TIN LIÊN QUAN | |
Canada thúc đẩy quan hệ song phương với Mỹ | |
Ngoại trưởng Canada gửi Mỹ thông điệp cứng rắn về thương mại |
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ (tháng 11/2016). Dư luận chung cho rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Canada sẽ thảo luận về mối quan hệ song phương đặc biệt và trọng tâm sẽ là những vấn đề quốc phòng-an ninh, môi trường, thương mại và đường ống dẫn dầu.
Định hình lại quan hệ song phương
Chính phủ Canada và Mỹ đều nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo đang trông chờ thảo luận về "mối quan hệ có một không hai" giữa hai nước. Trong một tuyên bố mới đây, Nhà Trắng nhận định: "Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Trudeau đang mong đợi một cuộc thảo luận xây dựng về việc củng cố các mối quan hệ giữa hai nước".
Chính phủ Canada và Mỹ đều nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo đang trông chờ thảo luận về "mối quan hệ có một không hai" giữa hai nước. (Nguồn: Bidness Etc) |
Để chuẩn bị cho chuyến đi này, 3 thành viên cấp cao trong nội các của ông Trudeau là Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan, Ngoại trưởng Chrystia Freeland và Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau đều đã lần lượt công du nước Mỹ. Trong các cuộc gặp, hai bên đều cố gắng tìm kiếm những lợi ích chung.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Harjit Sajjan và người đồng cấp Mỹ James Mattis đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược song phương nhằm bảo vệ lục địa Bắc Mỹ. Song song với những tuyên bố cứng rắn về thương mại, Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng rất chú trọng nhấn mạnh tới mối quan hệ song phương "cùng có lợi" với Mỹ. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau cũng có các cuộc gặp với hàng loạt quan chức Mỹ phụ trách vấn đề kinh tế-tài chính, nhấn mạnh đến quan hệ đối tác thương mại lớn giữa hai nước.
Mỹ không chỉ là đồng minh chiến lược mà còn là đối tác thương mại lớn nhất của Canada. Bên cạnh đó, hai nước cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ trên hầu hết các lĩnh vực và đan xen nhiều lợi ích chiến lược. Tuy nhiên, một thời gian dài dưới thời chính quyền của cựu Thủ tướng Stephen Harper, quan hệ Mỹ-Canada rơi vào "nguội lạnh". Đây cũng là lý do khiến ông Trudeau đặt ra mục tiêu (cần thực hiện ngay) sau khi lên nắm quyền là "củng cố quan hệ với Mỹ".
Ảnh hưởng bởi Chính quyền Mỹ mới
Tuy nhiên, việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đã trở thành một trong những thách thức mới trong quan hệ Canada-Mỹ. Từng tuyên bố sẽ giảm 6% thuế cho những người có thu nhập cao nhất và 3% cho người có thu nhập trung bình, ông Trump cũng cam kết sẽ giảm thuế từ 39% xuống còn 15% cho những công ty lớn ở Mỹ. Việc cắt giảm này sẽ làm cho mức thuế doanh nghiệp của Mỹ thấp hơn nhiều so với mức thuế trung bình ở Canada, hiện đang ở khoảng 26%. Ngoài ra, ông Trump còn kêu gọi tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn có hiệu lực ở Mỹ, Canada, Mexico từ năm 1994, tạo ra khu vực tự do thương mại với 530 triệu dân, đem lại kim ngạch thương mại song phương Canada-Mỹ lên tới 1,8 tỷ USD/ngày vào năm 2015.
Dự kiến, ông Trump sẽ kêu gọi tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). (Nguồn: CNN) |
Theo các nhà phân tích, nếu ông Trump kiên quyết theo đuổi các biện pháp bảo hộ công nghiệp trong nước thì thương mại tại khu vực Bắc Mỹ sẽ giảm mạnh, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng tại Canada, quốc gia có tới 75% kim ngạch xuất khẩu là xuất sang Mỹ, tương đương 20% tổng sản phẩm quốc nội.
