Công tác chống khai thác IUU đang được cả hệ thống chính trị thúc đẩy quyết liệt. (Nguồn: Tổng cục Thủy sản) |
Cả hệ thống vào cuộc
Ngay khi EC đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai khác thì quyết tâm “gỡ thẻ vàng” là một trong những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc rất quyết liệt. Trong nhiều cuộc họp, quyết định, văn bản chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương phải hoạt động mạnh mẽ hơn, kiên quyết hơn trong xử lý các trường hợp vi phạm; khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), đánh dấu tàu cá; kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, lao động trên tàu cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, đáp ứng nhiệm vụ chống khai thác IUU; thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định của pháp luật...
Các địa phương đã tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các tàu cá "ba không" gồm: không đăng ký, không giấy phép khai thác, không đăng kiểm. Xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là đối với các tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp.
Phát biểu triển khai Tháng cao điểm IUU, đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) cho rằng, lực lượng CSB đã triển khai có hiệu quả phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, nhất là công tác tuyên truyền, vận động ngư dân, làm việc với các địa phương nên tình hình vi phạm IUU đã giảm xuống.
Thời gian qua, CSB đã tuyên truyền Luật CSB Việt Nam và các quy định về phòng, chống khai thác IUU cho hơn 2.800 tàu cá, phổ biển hơn 120 nghìn tờ rơi, sách pháp luật đến các tàu cá, ngư dân đi biển.
Lực lượng CSB thường xuyên duy trì từ 13-15 tàu thực hiện nhiệm vụ trực, tuần tra, kiểm soát chống khai thác IUU trên các vùng biển. Trong đó duy trì thường xuyên 7 tàu (2 tàu CSB, 5 tàu kiểm ngư) vùng biển giáp ranh với các nước Malaysia, Thái Lan, Campuchia.
Chín tháng đầu năm 2022, toàn lực lượng tổ chức tuần tra kiểm soát, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về IUU 49 vụ với 50 tàu, tổng số tiền phạt gần 670 triệu đồng (giảm 95 vụ với 87 tàu so với cùng kỳ năm 2021). Theo dõi, thống kê 71 vụ với 110 tàu cá Việt Nam bị các lực lượng chức năng nước ngoài bắt giữ, xử phạt (giảm 40 vụ với 78 tàu so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, Malaysia 36 vụ với 58 tàu, Campuchia 16 vụ với 22 tàu; Thái Lan 14 vụ với 20 tàu; Indonesia 5 vụ với 10 tàu.
Tuy nhiên, để triển khai quyết liệt phòng chống IUU, Cục nghiệp vụ và pháp luật (BTL CSB) cần nhanh chóng thành lập tổ công tác xuống các tỉnh ven biển tiếp tục phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, công an điều tra, xử lý những trường hợp môi giới tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, vi phạm IUU.
Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển nhấn mạnh, triển khai đợt cao điểm chống khai thác IUU, trọng tâm là ngăn chặn tàu cá ngư dân ta xâm phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; chỉ đạo lực lượng nghiệp vụ triển khai các tổ, đội, nhóm xuống cơ sở tăng cường tuyên truyền, trọng tâm tuyên truyền các đối tượng là chủ tàu, thuyền trưởng, tàu cá có nguy cơ vi phạm cao; tăng cường thêm lực lượng cảnh sát viên trên tàu kiểm ngư, để xử lý vi phạm khai thác IUU.
Theo lực lượng CSB, hiện nay qua phối hợp điều tra cơ bản, cả nước có khoảng 7.688 tàu cá có nguy cơ vi phạm cao, tập trung ở các tỉnh từ Bình Định trở vào; khi phát hiện tàu cá Việt Nam vượt ranh giới biển, kêu gọi quay trở lại vùng biển Việt Nam, đồng thời thông báo ngay cho địa phương để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật đấu tranh làm rõ.
Chỉ đạo các lực lượng trên thực địa phối hợp chặt chẽ các lực lượng hiệp đồng, cơ quan chức năng quản lý, giám sát, theo dõi chặt chẽ tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU, tàu cá tắt, tháo thiết bị giám sát hành trình trên biển, chỉ đạo các Tổ tuần tra kiểm soát; tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm khai thác IUU.
Bộ Tư lệnh CSB sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm giữa đợt cao điểm chống khai thác IUU và triển khai những biện pháp cấp bách ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.
