Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ cuối]

Đức Trí
Lịch sử càng lùi xa, ý nghĩa to lớn, đặc biệt của chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam tại Quảng Trị của Lãnh tụ Cuba Fidel tháng 9/1973 càng hiện lên chói sáng, là minh chứng vượt thời gian cho tình đoàn kết sắt son giữa hai dân tộc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel  Castro thăm thị trấn Đông Hà bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong chuyến thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba Fidel Castro thăm thị trấn Đông Hà bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong chuyến thăm vùng giải phóng tại tỉnh Quảng Trị. (Nguồn: TTXVN)

Khoảng 8h sáng ngày 12/9/1973, chuyên cơ của đoàn cấp cao Cuba hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm. Ra sân bay đón Lãnh tụ Cuba Fidel Castro có Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp và hàng vạn người dân Hà Nội...

Theo kế hoạch ban đầu, ngoài Hà Nội, Fidel sẽ thăm Hải Phòng, Hạ Long, Điện Biên Phủ, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Song, do tình hình lúc đó, kế hoạch được rút ngắn, ngoài Hà Nội, đoàn thăm Quảng Bình và vùng giải phóng Quảng Trị.

Sau các hoạt động chính thức tại Hà Nội, ngày 14/9, máy bay chở Fidel rời sân bay Gia Lâm đi thăm vùng giải phóng miền Nam. Chuyên cơ số 01 chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Fidel cùng một số thành viên đoàn Cuba và cán bộ lãnh đạo Việt Nam bay qua những cánh đồng lúa ngập nước ở vùng trũng Bắc Bộ, rồi vùng núi đá vôi Ninh Bình, cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Càng về phía Nam, càng xuất hiện nhiều hố bom dọc theo làng mạc, các tuyến đường sắt và đường bộ, sau cùng, sông Bến Hải đã hiện ra trước mắt.

Biểu tượng của tình hữu nghị

Từ khi đến vùng giải phóng miền Nam, đặc biệt khi đặt chân lên bờ Nam sông Bến Hải, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn ở cạnh Fidel, lúc thì đầu trần khi thì đội mũ cối, đi bộ cùng Fidel những quảng đường dài, tinh tế thực hiện trọng trách thay mặt Bộ Chính trị tháp tùng nhà lãnh đạo Cuba trong sứ mệnh đặc biệt thăm vùng giải phóng miền Nam. Thủ tướng luôn để ý nhắc nhở cán bộ ta từng chi tiết nhỏ để bảo đảm đón khách được trọng thị, chu đáo và an toàn.

Tin liên quan
Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ 1] Chuyến thăm đặc biệt của một lãnh tụ đặc biệt [Kỳ 1]

Tại lễ đón chính thức, sau khi đại diện Việt Nam phát biểu ngắn gọn, Lãnh tụ Fidel Castro bắt đầu bài phát biểu bằng một giọng nhỏ nhẹ, chậm rãi, như thì thầm tâm sự: “Chúng tôi đã vượt hơn 20 ngàn cây số để đến đây. Đó là biểu tượng của tình hữu nghị, đoàn kết vĩ đại của nhân dân Cuba đối với nhân dân Việt Nam...”.

Cả cuộc mít-tinh xúc động lặng im. Tiếp theo, Fidel ôn lại ngắn gọn nhưng rất đầy đủ quá trình đấu tranh của nhân dân Việt Nam “kể từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập năm 1945”.

Ông khẳng định: “Trong tất cả các thời đại, dân tộc Việt Nam đã từng chiến đấu rất ngoan cường để bảo vệ nền độc lập của mình, và luôn giành được thắng lợi”. “Cuộc đấu tranh đó có đặc điểm mới khi giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, với tư tưởng sáng suốt và thiên tài của mình, đã đoàn kết công nhân, nông dân và các lực lượng tiến bộ Việt Nam lại, tổ chức nên một Đảng tiên phong để đưa cuộc đấu tranh của nhân dân đến thắng lợi”.

Đề cập việc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris sau khi bị đánh bại dù đã dùng mọi thủ đoạn xâm lược xảo quyệt và tàn bạo nhất chống Việt Nam, Fidel khẳng định: “Với Hiệp định Paris, Mỹ phải chấp nhận rút toàn bộ quân của chúng khỏi miền Nam Việt Nam. Đó là thắng lợi to lớn, thần kỳ của Việt Nam”. Fidel ca ngợi ý nghĩa quốc tế và thời đại của thắng lợi đó: “Việt Nam đã chứng tỏ chân lý là một dân tộc anh hùng, một dân tộc quyết đấu tranh vì độc lập tự do của mình, một dân tộc dũng cảm và trọng danh dự, một dân tộc bất khả chiến bại”... “Đó là bài học vĩ đại mà các bạn đem lại cho các dân tộc bị áp bức bóc lột ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh”…

Niềm tin chiến thắng

Trở lại với thực tại miền Nam tám tháng sau khi ký Hiệp định Paris, Fidel như thân tình trao đổi công việc với chính đồng bào mình, chỉ ra một cách rành rọt những nhiệm vụ mà nhân dân Việt Nam còn phải tiếp tục tiến hành, để tiến tới hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Fidel nhận định, mặc dù bị đánh bại nhưng bọn đế quốc vẫn chưa từ bỏ ý đồ duy trì chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam. Bởi thế chúng ta cần phải đấu tranh kiên quyết và huy động sự ủng hộ của nhân dân thế giới đòi đế quốc Mỹ và chính quyền bù nhìn phải thi hành Hiệp định Paris.