Chính vì vậy, trong cuộc điện đàm hôm 21/1, cùng với việc chúc mừng ông Trump chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng, ông Trudeau đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ cùng với chính phủ mới của Mỹ xây dựng mối quan hệ song phương trở thành "hình mẫu cho thế giới". Chính phủ của Thủ tướng Trudeau đang nỗ lực đẩy mạnh các kênh tiếp xúc với Washington nhằm thực hiện mong muốn này. Mặc dù chuyến thăm chính thức Mỹ lần này của ông Trudeau là trái với thông lệ (các tân Tổng thống Mỹ sẽ thăm Canada đầu tiên sau khi nhậm chức) nhưng vẫn được dư luận chung đánh giá là sẽ giúp định hình lại quan hệ Mỹ-Canada dưới thời Chính quyền Donald Trump.
Còn nhiều khác biệt
Trong một tuyên bố đưa ra trước chuyến thăm của ông Trudeau, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Canada sẽ "hướng tới một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về tăng cường quan hệ song phương". Dư luận hai nước cũng hy vọng chuyến thăm Mỹ lần này của Thủ tướng Trudeau sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, vốn được xem là phát triển và thành công nhất.
Tuy nhiên, trong chuyến đi tiền trạm để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Trudeau, Ngoại trưởng Chrystia Freeland đã đưa ra những thông điệp rất cứng rắn với Washington về vấn đề thương mại, nhất là những quy định thuế quan mới đang được Chính quyền Trump cân nhắc áp dụng.
Cụ thể, trong cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Rex Tillerson, bà Freeland khẳng định Ottawa không muốn nhìn thấy "bức tường thuế quan" và cũng sẽ không do dự đưa ra các biện pháp đáp trả cho dù có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Canada.
"Tôi đã nói rõ rằng chúng tôi sẽ phản đối mạnh mẽ việc áp đặt bất kỳ mức thuế mới nào giữa Canada và Mỹ. Chúng tôi nhận thấy việc áp thuế xuất khẩu sẽ gây tổn hại cho cả hai bên Mỹ và Canada và nếu ý tưởng đó trở thành sự thật, Canada sẽ phản ứng một cách thích hợp", bà Freeland chia sẻ với báo chí sau cuộc gặp với ông Tillerson. Bà Freeland cũng tái khẳng định quan điểm nhất quán trong vấn đề Ukraine, nhấn mạnh rằng Canada ủng hộ Kiev, nhất là trong cuộc chiến tại vùng Donbass, đồng thời hối thúc Mỹ quay trở lại quỹ đạo trừng phạt Nga.
Phát biểu của Ngoại trưởng Canada cho thấy còn nhiều khác biệt trong cách tiếp cận với các vấn đề thương mại của chính phủ hai nước mà Thủ tướng Trudeau khó có thể thu hẹp trong chuyến thăm Mỹ lần này. Ông Marc Garneau, Bộ trưởng Giao thông vận tải Canada kiêm Chủ tịch Ủy ban nội các về quan hệ Canada-Mỹ, cũng từng đưa ra nhận định rằng mặc dù ông Trudeau đã sẵn sàng để nói về sự khác biệt giữa Chính phủ Canada và Chính quyền Trump nhưng chủ đề này sẽ không được đưa ra trong chuyến thăm. Ngoài ra, ông Trudeau cũng sẽ chỉ tập trung vào những vấn đề tương đồng giữa hai nước chứ không đề cập đến các vấn đề mà dư luận đang quan tâm như người nhập cư, người tị nạn và quan điểm, biện pháp xử lý của Canada.
Các nước châu Mỹ muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto ngày 21/1 đã có cuộc điện đàm với ông Donald Trump, trong đó hai nhà lãnh đạo nhất trí ... |
Đa số người dân Canada ủng hộ áp mức thuế mới đối với hàng hóa Mỹ Đa số người dân Canada ủng hộ hoặc ủng hộ một phần việc áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa sản xuất tại ... |