EU không phải là ngoại lệ
Không chỉ riêng thị trường châu Âu, quy định chống khai thác bất hợp pháp đang dần trở thành yêu cầu tất yếu của nhiều thị trường lớn khác. Đơn cử như thị trường Nhật Bản, từ 1/12, quốc gia này sẽ áp dụng giấy chứng nhận, xác nhận theo quy định IUU với 4 loài thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường này, gồm: mực ống và mực nang, cá thu đao Thái Bình Dương, cá thu mackerel và cá trích.
“Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp khi sử dụng nguồn nguyên liệu đánh bắt có chứng nhận. Vì vậy cần phải có sự phối hợp, kiểm soát IUU nhịp nhàng giữa ngư dân - cơ sở thu mua - doanh nghiệp và địa phương, cơ quan chức năng. Đồng thời cần số hóa hệ thống nghề cá để lưu trữ các số liệu một cách thuận tiện hơn”, ông Thăng khuyến nghị.
Để quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm, mới đây, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1077/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”.
Doanh nghiệp chế biến hải sản nỗ lực tuân thủ về nguồn nguyên liệu. (Nguồn: Báo Hải quan) |
Đề án nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai khai thác IUU; ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của ủy ban châu Âu (EC)…
Đề án đặt mục tiêu 100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam được kiểm tra, giám sát theo quy định của Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng của FAC-2009 (Hiệp định PSMA).
Một trong những điểm nổi bật của Đề án là ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và không để tái diễn ở các năm tiếp theo. Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC.
Theo đó, cần triển khai 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án, trong đó hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách; thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU; truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản; thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế…
Trong đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện của toàn bộ tàu cá khi rời cảng, đặc biệt các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá không đủ điều kiện theo quy định tham gia khai thác hải sản;
Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; kiên quyết đấu tranh khi lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân của ta.
Công khai các tàu cá nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài; tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện
Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu (EC) làm việc với các địa phương từ ngày 20-25/10; kiểm tra trực tiếp tình hình, kết quả chống khai thác IUU tại một số tỉnh, thành phố ven biển. Chương trình làm việc sẽ tập trung vào 8 nhóm nội dung: công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; kiểm soát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển, hoạt động khai thác IUU tại cảng cá; kiểm tra thực hiện các quy định về thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, công tác quản lý vận hành và xử lý dữ liệu tàu cá bị mất kết nối và ra ngoài vùng biển Việt Nam; kiểm tra việc thực hiện các quy định về đăng ký, cấp phép khai thác cho tàu cá; kiểm tra tàu cá và giám sát sản lượng thủy sản tại cảng cá...; kiểm tra công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác cho các lô hàng đã xuất khẩu sang châu Âu; công tác quản lý cường lực khai thác của các đội tàu của địa phương phù hợp với hiện trạng nguồn lợi, bảo đảm phát triển nghề cá bền vững; kiểm soát sản lượng cập bến trên địa bàn tỉnh. Sau khi làm việc tại cảng địa phương, từ ngày 26-28/10, đoàn sẽ tiếp tục chương trình làm việc với Chính phủ, Bộ, ban, ngành liên quan về các nội dung IUU. |
| Số hóa nghề cá để khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU và hướng đến phát triển bền vững Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, cần số hóa hệ thống nghề cá để lưu trữ các số liệu, qua đó hỗ trợ quá ... |
| Các địa phương như Quảng Ngãi, Kiên Giang đang nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác thủy sản bất ... |
| Quảng Ninh gỡ được 6/7 cảnh báo 'thẻ vàng' IUU, nỗ lực 'xóa sổ' tiêu chí cảnh báo cuối cùng Trong 4 năm qua, để 'gỡ thẻ' vàng IUU, Quảng Ninh đã triển khai rất nhiều biện pháp, hành động quyết liệt chống khai thác ... |
| Gấp rút gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trong năm 2022, tạo động lực cho xuất khẩu thủy sản Việc Ủy ban châu Âu (EC) tới Việt Nam vào cuối tháng 10/2022 để kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị về IUU, ... |
| Doanh nghiệp cần chủ động, phối hợp với Thương vụ để khai thác tốt thị trường nước ngoài Chiều 30/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội nghị giao ... |