Chuyển hóa CO2 thành sản phẩm hữu ích

Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra phương thức để “thu gom” và biến CO2 thành những chất hóa học có giá trị sử dụng. Nếu được như vậy, theo Lynden Archer - kỹ sư hóa học thuộc đại học Cornell, “việc xử lý CO2 sẽ không còn khó khăn nữa, đúng hơn đây là một món quà".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich Những kỹ năng cần có khi thế giới luôn thay đổi
chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich Diện mạo mới nhờ khoa học - công nghệ

Theo thống kê, năm 2014, con người đã thải ra bầu khí quyển 35,9 tỷ tấn CO2 chủ yếu từ hoạt động đốt than đá và khí tự nhiên của các nhà máy điện, sản xuất phân bón, xi măng hay các quy trình công nghiệp khác.

Những năm qua, nhiều nước đã sử dụng các biện pháp có thể để xử lý khí thải CO2, chủ yếu bằng cách “chôn” dưới lòng đất. Tuy nhiên, biện pháp này tốn kém, không khả thi về mặt kinh tế, trừ phi có nguồn trợ cấp lớn. Giải pháp được “ưa thích” hơn cả là bơm CO2 vào các giếng dầu cạn kiệt làm cho dầu dễ chảy hơn và có thể gia tăng tỷ lệ khai thác dầu. Tuy nhiên, giải pháp này không còn khả quan, đặc biệt về chi phí, nhất là trong bối cảnh giá dầu đang lao dốc như hiện nay.

chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich

Những người theo trường phái ủng hộ việc sử dụng CO2 hy vọng họ sẽ thu được lợi từ việc biến CO2 thành các sản phẩm hóa học có giá trị khác, ví dụ như các sản phẩm hóa học có thể thay thế các sản phẩm xuất xứ từ dầu mỏ và “thân thiện” hơn với môi trường.

Tuy nhiên, trường phái này đang gặp khó khăn bởi CO2 là hợp chất có cấu tạo phân tử chắc chắn. Để “phá” được liên kết hóa học của CO2, cần bổ sung nhiều năng lượng, thường là thông qua việc cung cấp nhiệt. Điều này đòi hỏi phải có nguồn điện, mà phần lớn từ các nhà máy sản xuất điện chạy bằng than hoặc khí tự nhiên. Như vậy, cách làm này vô hình trung sẽ gia tăng lượng khí CO2 vào bầu khí quyển.

Thực tế công tác nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy, bắt đầu có nhiều công ty, nhóm các nhà hóa học, kỹ sư và nhà nghiên cứu tập trung tìm lời giải cho bài toán xử lý CO2. Vừa qua, Paul Bunje, nhà khoa học cao cấp thuộc Nhóm Năng lượng và Môi trường của Quỹ XPrize có đề cập tới một giải thưởng trị giá 20 triệu USD mang tên Carbon Xprize, dự kiến khởi tranh từ cuối tháng 7 này. Đội chiến thắng được công bố vào mùa Xuân năm 2020, là đội có giải pháp tận dụng được tối đa lượng CO2 sinh ra vào việc sản xuất những sản phẩm đem lại giá trị cao nhất. Theo Pau Bunje, đồng thời là thành viên Ban cố vấn cuộc thi, một số đội có ý tưởng chuyển hóa CO2 thành polyme hay các dạng nhiên liệu có thể thay thế xăng dầu hoặc các sản phẩm hóa chất công nghiệp khác.

Tuy nhiên, theo Archer, vấn đề đặt ra lúc này là các nhà hóa học sẽ tạo ra các phản ứng, các cơ chế mới để chuyển hóa CO2 như thế nào. Trong bài viết của ông vừa đăng trên tạp chí Science Advances, Archer đã đề cập tới pin nhiên liệu cung cấp điện năng cho quá trình chuyển hóa CO2 thành các dạng chất hóa học hữu ích khác. Archer và đồng sự đã kết hợp khí CO2 với nhôm và oxy để tạo ra gốc oxalat được sử dụng để sản xuất các loại axít, chất tẩy rỉ sét, thuốc nhuộm vải và nhiều loại hóa chất công nghiệp khác.

