TIN LIÊN QUAN | |
Liên hợp quốc sát cánh cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em | |
UNICEF cảnh báo tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng của trẻ em Madaya |
Ngày 6/7, tại Hà Nội Văn phòng đại diện UNICEF tại Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội đã phối hợp tổ chức Lễ công bố báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới 2016: Cơ hội công bằng cho mọi trẻ em.
Báo cáo đã đưa những bằng chứng cho thấy, việc đầu tư vào những trẻ em thiệt thòi nhất có thể mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho mỗi quốc gia. Ví dụ, cứ thêm mỗi năm học mà thanh thiếu niên trên toàn đất nước hoàn thành, thì trung bình sẽ giúp giảm tỉ lệ nghèo của quốc gia xuống 9%, và cứ thêm một năm trẻ được đi học sẽ giúp các em tăng thêm khoảng 10% thu nhập khi trưởng thành...
Các đại biểu và đại diện trẻ em tham gia Lễ công bố tại Hà Nội. (Nguồn: UNICEF) |
Bức tranh chân thực
Báo cáo “Tình hình Trẻ em Thế giới” đã vẽ nên một bức tranh chân thực về những gì mà các trẻ em nghèo nhất trên thế giới có được nếu các chính phủ, các nhà tài trợ, các doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế không tăng cường nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của các em. Báo cáo chỉ ra rằng, đã có những bước tiến quan trọng trong việc cứu sống trẻ em, đưa trẻ em tới trường, và giảm nghèo.
Đặc biệt, tại Việt Nam, tỉ lệ nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 10% vào năm 2014. Tỉ lệ tử vong trẻ em cũng giảm từ 36 ca trên 1.000 trẻ em sinh sống vào năm 1990 xuống còn 10 ca trên 1.000 trẻ em sinh sống vào năm 2014.
Tuy nhiên, những bước tiến này là không đồng đều và chưa công bằng. Dinh dưỡng kém đã làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em tại các vùng nông thôn Việt Nam cao gấp đôi so với các em cùng trang lứa ở khu vực thành thị, điều này có thể giải thích nguyên nhân tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các nhóm dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục gia tăng, bất chấp những tiến bộ chung của cả nước.
Ông Youssouf Abdel-Jelil – Đại diện của UNICEF tại Việt Nam cho biết, hiện có khoảng 5,5 triệu trẻ em Việt Nam là trẻ em nghèo theo phương thức tính toán đa chiều. Theo ông, tỉ lệ trẻ em chưa từng đi học vẫn khá cao, đặc biệt là ở một số dân tộc thiểu số. Ví dụ, gần 1/4 trẻ em người Mông trong độ tuổi đến trường chưa từng đi học hoặc tham gia bất kỳ hình thức giáo dục chính quy nào. Tỉ lệ tử vong của bà mẹ ở miền núi vẫn cao gấp 4 lần so với vùng đồng bằng. Hơn 60% hộ gia đình dân tộc thiểu số không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Báo cáo cũng thể hiện quan điểm rằng bất công không phải là điều không thể tránh được, cũng không phải là không thể xóa bỏ được. Nếu từ chối trao cơ hội công bằng trong cuộc sống cho hàng triệu trẻ em sẽ làm tăng thêm những vòng luẩn quẩn của sự thiệt thòi và bất bình đẳng qua nhiều thế hệ, đe dọa tương lai của cả xã hội.
Và hành động cấp thiết
Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em sớm nhất nhằm thực hiện các cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế và kiên trì thực hiện các quyền của trẻ em trên nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em và không phân biệt đối xử.
Nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về trẻ em. Ngày 5/4 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật trẻ em và sẽ có hiệu từ ngày 1/6/2017. Đây là một văn bản quan trọng tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Ông Youssouf Abdel-Jelil phát biểu. (Nguồn: UNICEF) |
Theo bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, trong 30 năm qua thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận người dân trên mọi miền của Tổ quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam nói chung, trẻ em Việt Nam nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức cả truyền thống và mới nổi như biến đổi khí hậu đối, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ với trẻ em, đặc biệt là vùng lưu vực sông Mekong, sự an toàn của trẻ em trên môi trường mạng…
Báo cáo đã nêu bật rằng, tương lai của trẻ em nghèo và thiệt thòi có thể phụ thuộc vào những cơ hội mà các em có được, nhưng khi hoàn cảnh xuất thân thường do số phận quyết định, thì cơ hội phát triển của các em lại không phụ thuộc vào số phận. Những cơ hội đó là kết quả của sự lựa chọn của chính cộng đồng, xã hội, các tổ chức quốc tế và các chính phủ.
“Việt Nam có thể lựa chọn đầu tư ngay bây giờ để mang lại cơ hội công bằng cho mọi trẻ em và để trở thành quốc gia công bằng hơn, hòa nhập hơn cho tất cả mọi người. Khi trẻ em được trao các cơ hội như nhau để phát huy tối đa tiềm năng, các gia đình hỗ trợ và quan tâm chăm sóc trẻ em thì cộng đồng sẽ lớn mạnh, và quốc gia sẽ thành công trên chặng đường tăng trưởng và phát triển”, ông Youssouf Abdel-Jelil nói.
Gánh nặng kép về dinh dưỡng Theo Báo cáo mới đây do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp ... |
Hội thảo quốc tế về giám sát quyền trẻ em độc lập Ngày 7/12, tại Bắc Giang, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên ... |
UNICEF: 40 năm vì trẻ em Việt Nam Ngày 22/9, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã ... |