Chuyên gia y tế: Cho trẻ mầm non đi học trực tiếp là hết sức cần thiết

Hồng Liên
Chuyên gia y tế cho rằng, việc cho trẻ mầm non đi học trở lại là hết sức cần thiết. Trẻ ở nhà quá lâu có thể tăng tỷ lệ trầm cảm, stress và đi học chính là hình thức giúp bé xả stress.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trẻ mầm non HN trở lại trường: Chuyên gia chỉ cách phòng lây nhiễm
Chuyên gia chỉ cách phòng lây nhiễm Covid-19 khi trẻ mầm non Hà Nội trở lại trường học trực tiếp. (Ảnh: Yến Nguyệt)

Đi học chính là hình thức giúp bé "xả stress"

TS. BS. Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho rằng, có 4 giải pháp nên áp dụng để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ mầm non khi tới trường.

Thứ nhất, cần chuẩn bị kỹ các điều kiện an toàn tại trường học trước khi đón trẻ. Trường học nên được khử khuẩn, vệ sinh sạch sẽ, nhất là đồ dùng của trẻ phải khử khuẩn kỹ lưỡng.

Thứ hai, có biện pháp kiểm soát "đầu vào", tức thông tin trước với phụ huynh, những bé có triệu chứng ho, sốt,… phải chủ động cho nghỉ ở nhà.

Thứ ba, trong quá trình học tập tại trường cũng nên có sự kiểm tra, kiểm soát. Ví dụ, đo nhiệt độ cho các con 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu phát hiện dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19 thì cho bé nghỉ học, không để tiếp xúc với trẻ khác.

Thứ tư, khuyến cáo phụ huynh ngay khi ở nhà cần có giải pháp bảo vệ an toàn cho con, chủ động phát hiện các triệu chứng ho, sốt, nếu có cần cho bé nghỉ ở nhà và thông báo với nhà trường.

TS. Thường nhấn mạnh, ở góc độ bác sĩ nhi khoa, việc cho trẻ mầm non đi học trở lại là hết sức cần thiết. Trẻ ở nhà quá lâu có thể tăng tỷ lệ trầm cảm, stress và đi học chính là hình thức giúp bé "xả stress".

Theo TS. Thường, cha mẹ không nên đặt nặng vấn đề dịch bệnh mà chưa cho bé đi học trực tiếp. Hiện nay, Hà Nội đã qua đỉnh dịch, số ca nhiễm giảm dần, chủng Omicron đang lưu hành cũng được chứng minh không quá nguy hiểm.

"Bệnh viện đa khoa Đức Giang tới nay đã điều trị hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19, trong đó có gần 1.000 trẻ em. Thực tế chứng minh trẻ nhỏ thường diễn tiến không nặng, nên không cần quá lo lắng", TS. Thường thông tin.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, việc bệnh nhi Covid-19 thường diễn tiến nhẹ không có nghĩa chúng ta bỏ lơ hoàn toàn các biện pháp phòng dịch.

"Bệnh này nếu nặng có thể gây tử vong, biến chứng; nhẹ cũng có thể gây sốt, mệt mỏi, ho kéo dài,… Để bé bị ốm rõ ràng không là điều tốt, do vậy chúng ta vẫn cần cố gắng đảm bảo phòng dịch. Kể cả những bé từng nhiễm bệnh 1 lần, hoặc tái nhiễm tới lần 2 vẫn có nguy cơ nhiễm lại", TS. Thường nói.

Nên bố trí cho các em học theo nhóm

PGS.TS. Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội thì cho rằng, để phòng ngừa Covid-19 cho trẻ, người lớn (gia đình, thầy cô) trước tiên cần cố gắng đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh lây mầm bệnh sang các bé. Nên hạn chế để trẻ đến những nơi đông người; khử khuẩn bề mặt, vệ sinh sạch sẽ, giữ thông thoáng khu vực ngủ nghỉ, vui chơi của bé.

Bên cạnh đó, hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng, nhắc bé rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi vui chơi,… Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để bé có sức đề kháng tốt. Nếu bản thân trẻ hoặc thành viên khác trong gia đình có triệu chứng nghi nhiễm, nên cho trẻ nghỉ ở nhà.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam nhận định, việc cho trẻ mầm non đi học là rất cần thiết, đáng ra có thể thực hiện từ sớm hơn.

Để phòng bệnh cho trẻ, theo PGS. Phu, nhà trường nên bố trí các em theo nhóm, lớp và cho ăn riêng, ngủ riêng, tốt nhất không để các nhóm tiếp xúc với nhau. Như vậy, khi một nhóm có trẻ dương tính SARS-CoV-2 sẽ dễ dàng xử lý, không ảnh hưởng tới nhóm khác.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cơ quan y tế. Quy trình là khi có trẻ F0, gia đình cho cháu nghỉ học, báo ngay với nhà trường để theo dõi sức khỏe những cháu cùng lớp, nếu thấy xuất hiện sốt, ho, khó thở… thì cũng cho các trẻ này nghỉ.

PGS Phu nhấn mạnh, trẻ em không được đến trường trong một thời gian dài sẽ gây ra các khiếm khuyết về cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài, thậm chí, khiến trẻ mắc bệnh trầm cảm, bệnh không lây nhiễm...

Trong khi đó, phần lớn trẻ nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ. Nếu so sánh giữa lợi ích và rủi ro thì cần cho trẻ đi học

"Vừa qua, trẻ em ở nhà dương tính rất nhiều vì chúng ta nới lỏng các hoạt động, số ca nhiễm trong cộng đồng cao, người lớn mắc bệnh lại lây cho trẻ. Nếu đến trường mà thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, có tổ chức thì nguy cơ lây nhiễm chưa chắc cao hơn ở nhà", PGS. Phu cho hay.

Hà Nội: Học sinh mầm non sẽ đi học từ ngày 13/4

Hà Nội: Học sinh mầm non sẽ đi học từ ngày 13/4

Học sinh mầm non tại Hà Nội sẽ quay trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/4. Quyết định này đã được rất nhiều ...

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Cha mẹ cần hiểu 'giới hạn chịu đựng' của con

Từ câu chuyện trẻ trầm cảm: Cha mẹ cần hiểu 'giới hạn chịu đựng' của con

Từ thực trạng trẻ trầm cảm, thầy Vũ Khắc Ngọc (Chuyên gia giáo dục từ Hệ thống Giáo dục hocmai) cho rằng, mỗi đứa trẻ ...

(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động