Chúng ta phải đấu tranh gian khổ để tổ chức lại vùng giải phóng, phải làm việc hết sức mình để nâng cao giác ngộ của đồng bào còn sống trong vùng tạm chiếm. Fidel nhấn mạnh, phải phấn đấu hết sức củng cố thế đứng của cách mạng, để các vùng giải phóng, các căn cứ địa cách mạng trở thành những vùng bất khả xâm phạm.

Lãnh tụ Cuba vung tay quả quyết: “Phải xây dựng lực lượng thật hùng mạnh, để bọn bù nhìn trong cơn tuyệt vọng không dám đánh vào các lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam; để nếu bọn tay sai Mỹ liều lĩnh tấn công thì chúng sẽ bị đánh bại”.

Fidel bày tỏ niềm tin sắt đá của mình: “Thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam và thống nhất đất nước chỉ còn là vấn đề thời gian”. Cuối cùng, ông xúc động nói lên “lòng biết ơn và sự thán phục vô hạn đối với hàng ngàn người Việt Nam anh hùng đã hiến dâng xương máu của mình cho tự do của Tổ quốc” và khẳng định: “Những hy sinh của họ không phải vô ích. Từ xương máu của họ đổ xuống đang vươn lên một nước Việt Nam bất khuất và chiến thắng!”.

Kết thúc phát biểu Fidel hô lớn: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!”

Bài diễn văn của Fidel chỉ dài khoảng 40 phút, rất ngắn so với thói quen của ông, nhưng tất cả tuôn ra từ những suy tư và tình cảm mà Lãnh tụ Cuba đã ấp ủ từ lâu, rất súc tích và đầy đủ. Tiếng vỗ tay vang dậy hết đợt này đến đợt khác. Khi Fidel dứt lời, từ hàng quân giải phóng vang lên: “Fidel muôn năm! “Tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Cuba muôn năm!” Cả đám đông quần chúng đáp lại: “Muôn năm, muôn năm, muôn năm!” rung động cả núi đồi.

Sau đó, đoàn xe chở Fidel, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đại biểu dự mít-tinh rời cao điểm 241. Khoảng mười lăm phút sau thì rẽ vào Cam Lộ. Bộ trưởng Trần Nam Trung mời Lãnh tụ Fidel Castro vào thăm trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Trước đoàn Cuba, nhiều đại sứ nước ngoài đã vào đây trình quốc thư lên Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Các tổ công tác của Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát thi hành Hiệp định Paris cũng đã từng họp ở địa điểm này.

Để đón chào đoàn cấp cao Cuba, một gian tiếp khách lớn đã được chuẩn bị, có thêm cả một phòng dành riêng cho Fidel nghỉ khi cần. Một bữa tiệc giản dị đã được chuẩn bị để chào mừng Fidel và các vị khách đặc biệt.

Trong lúc dành thời gian cho Fidel và các đại biểu Cuba nghỉ ngơi sau buổi sáng hoạt động liên tục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp riêng Bộ trưởng Trần Nam Trung và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, khen ngợi lãnh đạo, quân dân tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ tổ chức rất tốt việc đón đoàn cấp cao Cuba. Thủ tướng động viên tỉnh cố gắng hoàn thành thật chu đáo những hoạt động còn lại, nhưng phải rất khẩn trương, để đoàn sớm trở lại miền Bắc.

Sự khích lệ đặc biệt

Tiếp theo là cuộc gặp gỡ rất tình cảm của Fidel với các anh hùng, dũng sĩ. Đại diện quân giải phóng miền Nam tặng Fidel một số chiến lợi phẩm: một pháo không giật M106 của Mỹ, một súng trường AR-15, một súng chống tăng vác vai B40 và một súng lục.

Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị tặng Fidel một bức trướng kỷ niệm chuyến thăm, hồ tiêu và một số sản phẩm nông nghiệp tượng trưng cho nỗ lực lao động sản xuất của đồng bào địa phương sau ngày giải phóng. Fidel xúc động nhận quà, bày tỏ cảm ơn, rồi tặng lại Bộ trưởng Trần Nam Trung và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Sỹ Thản mỗi người một hộp xì gà, đặc sản của quốc đảo Anh hùng.

