Việt Nam đã trở thành một trung tâm đầu tư nước ngoài và sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Á. (Nguồn: VNEconomy) |
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và hiệu quả đến mức còn rất ít lao động không được tuyển dụng và rất ít năng lực sản xuất không được sử dụng. Quốc gia Đông Nam Á đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài.
Tác giả Matija Šerić đặt câu hỏi, phép màu kinh tế Việt Nam đến từ đâu?
Theo tác giả, có 3 yếu tố chính góp phần cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sản xuất và đầu tư nhanh chóng của Việt Nam, đó là: Tự do hóa thương mại gần như tối đa với châu Á và phần còn lại của thế giới; cải cách trong nước; các khoản đầu tư lớn thông qua đầu tư công vào con người và vật chất.
Thế giới tiếp tục lo lắng về những 'cơn gió ngược', kinh tế Việt Nam có trụ đỡ vững chắc |
Tin liên quan |
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), nền kinh tế Việt Nam đã tăng hạng trong danh sách năng lực cạnh tranh từ thứ 77 (năm 2006) lên thứ 67 (năm 2020).
Chỉ số thuận lợi Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ rõ, Việt Nam tăng từ thứ 104 (năm 2007) lên 70 (năm 2020).
Tác giả Matija Šerić nhận định: "Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực từ thực hiện hợp đồng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và điện năng, ưu đãi thuế và thương mại quốc tế.
Điều cực kỳ quan trọng là Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Điều này giúp Việt Nam kết nối quốc gia tốt hơn với giao thông và lĩnh vực công nghệ thông tin dễ dàng nhất có thể".
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào khoảng 6-7% mỗi năm. Kể từ năm 2010, GDP nhìn chung tăng trưởng ít nhất 5% mỗi năm và năm ngoái tăng trưởng 8%.
Bài viết trên trang Eurasia Review khẳng định, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã giúp Việt Nam "chuyển mình" từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước có thu nhập trung bình. Năm 1985, GDP bình quân đầu người là 230 USD và năm 2022 là 4.475 USD.
Ngoài ra, đất nước này đã trở thành một trung tâm đầu tư nước ngoài và sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Á. Hầu hết các sản phẩm nổi tiếng toàn cầu đều được sản xuất tại Việt Nam, từ Nike, Adidas đến điện thoại thông minh Samsung.
| Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thương mại và đầu tư là công cụ quan trọng giúp Việt Nam tạo đột phá Chuyến thăm Việt Nam của Tổng giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala cho thấy quan tâm cao của WTO đối với sự phát triển của Việt Nam ... |
| Vị thế đang lên của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sau gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ... |
| Kinh tế Việt Nam: Vượt thử thách, ghi dấu bằng các bước ‘chuyển mình’ Sự phục hồi và phát triển của Việt Nam đã và đang được giới chuyên gia, học giả trong và ngoài khu vực đánh giá ... |
| Hưởng lợi lớn từ ưu đãi thuế quan của FTA, hàng Việt 'bay' tới nhiều nước "Bản đồ" FTA phong phú không chỉ tạo nên khu vực thị trường xuất khẩu rộng lớn, được tạo thuận lợi về thương mại mà ... |
| TS. Nguyễn Quốc Việt: Ngoại giao xuất khẩu cần quyết liệt như ngoại giao vaccine Trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng nghiêm trọng, TS. Nguyễn Quốc Việt cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách thúc đẩy ... |
| Kinh tế Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu chạm đáy để bật trở lại Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định như vậy trong báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 5-Chặng đường còn dài”. |