Pin nhiên liệu mà Archer đề cập là loại pin nhôm - không khí (aluminum-air fuel cell). Đây là một công nghệ mang tính đột phá trong lĩnh vực cung cấp năng lượng điện khi chứa mật độ năng lượng gấp 100 lần pin lithium - ion vẫn đang được sử dụng. Oxy sẽ phản ứng với một điện cực bằng nhôm để tạo thành một superoxide nhôm có khả năng phản ứng với CO2 để tạo ra oxalate nhôm.

Quá trình phản ứng hóa học sẽ giúp pin nhiên liệu thu được năng lượng điện, mặc dù để phản ứng hóa học trên xảy ra đòi hỏi phải có một điện áp đủ lớn. Tuy nhiên, theo tính toán của Archer, lượng điện năng được sản sinh ra sẽ lớn hơn nhiều so với lượng tiêu hao. Đồng thời, Archer cũng đã giải thích việc lựa chọn nhôm làm điện cực thay vì các kim loại khác vì nhôm khá phong phú và giá thành rẻ, do đó chi phí cho việc tạo ra pin nhiên liệu sẽ thấp hơn.

Hiện nay, gốc oxalat cũng như nhiều loại hóa chất khác đang được một số công ty công nghệ mới khởi nghiệp (gọi tắt là các start-up) hoạt động trong lĩnh vực xử lý carbon triển khai sản xuất. Có thể kể tới nhà máy thí điểm của Skyonic tại San Antonio, Texas, chuyển hóa khí CO2 phát thải từ các nhà máy sản xuất xi măng thành đá vôi và axít. Hay một số start-up khác chuyển hóa CO2 thành chất dẻo và các loại nhiên liệu thay thế...

Triển vọng chưa xán lạn?

Mặc dù thừa nhận một số công ty tham gia vào quá trình tìm kiếm các giải pháp chuyển hóa CO2 thành các dạng chất hữu ích khác có thể có lợi nhuận, Howard Herzog, kỹ sư nghiên cứu cao cấp của MIT Energy Initiative, cũng là người ủng hộ việc cô lập carbon (carbon sequestration) vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng hạn chế đáng kể tác động của khí thải CO2 tới môi trường.

Là một tác giả chính của Báo cáo đặc biệt của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2005 về thu và cất giữ CO2, Herzog cho rằng các kết luận của báo cáo về việc xử lý carbon từ năm 2005 vẫn được bảo lưu: khả năng giảm khí phát thải trên toàn cầu là nhỏ. Trong khi đó, Kendra Kuhl, thành viên đồng sáng lập Opus 12, một start-up ở Berkeley, California, cũng thừa nhận việc chỉ sử dụng carbon sẽ không giải quyết được hoàn toàn vấn đề khí thải của thế giới. Opus 12 đang nghiên cứu phát triển một lò phản ứng điện hóa sử dụng chất xúc tác và năng lượng tái tạo để chuyển hóa CO2 thành polyme và các hợp chất hóa học khác.

Theo Kuhl, trong bối cảnh việc tiếp tục đào bới các nhiên liệu hóa thạch để phục vụ cho ngành công nghiệp hóa dầu đang tác động tiêu cực đến môi trường, nên chăng hãy tìm cách để chuyển hóa CO2 thành các sản phẩm hóa học thay thế hữu ích. "Chúng ta cần một phương thức mới cho việc sản xuất các loại chất thân thiện với môi trường", ông nói.

chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich Lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về ...

chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich Top 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chiều 23/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức lễ công bố 10 sự kiện nổi bật ...

chuyen hoa co2 thanh san pham huu ich Thủ tướng Nhật trông đợi tiến triển trong đàm phán hòa bình với Nga

Ngày 4/10, tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich bên lề một hội nghị quốc tế về khoa học công nghệ ở Kyoto, ...

An Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động