Sáng 16/9, mặt trời đứng bóng. Đã đến lúc Fidel và đoàn cấp cao Cuba phải lên đường trở lại miền Bắc. Máy bay chở đoàn bay qua sông Gianh, những cánh đồng ngập nước, lỗ chỗ hố bom, những đường giao thông bị tàn phá… Tính từ lúc đoàn đặt chân lên bờ Nam sông Bến Hải đến khi chia tay chỉ có hơn sáu giờ đồng hồ.

Khi chia tay Fidel tại sân bay Gia Lâm sáng 17/9, Phó Thủ tướng Cuba Carlos Rafael Rodríguez nói với Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh: “Kết quả chuyến thăm Việt Nam đã bù đắp một phần những tổn thất tinh thần mà nhân dân Cuba đang chịu đựng trước cuộc đảo chính phát xít ở Chile”.

Chuyến thăm vùng giải phóng miền Nam của Fidel dù ngắn nhưng đã gói gọn tất cả tình cảm hữu nghị, đoàn kết chiến đấu của Cuba đối với miền Nam Việt Nam và của quân dân miền Nam đối với Cuba.

Chuyến thăm trong những thời khắc lịch sử đã tạo ra nguồn năng lượng đặc biệt, năng lượng của tình người, của tinh thần yêu nước quật cường, của chủ nghĩa quốc tế trong sáng và tinh thần cách mạng chân chính. Nguồn năng lượng đó còn động viên, cổ vũ nhân dân hai nước tiếp tục tiến lên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của mình trong những năm tháng tới.


(*) Theo hồi ký của ông Nguyễn Xuân Phong, nguyên Vụ trưởng Vụ châu Mỹ, Bộ Ngoại giao

Việt Nam trước sau như một, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Cuba

Việt Nam trước sau như một, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của Cuba

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Cuba về những khó khăn, thách thức do các lệnh ...

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm Việt Nam: Chuyến thăm đặc biệt trong thời điểm ý nghĩa

Chủ tịch Quốc hội Cuba thăm Việt Nam: Chuyến thăm đặc biệt trong thời điểm ý nghĩa

Sáng nay, 24/9, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài 5 ngày, theo ...

50 năm Chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Fidel tới Việt Nam: Việt Nam-Cuba, mối quan hệ đoàn kết đặc biệt

50 năm Chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Fidel tới Việt Nam: Việt Nam-Cuba, mối quan hệ đoàn kết đặc biệt

Nhân kỷ niệm 50 năm Chuyến thăm lịch sử của Lãnh tụ Fidel tới Việt Nam (9/1973-9/2023), chiều 22/9, Hội Hữu nghị Việt Nam-Cuba TP. ...

Việt Nam nhất quán không ủng hộ và yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương đối với Cuba

Việt Nam nhất quán không ủng hộ và yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương đối với Cuba

Thủ tướng khẳng định lại lập trường nhất quán của Việt Nam không ủng hộ và yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp cấm vận ...

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Niềm tin chiến thắng mang tên Việt Nam của Fidel Castro 50 năm trước

Có lẽ trong lịch sử thế giới, chưa thấy một lãnh tụ của quốc gia nào như Fidel, liên tục suốt 42 năm từ 1964 ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ anh em mẫu mực Việt Nam-Cuba

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Bài tarot hôm nay 3/5: Tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết tính cách của bạn khi yêu sẽ thế nào nhé!
Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Hướng dẫn xác định thời điểm hưởng lương hưu năm 2024

Theo Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Suzuki mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Suzuki của các dòng XL7 2021, Ciaz 2021, Ertiga 2021, Swift 2021, Ertiga 2022, XL7 2022 và Jimny 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong ...
TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

TikTok ‘thà bị cấm chứ không bán mình’ tại Mỹ

Theo Reuters, công ty mẹ của TikTok, ByteDance sẽ chấp nhận đóng cửa ứng dụng của mình thay vì chọn giải pháp bán lại cho một công ty ở Mỹ.
Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Khoa học, kỹ lưỡng trong công tác nhân sự

Việc lựa chọn, bố trí nhân sự luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa ra đồn đoán, xuyên tạc với những thông tin xuyên tạc.
Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Hoa hậu Thùy Tiên vui mừng hội ngộ nhóm Quang Linh Vlogs

Khoảnh khắc Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs và cậu bé 'Lôi Con' hội ngộ gây 'sốt' mạng xã hội.
Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Đại hội đồng LHQ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt về tình hình Palestine

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh hồi tháng 4, Mỹ đã bác dự thảo nghị quyết kêu gọi công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của LHQ.
Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Hé lộ thông tin về tân Thủ tướng của Quần đảo Solomon

Các nghị sĩ Quần đảo Solomon đã bỏ phiếu kín và chọn Ngoại trưởng nước này làm thủ tướng mới.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động