận dụng cơ hội kinh tế từ APEC như thế nào trong bối cảnh thế giới với nhiều biến động?

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam có thể hưởng lợi từ tư cách thành viên APEC bằng cách sử dụng diễn đàn này để đóng vai trò trung gian hòa giải.

Về chính sách kinh tế, nền kinh tế thị trường của Việt Nam có độ mở lớn. Cam kết áp dụng các quy tắc của luật pháp quốc tế và cam kết thương mại tự do là con đường đúng đắn dẫn đến hội nhập quốc tế và thịnh vượng. Việt Nam đã tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ thương mại và kinh doanh, mang lại cho tất cả các đối tác những cơ hội bình đẳng.

Sự đa dạng hóa này mang lại khả năng phục hồi cao, có thể bù đắp cho sự mất mát của một số quốc gia đối tác (ví dụ như hợp tác thương mại với Trung Quốc trong thời kỳ Covid-19). Đồng thời, chính sách bình đẳng hóa kinh tế của Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tiếp xúc, trao đổi giữa người dân. Theo tôi, trong vấn đề này, Việt Nam có thể đóng vai trò là hình mẫu.

APEC cung cấp cho các thành viên từ khu vực có nền kinh tế hứa hẹn nhất thế giới trong thế kỷ XXI một nền tảng để đối thoại. Cơ hội này cần được tận dụng và Việt Nam nên trở thành động lực cho sự phát triển đa phương này.

Như nhà kinh tế học Ludwig von Mises đã nói: “Xã hội hiện đại, dựa trên sự phân công lao động, chỉ có thể được bảo tồn trong điều kiện hòa bình lâu dài”. Lợi ích hoà bình mà APEC và các nước khác đang ủng hộ chính là lợi thế lớn nhất đối với Việt Nam!

APEC 2023: Việt Nam tham gia định hướng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững

APEC 2023: Việt Nam tham gia định hướng hợp tác, cùng hành động vì sự phát triển bền vững

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn báo chí trước Tuần lễ Cấp cao APEC 2023.

APEC tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo mới thích ứng với kỷ nguyên số

APEC tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy kỹ năng lãnh đạo mới thích ứng với kỷ nguyên số

Trong hai ngày 25-26/4, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức dưới hình thức trực tiếp ...

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

Malaysia sẽ xem xét quan điểm của các đối tác khu vực trước khi quyết định tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu ...

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Mỹ-Trung Quốc xác nhận thời điểm và nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, Đại sứ Tạ Phong nói về những thách thức

Giới chức Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào ngày 15/11 tới ...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 13/11-19/11

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 13/11-19/11

Tuần lễ cấp cao APEC tại Mỹ, Hội nghị Ngoại trưởng EU tại Bỉ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Đức.. là những sự kiện ...

Đọc thêm

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số hôm nay 27/4/2024. xổ số ngày 27 tháng 4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 27 tháng 4. XSMN thứ 7. xổ số hôm ...
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 28/4/2024: Sư Tử đừng ghen thái quá

Tử vi hôm nay 28/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 27/4 - SXMN 27/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 27/4

XSMN 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 27/4/2023. kết quả xổ số ngày 27 tháng 4. xổ số hôm nay 27/4. SXMN 27/4. XSMN ...
Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Phần Lan-Thụy Điển: Nối dài ‘lá chắn’

Tổng thống A. Stubb chia sẻ việc gia nhập NATO đã biến Phần Lan trở thành 'quốc gia tiền tuyến' vì nước này làm tăng gấp đôi biên giới của ...
Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Hàn Quốc thổi bùng hy vọng với đà tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2024

Theo Yonhap, nền kinh tế Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, tín hiệu tích cực cho sự phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng chậm trong năm 2023.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 thất vọng.
Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Nga nói về lợi ích của sự hợp tác trong Liên minh kinh tế Á-Âu

Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Liên minh châu Âu (EU).
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu - Đức có thật đang trên đường phục hồi như kỳ vọng?
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động